Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2007-2008

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2007-2008

I/ MỤC TIÊU:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

 -Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.

 -Hiểu nội dung câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.

b) Kỹ năng:

* Rèn Hs:

 -Đọc trôi chảy cả bài.

 -Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo,lối vào .

 -Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.

c) Thái độ:

Giáo dục Hs biết thương yêu cha mẹ.

B. Kể Chuyện.

 - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.

 - Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.

 - Biết nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.

II/ CHUẨN BỊ:

· GV:

 _ Tranh minh họa bài học trong SGK.

 _ Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

· HS:

 SGK, vở.

 

doc 41 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ 	hai ngày 1 tháng 10 năm 2007 
	Tiết10 - 11	Tập đọc – kể chuyện
NGƯỜI MẸ
I/ MỤC TIÊU:
A. Tập đọc.
Kiến thức: 
 -Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã..
 -Hiểu nội dung câu chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
Kỹ năng:
* Rèn Hs:
 -Đọc trôi chảy cả bài.
 -Chú ý các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo,lối vào .
 -Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.
Thái độ: 
Giáo dục Hs biết thương yêu cha mẹ.
B. Kể Chuyện.
 - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
 - Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.
 - Biết nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
II/ CHUẨN BỊ:
GV:
 _ Tranh minh họa bài học trong SGK.
 _ Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS:
 SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: “Quạt cho bà ngủ”
- Gv mời 3 Hs đọc thuộc bài “Quạt cho bà ngủ ” và hỏi.
+ Bạn nhỏ làm gì khi bà ngủ?
+ Tình cảm của hai bà cháu như thế nào?
+ Nêu nội dung bài.
+ Em thích nhất khổ thơ nào?
- Gv nhận xét,ghi điểm.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài:
 H: Em hãy kể về tình cảm và sự chăm sóc của mẹ dành cho em?
 Chúng ta ai cũng có mẹ,ai cũng yêu mẹ. Vậy hôm nay cô cùng các em tìm hiểu trong bài tập đọc:” Người mẹ”xem người mẹ yêu thương con mình như thế nào?
 Gv ghi bảng, 2-3 HS nêu tên bài.
Phát triển các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
Đoạn 1: Giọng đọc hồi hộp, thể hiện tâm trạng hoản hốt của ngưới mẹ.
Đoạn 2 và 3: Giọng đọc thiết tha, thể hiện sự sẵn lòng hy sinh của người mẹ.
Đoạn 4: Đọc chậm rãi từng câu.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
*Gv mời Hs đọc từng câu.
Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó
*Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời 4 Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện.
Gv nhắc nhở Hs nghỉ hới đúng, giọng phù hợp với nội dung.
Gv mời Hs giải thích từ mới: mấy đêm ròng, thiếp đi, lã chã, khẩn khoản.
*Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Gv theo dõi Hs, hướng dẫn Hs đọc đúng.
- Gv cho Hs các nhóm thi đọc. Lớp chia thành 4 nhóm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắn được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- GV yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1.
 + Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 2:
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
 - Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn4 
+ Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ?
+ Người mẹ trả lời như thế nào?
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi :
+ Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện:
 a) Người mẹ là người rất dũng cảm.
 b) Người mẹ không sợ thần chết.
 c) Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
- Gv nhận xét,chốt lại:cả 3 ý điều đúngvì người mẹ rất dũng cảm rất yêu thương con.Song ý đúng nhất là ý 3: Người mẹ có thể làm tất cả vì con.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học, qua việc các em sắm vai từng nhân vật.
- GV đọc lại đoạn 4.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm( mỗi nhóm 3 Hs) theo các vai(người dẫn truyện, Thần Chết, bà mẹ). Hs đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời các nhân vật.
- Những chỗ cần nghỉ hơi, nhấn giọng.
Thấy bà, / Thần chết ngạc nhiên / hỏi: //
Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?//.
Bà trả lời: //
Vì tôi là mẹ, // Hãy trả con cho tôi. // 
