Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp không chia cột)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp không chia cột)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức, kĩ năng:

 - HS biết được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương của Lan.

- Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương phù hợp với lứa tuổi.

2.Năng lực, phẩm chất:

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

- HS có cơ hội thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

- HS có cơ hội hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

 

doc 43 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp không chia cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2022
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ - VUI TẾT TRUNG THU
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày Tết trung thu. 
Tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ hoặc cổ vũ các bạn. 
2. Năng lực, phẩm chất:
Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
Nhận thức được ý nghĩa của ngày Tết trung thu. 
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
a. Đối với GV
Nhắc HS mặc đúng đồng phục, quần áo gọn gàng, lịch sự. 
b. Đối với HS: 
Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
Biểu diễn các tiết mục văn nghệ. 
Tham gia các cuộc thi liên quan đến ngày tết Trung thu. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động: (3-5p ) - GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
2.Hoạt động 2 : Khám phá (23-25p) 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- GV hướng dẫn HS ổn định hàng ngũ, ngồi ngay ngắn đúng vị trí của mình, nghe GV phổ biến hoạt động của Sao Nhi đồng. 
- Nhà trường phổ biển triển khai một số nội dung liên quan đến ngày tết Trung thu:
+ Kể cho HS nghe những câu chuyện hay và ý nghĩa về tết Trung thu. 
+ Tổ chức múa, hát, rước đèn cho HS toàn trường. 
+ Tổ chức cuộc thi bày mâm cỗ trung thu
. - HS lắng nghe, tham gia vào các hoạt động múa hát, rước đèn, bày mâm cỗ trung thu. 
3. Hoạt động Vận dụng: (3-5p) 
- Tham gia tết trung thu em có vui không ?
- HS chia sẻ 
- GV tuyên dương các tập thể lớp và cá nhân có thành tích trong học tập và rèn luyện nền nếp, thực hiện nội quy ngay từ đầu năm học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : 
________________________________________________
TIẾNG VIỆT
 BÀI 7: CÂY XẤU HỔ 
Đọc (Tiết 1+2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc đúng lời người kể chuyện trong bài Cây xấu hổ với ngữ điệu phù hợp.
- Hiểu nội dung bài: nhận biết được đặc điểm của cây xấu hổ qua bài đọc và tranh minh hoạ, nhận biết được các nhân vật, sự việc và các diễn biến trong câu chuyện
2. Năng lực, phẩm chất
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, sự việc và diễn biến trong chuyện.
- Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Khởi động (3- 5p) 
- Đọc lại một đoạn trong bài Một giờ học và nêu nội dung của đoạn đó.
- Gọi Hs nhận xét
- Cho HS quan sát tranh: 
- GV hỏi:
+ Em biết gì về loài cây trong tranh ?
+  Dựa vào tên bài đọc và tranh minh hoạ, thử đoán xem loài cây có gì đặc biệt?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Trong tiết học hôn nay chúng mình sẽ làm quen với một loài cây mang tên Cây xấu hổ vì quá nhút nhát nó đã khép mắt lại không nhìn thấy một con chim xanh tuyệt đẹp để rồi tiếc nuối
2.Hoạt động 2: Khám phá (27- 30p) 
1. Đọc văn bản.
 - GV hướng dẫn cả lớp:
+ Quan sát tranh minh họa bài học, nêu nội dung tranh.
+ GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
+ HS đọc thầm theo
+ GV nêu một số từ khó phát âm: xung quanh, xanh biếc, lóng lánh, xuýt xoa
+ HS đọc tiếng khó
+ GV HD HS đọc câu dài
+ GV HD HS chia đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến không có gì lạ thật.
- Đoạn 2: Phần còn lại
+ HS tiếp nối đọc đoạn trước lớp
+ GV HD HS hiểu nghĩa các từ ở chú giải
Làm việc theo cặp
+ HS luyện đọc theo cặp trong nhóm đôi
+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn
TIẾT 2
1. Hoạt động 1: Khởi động, ( 2- 3p) 
- Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi : Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang. 
