Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

I. MỤC TIÊU:

 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.

 - Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á. ( Bài tập 2 ).

 - Làm đúng bài tập (3)a.

 - Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

 II. CHUẨN BỊ:

 - Viết sẳn trên bảng lớp BT2a , BT2b

 

doc 33 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN ND: 02.5.2017
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. MỤC TIÊU:
 A. Tập đọc.
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ .
 - Hiểu ND , ý nghĩa : Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung , tấm lòng nhân hậu của chú Cuội ; giải thích các hiện tượng thiên nhiện và ước mơ bay lên cung trăng của loài người (Trả lời được các CH trong SGK) 
 B.Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý ( SGK ) 
	 - Giáo dục ý thức thuỷ chung, nhân hậu.
II. CHUẨN BỊ:
 Tranh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt động của HS
4’
2’
 29’
 7’
 6’
 20’
 2’
A- Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Mặt trời xanh của tôi, trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét HS
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh 
- Câu chuyện hôm nay sẽ đưa ra lý do đáng yêu của người xưa giải thích vì sao chú cuội lại ở trên cung trăng.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc 
a) Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài
b)Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Cho HS đọc từng câu
- Cho HS đọc đoạn
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm
- 2 nhóm đọc
- Gọi 1 HS đọc
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi ;
+Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi;
+Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
+Thuật lại những việc đã xảy ra với chú Cuội
- Cho HS đọc thầm đoạn 3
+ Vì sao chú cuội bay lên cung trăng ?
+ Em tưởng tượng chú cuội sống trên cung trăng như thế nào?
4.Luyện đọc lại 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.
- Gọi 1 HS đọc toàn bộ câu chuyện 
5. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý ( SGK ) 
a) Nêu nhiệm vụ:
Dựa vào các gợi ý trong SGK HS kể chuyện tự nhiên trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng 
b) Cho HS tập kể từng đoạn trong truyện 
- Gọi 1 HS đọc gợi ý trong SGK
- Gọi 1 HS đọc tóm tắt mỗi đoạn
- Cho HS kể theo nhóm đôi
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện
- Chọn bạn kể hay nhất.
6. Củng cố – dặn dò:
- Câu chuyện các em học hôm nay là cách giải thích các hiện tượng thiên nhiên hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.	
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại toàn bộ câu chuyện
- Xem trước bài: Mưa 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh
- HS nghe
-HS nghe
- HS đoc tiếp nối
- HS đọc tiếp nối đoạn
- HS đọc nhóm
- 2 nhóm đọc
- 1 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc. Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý .
- Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người . trong đó có con gái của một phú ông , được phú ông gã con cho 
- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét rồi mới rịt lá thuốc . Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên .
-Vợ Cuội quên lời chồng dặn đem nước giài tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới túm rể cây . Cây thuốc cứ bay lên đưa Cuội lên tận cung trăng .
- HS tự nêu
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn
- 1 HS đọc câu chuyện
-HS nghe
- 1 HS đọc gợi ý SGK
- 1 HS tóm tắt mỗi đoạn
 - HS kể theo nhóm đôi
- 3 HS kể
-HS chọn bạn kể hay nhất.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
TUẦN 34 TẬP ĐỌC ND: 04.5.2017
MƯA
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ , khổ thơ .
- Hiểu ND: tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hạot ấm cúm của gia đình trong cơn mưa , thể hiện tình yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống gia đình của tác giả ( Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ ).
 - HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm.