- Gv nhận xét , công bố bạn nào đọc hay nhất.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Dựa vào phần phần phân vai Hs có thể kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
- Gv hướng dẫn cho Hs, chuyện có 6 vai: người dẫn truyện, bà mẹ, Thần đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
- Gv mời Hs thi dựng lại câu chuyện theo vai
- Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs đọc từng câu.
HS đọc từ khó.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải nghĩa từ.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải.
Hs đọc thầm đoạn 1:
Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm tối nói cho bà biết: con bà đã bị thần chết bắt. Bà cầu xin thần đêm tối chỉ đướng cho bà đuổi theo thần chết.
1 Hs đọc đoạn 2.
Bà chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm bụi gia vào lòng để sưởi ấm nó..
Hs đọc thầm đoạn 3:
Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước: khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ đi xuống hồ.
Hs đọc đoạn 4.
Vì bà là mẹ, người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi thần chết trả con cho mình.
Đại diện các nhóm lên cho ý kiến của mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hs theo dõi
Hai nhóm thi đọc truyện theo vai.
Hs nhận xét.
Các nhóm tiến hành đọc theo vai của mình.
Hs nhận xét.
PP: Thực hành, trò chơi.
Hs tự lập nhóm 6 và phân vai.
Hs tiến hành kể trình tự câu chuyện theo vai.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò.
?: Theo em chi tiết bụi gai đâm chồi nảy lộc,nở hoa giữa mùa đông buốt giá và chi tiếtđôi mắt bà mẹ biến thành hai viên ngọc có ý nghĩa gì?
 - Về luyện đọc lại câu chuyện,kể cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài: Oâng ngoại.
Nhận xét bài học.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
	Tiết 16 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng trừ các số có ba chữ số, các phép nhân chia.
- Củng cố kĩ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
- Giải toán về tìm phần hơn.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính cộng, trừ, nhân chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ:
	* GV: Bảng phụ.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách đặt tính dọc, cách tìm thưà số, số bị chia
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. Hai Hs lên bảng làm, nêu cách tính.
 - Gv nhận xét, chốt lại:
 a) 415 + 415 = 830 356 – 156 = 200.
 b) 234 + 432 = 666 652 – 126 = 526.
 c) 162 + 370 = 532 728 _ 245 = 483
 Bài 2:Tìm x
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu bài. 
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm số bị chia.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài. Hai hs lên bảng làm
- Gv nhận xét, chốt lại bài đúng. 
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4. 
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết cách tính giá trị biểu thức, củng cố về cách giải toán hơn kém.
 Bài 3:Tính
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv yêu cầu Hs làm bài. Hai Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét:
 Bài 4:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
+ Muốn biết thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải làm thế nào?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Luyện tập, thực hành, gợi mở, hỏi đáp.
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Học sinh tự giải vào vở.
3 Hs lên bảng làm bài.
a. 415 356 b. 234 652 c.162 728 
 + 415 -156 +432 - 126 +370 -245
 830 200 666 526 532 483 
Cả lớp theo ,nhận xét bài của bạn.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nhắc lại.
HaiHs lên bảng làm bài,lớp làm vào vở.
Hs nhận xét.
 X x 4 = 20 X : 8 = 4
 X = 20 :4 X = 8 x 4
 X = 5. X = 32
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm vào vở.Hai hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
a.5x9+27=45+27 b.80:2–13=40–13 
 = 72 = 27
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Số lít dầu thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ nhất.
Ta phải lấy số dầu của thùng thứ 2 trừ đi số dầu của thùng thứ nhất.
Hs làm bài. 1 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
 Bài giải
 Số dầu thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ nhất là:
 160 – 125 = 135 (lít)
 Đáp số: 125 lít
Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài: Kiểm tra 1 tiết.
Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
	Tiết 9 Chính tả
NGHE – VIẾT : NGƯỜI MẸ