2.Hoạt động 2: Khám phá (10- 12p) 
Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.32
- HS lần lượt đọc.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Nghe tiếng động lạ cây xấu hổ đã làm gì?
+ Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?
+ Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?
+ Câu văn nào cho thấy cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ Nghe tiếng động lạ cây xấu hổ đã co rúm mình lại
+ Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện một con chim xanh biếc toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi vội bay đi ngay.
+ Do cây xấu hổ nhút nhát đã nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp.
+ Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2-3 HS đọc.
- Nhận xét, khen ngợi.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành(13- 15p)
a. Luyện đọc lại. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2-3 HS đọc.
- Nhận xét, khen ngợi.
b. Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, thống nhất kết quả: đẹp, lóng lánh, xanh biếc
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32.
- 1-2 HS đọc.
- Yc HS thảoluận cặp đôi tưởng tượng mình là cây xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc
- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện luyện nói theo yêu cầu.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên chia sẻ
- 3-4 nhóm lên chia sẻ
VD: Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để được thấy con chim xanh./ Mình rất tiếc vì đã không thể vượt qua được nỗi sợ của mình./ Mình rất tiếc vì quá nhút nhát nên đã nhắm mắt lại và không được nhìn thấy con chim xanh.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (3- 5p)
- Hôm nay các em học bài gì ?
- GV động viên những HS còn hay rụt rè, nhút nhát.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : 
.......................................................................................................................................................................................................................................................... 
____________________________________________
ĐẠO Đ ỨC
BÀI 2: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức, kĩ năng:
 - HS biết được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương của Lan.
- Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương phù hợp với lứa tuổi.
2.Năng lực, phẩm chất:
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
- HS có cơ hội thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
- HS có cơ hội hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động: (3-5p ) 
- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Màu xanh quê hương.
- HS thực hiện.
- Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát?
- HS chia sẻ.
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành(23-25p)
*Bài 1: Lựa chọn việc nên làm, việc không nên làm để thể hiện tình yêu quê hương.
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.12, YC thảo luận nhóm đôi, nêu việc nên làm hoặc không nên làm để thể hiện tình yêu quê hương, giải thích Vì sao.
- HS thảo luận theo cặp.
- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh.
- 2-3 HS chia sẻ.
+ Tranh 1: vứt rác ra biển; Vì sẽ làm ô nhiễm môi trường biển.
+ Tranh 2: hái hoa; vì sẽ khiến cảnh vật xấu đi.
+ Tranh 3: vẽ lên tường ngôi chùa; vì làm xấu tường.
+ Tranh 4: thi hát về quê hương; ca ngợi quê hương.
- GV chốt câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Bài 2: Xử lí tình huống.
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.12-13, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 3 tình huống của bài.
- YCHS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4:
Tình huống 1: nhóm 1, 2.
Tình huống 2: nhóm 2, 3.
Tình huống 3: nhóm 4, 5, 6.
- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.
- Các nhóm thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
*Bài 3: Đưa ra lời khuyên cho bạn.
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.13, đọc lời thoại ở mỗi tranh.
- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- HS trả lời cá nhân:
+ Tranh 1: Về quê thường xuyên để thăm ông bà, thăm họ hàng.
+ Tranh 2: Ai cũng đều có quê hương, chúng mình cần biết chan hoà, không được chê bạn bè.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Vận dụng:(3- 5p)
- Hôm nay em học bài gì?
- HS chia sẻ.
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : 
_______________________________________________
TOÁN
PHÉP CỘNG ( QUA 10) TRONG PHẠM VI 20 - TIẾT 16
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết được phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20. Tính được phép công (qua 10) bằng cách nhẩm hoặc tách số.
- Hình thành bảng cộng vận dụng vào giải các bài toán thực tế có liên quan.
2.Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
- HS có cơ hội thể hiện năng lực tính toán của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU::
1.Hoạt động 1 : Khởi động (3-5p) 
- Gv cho học sinh hát một bài 
- Gợi mở để dẫn dắt học sinh vào bài học 
2.Hoạt động 2: Khám phá (8 - 10p)
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.26:
+ Nêu bài toán?
+ Bài cho biết gì?
+ Bài YC làm gì?
+ GV đưa phép tính 9 + 5 = ?
+ Để tính tổng phép tính trên , ta làm như thế nào?
- 2-3 HS trả lời.
 + Bài yêu cầu đi tìm tổng số hoa của hai lọ.
 + Hs chia sẻ. (tính nhẩm hoặc tách tổng)
+GV cho HS so sánh 2 cách tính.
+ GV đưa thêm ví dụ : 
Cho phép tính 8 + 3 = ? . Yêu cầu Hs thực hiện theo 2 cách rồi so sánh 2 cách.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra.
- GV chốt kiến thức.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành ( 13-15p)
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS dùng cách tách số tương tự trong phần trên để tính được :
 a. 9 + 6 =15 b. 8 + 6 = 14.
- YC HS làm bài vào vở 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
* GV chốt ý
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: 
a. Yêu c ...  kì các đề toán cho bốn khối 1, 2, 3, 4, 5 cho tất cả học sinh trong nhà trường tham gia giải. Bạn nào có kết quả giải chính xác và nhanh nhất sẽ được chọn trao giải thưởng cho kỳ đó(không hạn chế số lượng tham gia và lần giải). Các bạn có thể xem và chép đề thi hàng kì tại bảng tin của câu lạc bộ tại sân trường.
- GV giới thiệu cho HS về các câu lạc bộ thường được tổ chức trong trường tiểu học: Câu lạc bộ Toán học, Câu lạc bộ em yêu sách, Câu lạc bộ thể dục thể thao,...
- GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh về hoạt động của các câu lạc bộ để hỏi - đáp nhau về hoạt động, cảm xúc của các HS khi tham gia câu lạc bộ đó.
+ Hoạt động của câu lạc bộ đó như thế nào?
- HS trình bày. 
+ Em nghĩ mình có thể làm tốt hay gặp khó khăn khi tham gia cau lạc bộ đó: làm tốt (hòa đồng, vui vẻ, thân thiện với các thành viên trong câu lạc bộ,...), khó khăn (thời gian chưa phù hợp,...). 
+ Bạn có cảm xúc gì khi tham gia câu lạc bộ?
 Kết luận:Câu lạc bộ trong trường học bao gồm nhiều bạn HS có cùng sở thích, năng khiếu và tự nguyện tham gia. Tham gia câu lạc bộ giúp các em luôn vui vẻ, phát triển năng khiếu và được cùng bạn thực hiện các hoạt động học tập và vui chơi bổ ích.
*Chia sẻ mong muốn tham gia câu lạc bộ
GV hướng dẫn HS:
+ Mỗi bạn dùng kéo cắt các hình bông hoa bằng giấy màu.
+ Viết lên mỗi bông hoa tên một câu lạc bộ và các hoạt động mà em muốn được tham gia trong câu lạc bộ đó.
(2) Làm việc cặp đôi:	
- GV hướng dẫn từng cặp HS quay sang chia sẻ với nhau về mong muốn tham gia câu lạc bộ của bản thân. 
(3) Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS dán bông hoa thể hiện mong muốn của bản thân lên tờ giấy A0 của lớp. 
- GV mời 2 đến 3 cặp HS chia sẻ về mong muốn của bản thân trước cả lớp. GV hướng dẫn HS chia sẻ theo gợi ý: 
+ Em thích nhất câu lạc bộ nào? Tại sao?	
+ Em nghĩ mình có thể làm tốt hay gặp khó khăn gì khi tham gia cau lạc bộ đó? Vì sao?
+ Em sẽ làm gì để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân khi tham gia câu lạc bộ đó?
- GV yêu cầu HS so sánh và tìm ra các câu lạc bộ được nhiều bạn trong lớp mong muốn tham gia. 
- HS so sánh, tìm ra các câu lạc bộ được nhiều bạn trong lớp mong muốn tham gia. 
Kết luận:Tham gia câu lạc bộ là sự tự nguyện của mỗi HS. Mỗi em đều có những sở thích, sở trường khác nhau. Khi tham gia câu lạc bộ, các em cần thể hiện sự tự tin, chăm chỉ, tích cực và đoàn kết với tất cả các thành viên trong câu lạc bộ.
Hoạt động Vận dụng: (3-5p)
- GV phổ biến nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ với bố mẹ, người thân về các câu lạc bộ trong trường và mong muốn của em khi được tham gia câu lạc bộ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : 
.........................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2022
TOÁN
Bài 8: BẢNG CỘNG QUA 10 - TIẾT 20
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Hình thành được bảng cộng ( qua 10) qua việc hệ thống lại các phép cộng (qua 10) đã học thành một bảng.
- Vận dụng bảng cộng ( qua 10) vào tính nhẩm, giả các bài tập hoặc bài toán thực tế lien quan đến phép cộng ( qua 10)
2.Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
- HS có cơ hội thể hiện năng lực tính toán của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU::
1.Hoạt động 1 : Khởi động (3-5p) 
- GV gọi 2HS lên bảng điền kết quả các phép tính 9 + 4 và 8 + 5. ( có nêu cách tính)
- GV nhận xét, tuyên dương
- Gợi mở để dẫn dắt học sinh vào bài học 
2.Hoạt động 2: Khám phá ( 8-10p)
- GV nêu đưa ra câu chuyện Mai và Rô-bốt cùng hoàn thành các phép cộng ( qua 10) đã học ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6) ( GV cho 2 HS đóng vai Mai và Rô – bốt để hỏi đáp)
+ Mai: Bạn hãy nêu cho tớ cách tính 9 + 2?
+ Rô-bốt: Tách 2 = 1 + 1; lấy 9 + 1 = 10 rồi cộng thêm 1 được kết quả là 11. Nhờ bạn nêu cho tớ cách tính 8 + 6?
+ Mail: Tách 6 = 2 + 4; lấy 8 + 2 = 10 rồi cộng thêm 4 được kết quả là 14.
+ Mai: ( hỏi lớp) nêu giúp mình cách tính 7 + 5 và 6 + 6
-GV nhận xét, tuyên dương.
GV hỏi: Các phép cộng ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6) có đặc điểm chung nào?
- HS: là các phép cộng có kết quả lớn hơn 10.
Hãy hoàn thành luôn bảng cộng ( qua 10).
 GV yêu cầu HS nêu cách tính 9 + 3; 7 + 5; 
5 + 7; 3 + 9
GV gọi HS nối tiếp nêu các phép cộng trong bảng công ( qua 10).
*GV chốt cách tính các phép cộng (qua 10).
3.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (13-15p)
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
? Đề bài yêu cầu gì? 
? Thế nào là tính nhẩm?
- GV yêu cầu HS nhẩm nhanh kết quả của các phép tính.
- GV gọi HS nối tiếp nêu kết quả của từng phép tính.
? Hãy nêu cách nhẩm của phép tính 9 + 5; 7 + 6
- GV nhận xét, tuyên dương.
*GV chốt các phép cộng trong bảng công ( qua 10)
Bài 2:
-GV tổ chức thành trò chơi “Tìm cá cho mèo”:
- GV nêu tên trò chơi; phổ biến cách chơi, luật chơi và chia đội.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS 
Chú ý: Ở bài này GV có thể đưa thêm các phép công ( qua 10) để cho HS luyện tập thêm.
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV: Đề bàAi cho ta nhiều đèn lồng. Trên mỗi đèn lồng đều ghi một phép tính cộng thuộc bảng cộng ( qua 10). 
? Đề bài yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhẩm kết quả của phép tính ở mỗi đèn lồng.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nêu lần lượt kết quả các phép tính ghi ở từng đèn lồng.
? Các đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau? Và bằng bao nhiêu?
- HS trả lời:7 + 5; 4 + 8; 9 + 3 có kết quả bằng nhau ( bằng 12).
? Trong bốn đèn lồng màu đỏ, dèn lồng nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
? Đèn lồng ghi phép tính có kết quả bé nhất?
-GV nhận xét, tuyên dương.
*GV chốt ý
4. Hoạt động 4: Vận dụng(3 - 5p)
- GV tổ chức cho HS chơi “ Xì điện” nối tiếp nêu các phép tính trong bảng cộng qua 10.
- Hôm này chúng ta học bài gì?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS xem trước bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : 
___________________________________________
TIẾNG VIỆT
 TLV: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT HOẠT ĐỘNG THỂ THAO HOẶC MỘT TRÒ CHƠI DÂN GIA
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi dân gian đã tham gia.
2.Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về hoạt động thể thao, một trò chơi dân gian
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua hoạt động, trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động 1: Khởi động (3-5p) 
- Cho HS hát bài hát: Tập thể dục buổi sáng.
- ? Nêu tác dụng của việc tập thể dục buổi sáng?
- HS hát và vận động theo bài hát
- HS chia sẻ
- Nhận xét, giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Luyện tập , thực hành (45p) 
*Nói về hoạt động trong tranh
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- 1-2 HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- 1-2 HS trả lời.
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Hoạt động các bạn tham gia là gì?
(Các bạn đang chơi nhảy dây, kéo co, đá cầu).
+ Hoạt động đó cần mấy người?
(Hoạt động đó cần từ 3 người trở lên)
+ Dụng cụ để thực hiện hoạt động là gì?
(dụng cụ thực hiện các hoạt động đó là: dây để nhảy, cầu để đá, dây để kéo)
+ Em đoán xem các bạn cẩm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó.
(Các bạn cảm thấy vui, khoẻ, hào hứng, thích thú).
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- 2-3 cặp thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Viết đoạn văn kể về hoạt động thể thao
- GV gọi HS đọc YC bài.
-1-2 HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- 1-2 HS trả lời.
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.19.
- HS làm bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- HS chia sẻ bài.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Đọc mở rộng ( 13-15p)
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- 1-2 HS đọc.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện.
- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện về hoạt động thể thao
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- HS chia sẻ theo nhóm 4
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- HS thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
Hoạt động 3: Vận dụng ( 3-5p)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài của tuần sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : 
..........................................................................................................................................................................................................................................................
 _______________________________________
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
HS có khả năng tự nhận xét và đánh giá bản thân về những điều đã đạt đươc sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học.
2. Năng lực, phẩm chất:
Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học. 
- Trả lời được câu hỏi GV đặt ra. 
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Đối với GV
Tivi, máy tính
Đối với HS: 
SGK Hoạt động trải nghiệm. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động: (3-5p ) 
GV điều hành lớp và nêu hoạt động Điều em học được từ chủ đề Trường tiểu học. 
2.Hoạt động 2 : Khám phá (23-25p) 
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi về những hoạt động và cảm xúc của HS khi tham gia chủ đề Trường tiểu học.
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học bằng cách trả lời câu hỏi: 
+ Em thích hoạt động nào nhất trong chủ đề này? Tại sao?
+ Em thích nhưng hoạt động nào trong sinh hoạt Sao?	
+ Em đã làm gì đề duy trì nền nếp học tập?
+ Em sẽ làm gi để học tập tốt hơn?
3. Hoạt động Vận dụng: (3-5p) 
- GV tuyên dương các tập thể lớp và cá nhân có thành tích trong học tập và rèn luyện nền nếp, thực hiện nội quy ngay từ đầu năm học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_04_nam_hoc_2022_2023_ban_khong_c.doc