 * Tích hợp môi trường: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh họa bài thơ (phóng to)
 - Tranh con ếch
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
4’
 2’
12’
 8’
 7’
 2’
A- Bài cũ:
- Gọi 3 HS kể chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng
- Nhận xét HS
B- Bài mới:
1.Giới thiệu :
 Cho HS quan sát tranh . Các em đã thấy những cơn mưa. Bài thơ mưa các em đọc hôm nay vừa tả một cơn mưa ; vừa thuật lại khung cảnh sinh hoạt của một gia đình trong cơn mưa , bày tỏ tình cảm của tác giả đối với những người đang lao động trong mưa 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
a) Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS đọc từng dòng thơ
- Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài 
- Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Cho đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ các em đọc thầm 3 khổ thơ đầu. 
+Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào ? ( khổ thơ 4 )
GV: Mưa to gió lớn mọi người có dịp ngồi cùng nhau đầm ấm bên bếp lửa 
+ Vì sao mọi người thương bác ếch ?(khổ thơ 5)
+ Hình ảnh ếch gợi cho em nghĩ đến ai ?
4.Học thuộc lòng 
- GV hướng dẫn HS học thuộc 2 - 3 khổ thơ.
- Gọi 4 HS đọc
5. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi nội dung bài thơ 
- Giáo dục HS: yêu thương những người nông dân đang lặn lội làm việc trong gió mưa
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ , chuẩn bị nội dung tiết LTVC
3 HS kể chuyện 
- HS nghe 
-HS nghe
- HS đọc tiếp nối mỗi em 2 dòng thơ
- Mỗi HS đọc 1 khổ thơ 
- HS đọc chú giải.
- HS đọc nhóm
- HS đọc đồng thanh
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Mây đen lũ lượt kéo về , mặt trơi chui vào trong mây 
- Tả trận mưa giông đang xảy ra : chớp, mưa nặng hạt, cây lá xòe tay hướng làn gió mát, gió hát giọng trầm, giọng cao, sấm rền, chạy trong mưa rào .
-Cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai 
-Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa 
-Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến những cô bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa .
- HS đọc nhẩm thuộc 
- 4 HS đọc thuộc bài thơ
- Bài thơ tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
TUẦN 34 CHÍNH TẢ ND: 03.5.2017
 Tiết 67 THÌ THẦM 
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
 - Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á. ( Bài tập 2 ).
 - Làm đúng bài tập (3)a.
 - Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
 II. CHUẨN BỊ:
 - Viết sẳn trên bảng lớp BT2a , BT2b
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
4’
1’
20’
 8’
 2’
A- Bài cũ:
- GV đọc: động vật, hội họp, cái hộp, mọi vật , lỗ mội.
- Nhận xét
B- Bài mới:
1. Giới thiệu:
Nghe viết trình bày đúng bài thơ Thì thầm
2.Hướng dẫn HS nghe viết
a)Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc bài thơ
- Gọi 2 HS đọc lại
+ Bài thơ cho thấy các sự vật , con vật đều biết trò chuyện , thì thầm với nhau , đó là những sự vật con vật nào ?
+Mỗi dòng thơ có mấy chữ
+ Những chữ nào cần viết hoa
+Cách trình bày bài thơ như thế nào ?
- Cho HS đọc thầm bài thơ viết những từ dễ viết sai ra bảng con
b)Hướng dẫn HS viết bài:
 GV đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 3 lần cho HS viết vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS. Chú ý tới bài viết của những HS thường mắc lỗi chính tả.
c)Kiểm, chữa bài
GV thu vở, kiểm một số bài, sau đó nhận xét từng bài 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
a) Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Gọi 2-3 HS đọc tên riêng 5 nước Đông Nam Á
- Cho cả lớp đọc đồng thanh 
+Các em có nhận xét gì về cách viết hoa tên riêng trong bài
b) Bài tập 3a
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Gọi 2 HS thi làm đúng 
- GV + HS nhận xét
- Đằng trước – ở trên
- Giải câu đố : Cái chân
4. Củng cố – dặn dò:
- Về học thuộc câu đố . 
- Chuẩn bị bài sau : Dòng suối thức.
- Nhận xét sau tiết dạy 
HS viết bảng con
HS nghe
- HS nghe
- 2 HS đọc
- HS trả lời: Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây , hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau.
-Mỗi dòng thơ có 5 chữ
-Những chữ cái đầu dòng
-HS tự suy nghĩ trả lời
- HS viết bảng con
HS nghe và viết bài chính tả vào vở
- HS tự sửa lỗi, sửa bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- 3 HS đọc
- HS đọc đồng thanh
-Viết hoa các chữ đàu tên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.Trừ tên riêng Thái Lan. Các tên còn lại có gạch nối giữa các tiếng trong mỗi tên
Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, 
Phi-líp-pin-Xin-go-po
- 1 HS đọc
- 2 HS thi làm đúng
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
TUẦN 34 CHÍNH TẢ ND: 05.5.2017
 Tiết 68 DÒNG SUỐI THỨC
 I. MỤC TIÊU:
 - Nghe viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát. 
 - Làm đúng bài (3)b
 - Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
 - 3 tờ phiếu viết BT 3 b
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
4’
2’
20’
 8’
 1’
A- Bài cũ :
- GV đọc tên 5 nước Đông Nam Á cho HS viết bảng con.
- Nhận xét sửa sai.
B- Bài mới :
1. Giới thiệu : Tiết học hôm nay giúp các em Nghe viết đúng bài chính tả bài thơ Dòng suối thức và làm đúng các bài tập theo yêu cầu. Các em chú ý theo dõi.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài thơ.
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Nêu câu hỏi :
+ Tác giả tả giấc ngũ của mọi vật trong đêm như thế nào ?
+ Trong đêm dòng suối thức để làm gì ?
- Đây là bài thơ lục bát các em trình bày cho đúng .
- Cho HS đọc thầm bài thơ viết những chữ dễ viết sai vào tập nháp.
b)Hướng dẫn HS viết bài:
 GV đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 3 lần cho HS viết vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS. Chú ý tới bài viết của những HS thường mắc lỗi chính tả.
c) Kiểm, chữa bài
- GV thu vở, kiểm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt
3.Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài tập 3 b
- Cho HS thảo luận nhóm , làm bài trên phiếu.
- Dán phiếu trên bảng lớp.
4. Củng cố, dặn dò :
- Về xem lại bài. Mỗi chữ viết sai sửa một dòng.
- Nhận xét sau tiết dạy 
- Ôn lại bài để chuẩn bị kiểm tra
HS viết bảng con
HS nghe
- HS nghe
- 2 HS đọc
- HS trả lời miệng.
- Mọi vật đều ngủ. Ngôi sao ngủ với bầu trời , em bé ngủ với bà trong tiếng ru à ơi, gió ngủ ở ận thung xa; con chim ngủ la đà ngọn cây; núi ngủ giữa chăn mây ; quả sim ngủ ngay vệ đuờng ; bắp ngô vàng ngủ trên nương ; tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh . Tất cả thể hiện cuộc sống bình yên.
- Suối thứ ... ì ho chịu nhiều đau khổ thiệt thòi hơn mọi người, không được trêu chọc họ phải đối xử tử tế với những người tàn tật .
Hoạt động 2: Kể người thật, việc thật.
- Yêu cầu HS kể 1 vài gương người thật, việc thật kể cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét.
Kết luận: Các em phải có lòng thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ với những người chịu nhiều đau khổ do tàn tật.
3.Củng cố: Em cần phải làm gì để giúp đỡ người tàn tật?
* Qua bài này các em noi gương những người bạn có thái độ biết cảm thông, giúp đỡ với những người người tàn tật và Không đồng tình với những bạn có thái độ chưa cảm thông, giúp đỡ với những người người tàn tật. 
4.Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà sưu tầm các câu chuyện viết về nội dung ca ngợi người lao động.
- Học sinh trả lời. 
+ Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện .
- Tiến hành thảo luận nhóm .
 Câu trả lời đúng :
+Vì Hồng bị liệt cả hai chân.
+Tứ đã giúp Hồng bằng cách hằng ngày cõng bạn tới trường và từ trường cõng về nhà.
+ Trường ở xa nhà. Mỗi khi trời mưa đường trơn rất dễ ngã. Người Tứ gầy gò bé nhỏ, cõng bạn lớn hơn mình. Có hôm Tứ bị bệnh mệt nhưng Tứ vẫn qua cõng bạn đi học. 
+Vì Tứ thương Hồng bị tàn tật và liệt bạn rất khao khát được đi học.
+Mọi ngừơi đều khen ngợi và cảm phục tấm gương của Tứ đã được bạn bè khắp nơi hâm mộ và học tập theo.
Các bạn cùng lớp đã thành lập tiểu đội hàng ngày thay phiên cõng Hồng đi học.
Bác Hồ đã khen ngợi và gửi tặng huy hiệu cho 2 bạn.
+Em cần phải thông cảm với người tàn tật giúp đỡ không trêu chọc, chế giễu, nhường đường chỉ giúp đường, dẫn qua đường, xách giúp đồ đạc.
- Các nhóm HS nhận xét bổ sung .
- Học sinh kể.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
Tuần 34 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 
Tiết 67 BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I. MỤC TIÊU:
 	 - Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
 	 - Giáo dục ý thức khám phá thế giới tự nhiên.
 * Kó naêng soáng: 
 - Kó naêng tìm kieám vaø xöû lí thoâng tin: Biết xử lí caùc thoâng tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ núi, đồi, đồng bằng, ( HÑ 1)
 - Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống và khác nhau giữa đồi và núi, giữa đồng bằng và cao nguyên.( HÑ 2)
II. CHUẨN BỊ:
 - Một số tranh ảnh về sông, suối, hồ.
	 - Tranh vẽ sách giáo khoa trang 128, 129.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
 1’
18’
17’
 1’
A- Kiểm tra bài cũ:
+ Về cơ bản bề mặt Trái Đất được chia làm mấy phần.
+ Hãy kể tên sáu châu lục và bốn đại dương.
- Nhận xét phần kiểm tra.
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Bề mặt lục địa.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 - SGK.thảo luận nhóm.
+ Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy?
Kết luận: Bề mặt Trái đất không bằng phẳng, có chỗ mặt đất nhô cao (đồi, núi), có chỗ đất bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có chỗ có nước, có chỗ không.
+ Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Nước sông, suối thường chảy đi đâu?
Kết luận: Từ trên núi cao, nước theo các khe chảy thành suối. Các suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển cả.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4 - 129, nhận xét xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế.
Kết luận: Bề mặt lục địa có những dòng nước chảy (như sông, suối) và cả những nơi chứa nước (ao hồ).
- Yêu cầu HS trình bày những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên Thế giới và Việt Nam.
3- Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài: Bề mặt lục địa.
- HS trả lời
- HS quan sát tranh và thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Giống: đều là nơi chứa nước.
* Khác: hồ là nơi nước không lưu thông được, suối là nơi chảy từ nguồn xuống các khe núi, sông là nơi nước chảy có lưu thông được.
-...chảy ra biển hoặc đại dương.
* Hình 2: Sông - vì thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.
* Hình 3: Hồ.
* Hình 4: Suối - vì thấy nước chảy từ trên khe xuống, tạo thành dòng.
- Học sinh trình bày nội dung đã được chuẩn bị từ ở nhà.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
Tuần 34 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 
Tiết 68 BỀ MẶT LỤC ĐỊA ( Tiếp theo ) 
I. MỤC TIÊU:
	 	- Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối . 
 - Giáo dục ý thức tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên. 
 *Kó naêng soáng: 
 - Kó naêng tìm kieám vaø xöû lí thoâng tin: Biết xử lí caùc thoâng tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ núi, đồi, đồng bằng, ( HÑ 1)
 - Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống và khác nhau giữa đồi và núi, giữa đồng bằng và cao nguyên.( HÑ 2)
II. CHUẨN BỊ:
	 - Các hình minh hoạ trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 5’
 1’
12’
 9’
12’
 1’
A-Kiểm tra
+ Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy?
+ Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Nước sông, suối thường chảy đi đâu?
- Nhận xét phần kiểm tra.
B- Bài mới
1.Giới thiệu bài: Bề mặt lục địa.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: - Nhận biết được núi, đồi, Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và 2 - trang 130, thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
Độ cao
Đỉnh
Sườn
Núi
Đồi
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có định nhọn và sườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên sườn thoải thoải
Hoạt đồng 2: Quan sát tranh theo cặp.
Mục tiêu: Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên. Nhận ra sự giống và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3, 4, 5 và trả lời câu hỏi?
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng khác nhau về nhiều điểm như: Độ cao, màu đất.
Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên.
Mục tiêu: Khắc sâu các biểu tượng về núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
- Yêu cầu mỗi HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy.
- Giáo viên trưng bày hình vẽ của một số học sinh trước lớp.
3.Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại tất cả bài từ bài 37 để Ôn tập.
- HS trả lời
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiêu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Học sinh thảo luận theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận.
- HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy.
- Học sinh thực hành đổi giấy kiểm tra chéo.
- Học sinh nhận xét hình vẽ của bạn.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
Tuần 34 THỦ CÔNG 
ÔN TẬP CHƯƠNG III VÀ CHƯƠNG IV
I. MỤC TIÊU: 
	- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kỹ năng đan nan nong mốt và đan nong đôi đã học qua sản phẩm thực hành của học sinh 
 - Học sinh làm được 1 sản phẩm đã học. Đối với HS khéo tay làm được ít nhất 1 sản phẩm đã học; Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo
 - Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra.
II. CHUẨN BỊ:
 GV : mẫu tấm đan nong mốt, tấm đan nong đôi.
 - Tranh quy trình đan nong mốt, đan nong đôi. 
Kéo, bút chì.
 HS : giấy màu, bút chì, kéo thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
 1’
 28’
 2’
A- Bài cũ: 
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài : Ôn tập chương III và chương IV: Đan nan, Làm đồ chơi.
- Ôn lại chương III: Đan nan .
2.Nội dung Ôn tập ; 
-GV nêu đề kiểm tra : “ Em hãy đan nong mốt hoặc đan nong đôi ở chương III”
-GV giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, Kĩ năng, sản phẩm.
GV nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra: biết cách làm và thực hiện các thao tác để làm được một trong hai sản phẩm đã học. Sản phẩm phải được làm theo quy trình. Kẻ, cắt, đan đan nong mốt hoặc đan nong đôi đã học phải thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau, dán nan xung quanh tấm đan phải dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
- GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra qua thực hành cắt, đan nong mốt hoặc đan nong đôi đã học ở chương III.
GV quan sát, uốn nắn cho những HS kẻ, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Đánh giá:
Đánh giá sản phẩm hoàn thành của HS theo 2 mức độ :
+ Hoàn thành ( A ): Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối đường cắt thẳng
+Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày, trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt ( A+ )
+Chưa hoàn thành ( B ) : Thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật và chưa làm ra được sản phẩm.
3. Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và Kĩ năng thực hành và sản phẩm của HS 
Chuẩn bị : Ôn tập chương III và chương IV
Nhận xét tiết học
- Học sinh lắng nghe
-HS làm bài kiểm tra qua thựchành cắt, đan nong mốt hoặc đan nong đôi đã học ở chương III.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
SINH HOAÏT LỚP - TUAÀN 34
I. MUÏC TIEÂU
 - HS nhaän bieát sô löôïc veà keát quaû hoïc taäp trong tuaàn
 - Bieát tham gia phaùt bieåu yù kieán tröôùc lôùp
 - Ñoaøn keát, thaân aùi, giuùp ñôû baïn beø, leå pheùp vôùi thaày coâ giaùo, ngöôøi lôùn
II. CHUAÅN BÒ
 - GV chuaån bò nhaän xeùt hoïc sinh
 III. TIEÁN HAØNH SINH HOAÏT LÔÙP
1/ Neâu lí do sinh hoaït
-GV nhaän xeùt keát quaû hoïc taäp cuûa HS
-GV bieåu döông nhöõng em coù tinh thaàn thaùi ñoä hoïc toát trong tuaàn, khuyeán khích nhöõng em chöa coù keát quaû toát coá gaéng vöôït leân cuøng caùc baïn.
- GV toång hôïp nhaän xeùt keát luaän
- Goïi HS nhaéc nhieàu khuyeát ñieåm keå veà vieäc hoïc taäp cuûa caùc em
- Goïi HS khaù, gioûi, keå veà vieäc hoïc cuûa em ôû nhaø, ôû tröôøng .- GV nhaän xeùt, nhaéc nhôõ bieåu döông
2/ Keá hoaïch tuaàn tieáp
 -Tieáp tuïc duy trì só soá.
 -Toå chöùc lao ñoäng veä sinh tröôøng lôùp .
 - OÂân luyeän chuaån bò thi CHKII.
 -Thi ñua hoïc toát trong tuaàn.
- Nghe hieåu
-Nghe nhaän bieát
- Caùn söï lôùp nhaän xeùt
+ Neà neáp
+ Thaùi ñoä
+ Caû lôùp theo doûi
- HS phaùt bieåu yù kieán

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_34_nam_hoc_2016_2017_truong_tieu.doc