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện “ Người mẹ” (62 tiếng).
- Biết viết hoa các chữ đầu câu và các tên riêng. 
- Viết đúng các dấu câu.
Kỹ năng: Rèn Hs làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu hoặc dễ lẫn: d/gi/r hoặc ă/ăng.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ CHUẨN BỊ:
	* GV: Ba băng giấy nội dung BT2.
	 Vở bài tập.
 * HS: VBT, bút.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Chị em.
- GV mời 3 Hs lên viết bảng :ngắc cứ, ngoặc kép, mở cửa, đổ vỡ .
- Y/c HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi  ...  * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
 36 * Vậy 12 nhân 2 bằng 36.
- Khi thực hiện phép nhân này ta bắt đầu từ đâu?
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2 
 - Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng các bài toán phép nhân.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu 5 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vaò vở.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
*Bài 2:
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó tự làm bài.
- Gv mời 4 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét:
* Hoạt động 3: Làm bài 3
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết giải bài toán cólời văn.
 Bài 3:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
+ Có tất cả mấy hộp chì màu?
+ Mỗi hộp có mấy bút?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu Hs tự giải vào vở.1Hs lên bảng làm bài.
- Gv chốt lại:
* Hoạt động 4: 
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại cách tính nhân.
Bài 4: 
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
Đặt rồi tính.
 33 x 2 ; 22 x 3 ; 42 x 2 ; 34 x 2.
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
Hs đọc phép nhân.
Chuyển phép nhân thành tổng: 12 + 12 = 36.
Một Hs lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
Từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
5 Hs lên bảng làm bài.Cả lớp làm vàovở .
 24 22 11 33 20
 x 2 x 4 x 5 x 3 x 4
 48 84 55 99 80
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào VBT.
 4 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
 32 11 42 13
 x 3 x 6 x 2 x 3
 96 66 84 39
PP: Luyện tập, thực hành, gợi mở, hỏi đáp.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Có 4 hộp chì màu.
Mỗi hộp có 12 bút màu.
Số bút màu có trong 4 hộp.
Hs làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng làm.
 Tóm tắt: 
1 hộp:12bút 
4 hộp: ? bút 
 Bài giải: 
 Số bút chì màucó tất cả là:
 12 x 4 = 48 (bút màu).
 Đáp số: 48 bút màu
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hai nhóm thi làm toán.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 2, 3
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
	Tiết8	Tự nhiên và xã hội
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
 I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
- So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
Kỹ năng: 
- Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
c) Thái độ: 
 - Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Hình trong SGK tran g 16, 17.
	* HS: SGK, vở.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Hoạt động cơ quan tuần hoàn.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Em hãy chỉ động mạch và tĩnh mạch, mao mạch trên sơ đồ.
 + Chức năng của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn bé. 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Trò chơi vận động.
- Mục tiêu: So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
- Gv nói với Hs lưu ý nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi :
- Lúc đầu Gv cho Hs chơi trò vận động chơi ít. Ví dụ là trò chơi “ Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”. 
- Trò chơi này chỉ cần người chơi đứng tại chỗ, nghe và làm một số động tác tay.
- Sau khi Hs chơi xong. Gv hỏi: Các em cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay 
Bước 2: 
- Gv cho Hs chơi trò chơi có vận động nhiều. Ví dụ yêu cầu Hs làm vài động tác nhảy, chạy nhanh.
- Sau khi Hs chơi xong Gv đặt câu hỏi cho Hs thảo luận : So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
- Gv chốt lại. 
=> Khi ta vận động mạnh thì nhịp đập của tim nhanh hơn bình thường. vì vậy lao động, vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim. Tuy nhiên nếu lao động quá sứ, tim có thể mệt, có hại cho sức khỏe.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Hs nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Có ý thức tập thể dục, vui chơi, lao động vừa sức.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 19 và trả lời các câu hỏi:
+ Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động vừa sức?
+ Theo em những trạng thái xúc cảm nào làm cho tim đập mạnh hơn?
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, mang giầy dép quá chật?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại.
=> Tập thể dục, đi bộ có lợi cho tim mạch.
 + Cuộc sống vui vẽ tránh những cảm giác mạnh hay tức giận.
+ Nên ăn những loại thức ăn các loại rau quả, thịt bò, thịt gà, lợn ... các thức ăn chứa nhiều chất béo, chất kích thích sẽ có hại cho tim.
PP: Trò chơi, hỏi đáp.
Hs chơi trò chơi.
Mạch đập và nhịp tim của các em có nhanh hơn một chút.
Hs thảo luận.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs trao đổi với nhau.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
 5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Phòng bệnh tim mạch.
Nhận xét bài học.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết4	Tập làm văn
NGHE KỂ – DẠI GÌ MÀ ĐỔI
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng đọc hồn nhiên.
Kỹ năng: Điền đúng nôi dung vào mẫu điện báo.
Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quý cuộc sống gia đình.
II/ CHUẨN BỊ:	
 * GV: Tranh minh họa Dại gì mà đổi.
	 Bảng lớp viết 3 câu hỏi để giúp Hs kể chuyện.
 Mẫu điện báo photo
 * HS: VBT, bút.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: 
- Gv gọi 1 Hs kể về gia đình của mình với một người bạn mới quen.
- Gv gọi 2 Hs đọc đơn xin phép nghỉ học.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs kể rõ ràng mạch lạc câu chuyện
+ Bài tập 1: 
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho Hs quan sát tranh minh họa
- Gv kể chuyện . kể xong Gv hỏi:
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời như thế nào?
+ Vì sao cậu bé nghỉ như vậy?
- Gv kể lần 2.
- Gv mời 1 Hs kể lại.
- Gv mời 4 Hs thi kể chuyện.
- Gv nhận xét , bình chọn người kể tốt nhất.
 * Hoạt động 2: Làm câu 2.
- Mục tiêu: Giúp các em điền đúng nội dung của điện báo.
+ Bài tập 2:
 - Gv yêu mời Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv hỏi:
 + Tình huống cần viết điện báo là gì?
 + Yêu cầu của bài là gì?
- Gv hướng dẫn Hs điền nội dung vào mẫu: 
+ Họ, tên , địa chỉ của người nhận.
+ Họ, tên, địa chỉ người gửi.( cần chuyển thì ghi, không thì thôi).
+ Họ tên địa chỉ người gửi ( ở dòng dưới)
- Gv mời 2 Hs nhìn mẫu điện báo làm miệng.
- Gv cho cả lớp viết vào vở nội dung theo yêu cầu của bài tập.
- Gv chấm 5 bài của Hs làm xong trước.
- Gv nhận xét bài làm Hs.
- Gv cho điểm , tuyên dương bài viết đúng
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hs xem tranh.
Vì cậu rất nghịch.
Mẹ sẽ chẳng đồi được đâu.
Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
Hs chép các gợi ý.
Hs kể chuyện.
Đại diện 4 bạn lên thi.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Em được đi chơi xa. Trước khi đi, ông bà, bố mẹ lo lắng , nhắc em phải gởi điện baó về ngay. Đến nơi em gởi điện báo cho cả nhả yên tâm.
Dưạ vào mẫu điện báo, em viết vào họ tên, điạ chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.
Cần viết chính xác cụ thể. Đây là phần bắt buộc phải có.
Phần này nếu không cần thì không ghi.
Người gửi phải ghi đầy đủ, để Bưu điện khi gặp khó khăn khi chuyển sẽ liên lạc.
2 Hs làm miệng vào mẫu điện bùao.
Hs làm vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
SƠ KẾT TUẦN 4
	I. MỤC TIÊU
	-Hs có thói quen về nề nếp tự quản, thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần để cùng nhau tiến bộ.
	-Nắêm được kế hoạch tuần 4
	II. NỘI DUNG SINH HOẠT
	Nhận xét các hoạt động trong tuần.
Lớp trưởng nhận xét chung:
Các tổ trưởng nhận xét bổ xung,tổ viên ý kiến
Gv nhận xét:	
 1.Đạo đức:
	-Trong tuần hầu hết các em chăm ngoan, lễâ phép.
 -Đoàn kết với nhau trong học tập và sinh hoạt .
 - Các em biết vâng lời cô giáo và người lớn.
	-Các em thực hiện tốt an toàn giao thông, không có em nào ăn quà vặt.
 	-Ngoài ra còn 1 số em còn nói chuyện riêng: Chinh,Nam,Loan,An
 2.Học tập :
	 -Đa số các em chăm học, đi học chuyên cần.
 - Biết giữ, bảo quản sách vở cẩn thận. 
	- Học bài và làm bài đầy đủ, hăng say phát biểu bài.
 - Bên cạnh đó còn nhiều em quên bảng con như em :Lai,Lan Nhi
	3. Các hoạt động khác:
	-Các em tham gia tốt phong trào 1’ nhặt rác,sinh hoạt 15’đầu giờ thường xuyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc