Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giải các câu đố và kể được tên một vài hoạt động diễn ra trong dịp Tết trung thu, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài.

- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật trong mùa thu, cùng bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.Tìm đọc một bài văn về trường học.

- Nghe-viết đúng một đoạn trong bài: Cậu học sinh mới, biết cách viết hoa địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr, ươc/ươt.

- Tìm được từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm.

- Đặt được câu và xác định được các bộ phận của câu nêu đặc điểm.

- Đặt được tên cho bức tranh và nói được về ngôi trường em mơ ước.

2. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: mến bạn, yêu trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- KHBD. SGK, VBT, SGV

- Tranh ảnh, video clip về một vài sự vật, hoạt động thường thấy trong dịp Tết trung thu.

- Thẻ từ để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.

- Máy tính, máy chiếu.

docx 43 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 4 LỚP 3C
 NĂM HỌC: 2022- 2023 
****************************
 Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
26/09
Chiều
1
TV (tiết 1)
Mùa thu của em (tiết 1)
2
TV (tiết 2)
Mùa thu của em (tiết 2)
3
Toán
Hình tam giác. Hình tứ giác
4
Mĩ thuật
GV chuyên
5
SHĐT
Chủ điểm: Truyền thống nhà trường, chào mừng năm học mới
Ba
27/09
Chiều
1
TV (tiết 3)
Mùa thu của em (tiết 3)
2
Tiếng Anh
GV chuyên
3
Tiếng Anh
GV chuyên
4
Âm nhạc
GV chuyên
5
Toán
Khối hộp chữ nhật. Khối lập phương
Tư
28/09
Chiều
1
TV (tiết 4)
Mùa thu của em (tiết 4)
2
TV (tiết 5)
Hoa cỏ sân trường (tiết 5)
3
Toán
Xếp hình (Tiết 1)
4
Thể dục
GV chuyên
5
HĐTN
Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu” (Tiết 1)
Năm
29/09
Chiều
1
Đạo đức
An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông (Tiết 2)
2
TV (tiết 6)
Hoa cỏ sân trường (tiết 6)
3
Toán
Xếp hình (Tiết 2)
4
TNXH
Giữ vệ sinh xung quanh nhà (Tiết 1)
5
HĐTN
Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu” (Tiết 2)
Sáu
30/09
Chiều
1
TV (tiết 7)
Hoa cỏ sân trường (tiết 7)
2
Toán
Xem đồng hồ (Tiết 1)
3
TNXH
Giữ vệ sinh xung quanh nhà (Tiết)
4
5
SHL (HĐTN)
Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu” (Tiết 3)
 Giáo viên chủ nhiệm
TUẦN 4: Thứ hai, ngày 26 tháng 09 năm 2022 
TIẾNG VIỆT
Chủ điểm 2: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
BÀI 3: MÙA THU CỦA EM (tiết 1 + 2)
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giải các câu đố và kể được tên một vài hoạt động diễn ra trong dịp Tết trung thu, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài. 
- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật trong mùa thu, cùng bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.Tìm đọc một bài văn về trường học.
- Nghe-viết đúng một đoạn trong bài: Cậu học sinh mới, biết cách viết hoa địa danh Việt Nam, phân biệt ch/tr, ươc/ươt. 
- Tìm được từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm. 
- Đặt được câu và xác định được các bộ phận của câu nêu đặc điểm.
- Đặt được tên cho bức tranh và nói được về ngôi trường em mơ ước.
2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập, có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: mến bạn, yêu trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên:
- KHBD. SGK, VBT, SGV
- Tranh ảnh, video clip về một vài sự vật, hoạt động thường thấy trong dịp Tết trung thu.
- Thẻ từ để tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở tập viết. Hình ảnh Tết trung thu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
I. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
+ GV giới thiệu chủ điểm
+ GV dẫn dắt vào bài học: Kể tên một số hoạt động thường diễn ra vào dịp Tết trung thu?
Hôm nay chúng ta cùng học bài : Mùa thu của em.
II. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (15 phút)
a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Mùa thu của em SGK trang 32, 33 với giọng thong thả, chậm rãi. Ngắt cuối câu, nhấn mạnh từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ. 
b. Cách thức tiến hành
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài thơ SGK trang 32,33 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh và dự đoán về nội dung bài thơ Mùa thu của em. 
- GV đọc mẫu toàn bài: 
+ Giọng đọc trong sáng, chậm rãi, vui tươi.
+ Ngắt nghỉ cuối, nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm đôi. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Một số từ khó: màu lá sen, hội rằm, rước đèn. 
+ Cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa như: 
Mùa thu của em/
Là /xanh cốm mới/
Như nghìn/ con mắt
Mở nhìn/ trời êm.//
- GV cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
- GV mời 2 HS đọc bài thơ:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “lá sen”.
+ HS1 (Đoạn 2): đoạn còn lại. 
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút)
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SGK trang 33.
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó: 
+ rằm tháng tám: Tết trung thu. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SGK trang 33. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu CH 1:
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc của mùa thu trong hai khổ thơ đầu? 
+ GV hướng dẫn HS đọc hai khổ thơ đầu để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu CH 2:
Câu 2: Ở khổ thơ thứ ba, mùa thu của bạn nhỏ có gì vui? 
+ GV hướng dẫn HS đọc khổ thơ thứ ba để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu CH 3:
Câu 3: Hai dòng thơ cuối bài cho em biết điều gì?
 Lật trang vở mới
 Em vào mùa thu
+ GV hướng dẫn HS đọc kỹ 2 câu thơ để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu CH 4:
Câu 4: Mùa thu của em có những gì đáng nhớ?
+ GV cho học sinh thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời: rước đèn, phá cỗ, múa lân, ngắm trăng, ca hát văn nghệ,...
- HS trả lời: 
- Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật của mùa thu.
- Niềm vui cùng các bạn rước đèn, niềm vui chuẩn bị đón ngày khai trường.
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc câu.
- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. 
- HS đọc bài trong nhóm.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS trả lời: Màu sắc của mùa thu là vàng, xanh cốm mới.
- HS trả lời: Mùa thu của bạn nhỏ rất vui vì được rước đèn họp bạn. 
- HS trả lời: Hai dòng thơ cuối cho em biết hình ảnh năm học mới, công việc cho năm học mới. 
- HS trả lời: niềm vui của ngày Tết trung thu. 
TIẾT 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (15 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; nghe GV đọc đoạn lại toàn bài; HS khá giỏi đọc cả bài; nêu nội dung bài thơ, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc lại đoạn toàn bài thơ. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS:
+ Luyện đọc 8 dòng thơ đầu.
+ Luyện đọc thuộc lòng 8 dòng thơ cuối. 
- GV mời 3-4 HS thi đọc thuộc lòng trước lớp 8 dòng thơ cuối.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài. 
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng (17 phút)
a. Mục tiêu: Đọc một bài văn về trường học.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS tìm đọc ở nhà, hoặc ở thư viện trường.
- Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thích.
- Trang trí Phiếu đọc sách.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.
- GV khen ngợi những HS nói đúng, hay, cách nói sáng tạo. 
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS trả lời: Giọng đọc nhẹ nhàng, tươi vui, chậm rãi.
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài. 
- Liên hệ với bản thân: ...
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN 
BÀI: HÌNH TAM GIÁC. HÌNH TỨ GIÁC 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: gọi tên các đỉnh, các cạnh của hình tam giác, tứ giác.
	- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết hình tam giác, tứ giác qua trực giác và qua việc mô tả số đỉnh và số cạnh.
 - Mô hình hoá toán học: dùng bút xếp hình tam giác và hình tứ giác.
 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, xác định quy luật của dãy hình được lặp lại nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: giúp các em tự hào, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp.
 - Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, nhóm đôi.
 GV tổ chức trò chơi “Xếp hình”
- GV yêu cầu HS dùng bút xếp hình tam giác và hình tứ giác.
- HS thực hiện theo nhóm đôi (mỗi em xếp một hình).
- Nhóm nào xếp xong trước và xếp đúng được cả lớp vỗ tay.
- GV nhận xét, tuyên dương- Nhận xét chung. -> Giới thiệu bài học mới: Hình tam giác. Hình tứ giác.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- HS lắng nghe. 
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Nhận biết hình tam giác, hình tứ giác và cách đọc tên hình.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, cá nhân, nhóm.
* Hình tam giác:
- GV vẽ hình tam giác lên bảng lớp, vấn đáp giúp HS nhận biết hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh và cách đọc tên hình.
+ GV chỉ vào các đỉnh của hình tam giác và giới thiệu: Mỗi điểm A, B, C là các đỉnh của hình tam giác.
+ Hình tam giác có mấy đỉnh? GV chỉ lần lượt vào các đỉnh cho HS đếm.
+ Gọi HS đọc tên 3 đỉnh.
 ... V xoay kim đồng hồ (từ số 12 đến số 7, ngược chiều kim đồng hồ).
+ Khi kim phút chỉ số 7, còn bao nhiêu phút nữa mới đến 9 giờ?
+ Đọc là: 9 giờ kém 25 phút.
+ GV viết bảng: 9 giờ kém 25 phút.
- GV hướng dẫn tương tự xoay đồng hồ kim phút chỉ số 9, số 11.
-> GV chốt:
- Khi kim giờ đứng ở vị trí giữa hai số thì đọc giờ theo số bé hơn (riêng trương hợp giữa số 12 và 1 thì đọc giờ theo số 12).
- Thông thường chúng ta có 2 cách đọc giờ: đọc giờ hơn và đọc giờ kém.
+ Giờ hơn là các thời điểm khi kim phút chỉ chưa quá số 6, tính theo chiều kim đồng hồ.
Ví dụ: 8 giờ, 8 giờ 5 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút,
+ Giờ kém là các thời điểm khi kim phút chỉ quá số 6 (từ số 7 đến số 11), tính theo ngược chiều kim đồng hồ.
Ví dụ: 8 giờ kém 25 phút, 7 giờ kém 20 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút,
- HS xoay kim để đồng hồ chỉ 8 giờ.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút.
- HS lắng nghe và lặp lại nhiều lần “8 giờ 5 phút”.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 20 phút.
- HS lắng nghe và lặp lại nhiều lần “8 giờ 20 phút”.
- Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 30 phút.
- HS lắng nghe và lặp lại nhiều lần “8 giờ 30 phút (8 giờ rưỡi)”.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đếm: kém 5, kém 10, kém 15,kém 25.
- Khi kim phút chỉ số 7, còn 25 phút nữa mới đến 9 giờ.
- HS lặp lại nhiều lần “9 giờ kém 25 phút”
- HS quan sát.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, nhóm đôi, lớp.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau thực hiện.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / đồng hồ).
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thay nhau đọc giờ ở các đồng hồ.
Đồng hồ
Giờ
Đồng hồ màu hồng
7 giờ 10 phút
Đồng hồ màu tím
4 giờ 15 phút
Đồng hồ màu xanh da trời
11 giờ 25 phút
Đồng hồ màu cam
10 giờ 30 phút hay 10 giờ rưỡi
Đồng hồ màu xanh lá cây
12 giờ 50 phút hay 1 giờ kém 10
Đồng hồ màu nâu
1 giờ
- 1 bạn nói giờ (1 trong các đồng hồ ở SGK), bạn còn lại chỉ vào đồng hồ.
- HS đọc yêu cầu.
- Nhóm 2 HS xoay kim đồng hồ theo yêu cầu.
- Các nhóm quan sát, nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 4: GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS:
- Kể tên và làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà.
- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Có ý thức giữ vệ sinh xung quanh nhà và biết cách vệ sinh nhà ở sạch sẽ, gọn gàng. 
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV: Các tranh trong sách GK của bài 4; bài hát; quả bóng cho trò chơi khởi động ở tiết 1; phiếu quan sát; cún bông để đóng vai ở tiết 2.
- HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc giữ vệ sinh nhà ở.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Hãy  Đừng”.
- GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành hai đội, yêu cầu hai đội thi đua nói câu về chủ đề giữ vệ sinh xung quanh nhà ở. Đội thứ nhất nói câu bắt đầu bằng từ “Hãy, VD: Hãy giữ vệ sinh xung quanh nhà”. Đội thứ hai nói câu bắt đầu bằng từ “Đừng” (VD: Đừng vứt rác xuống kênh). Sau đó đổi ngược lại, đội nào nói được nhiều câu thì đội đó giành chiến thắng.
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học “Giữ vệ sinh xung quanh nhà”.
B. Khám phá
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả quan sát.
Mục tiêu: HS nêu được một số thực trạng vệ sinh xung quanh nơi ở và những việc đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà..
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận: Rác và chất thải thường chứa các mầm bệnh gây hại cho sức khoẻ của con người. Nếu rác và chất thải không được xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, Mọi người cần có ý thức giữ vệ sinh xung quanh nơi ở.
Hoạt động 2: Đóng vai xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS phân tích và xử lý được một số tình huống liên quan về việc thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 9,10 trong SGK trang 22 và cho biết nội dung hình vẽ gì? 
- GV tổ chức cho HS theo nhóm đôi thảo luận, đóng vai và giải quyết tình huống.
- Mời HS trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi.
Kết luận: Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở là góp phần xây dựng cảnh quan sạch, đẹp và bảo vệ môi trường. 
- GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Cảnh quan - Thực trạng”
Hoạt động tiếp nối sau bài học: 
- GV yêu cầu HS về nhà tự giác thực hiện một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở của mình.
- Lắng nghe
- Cả lớp theo đội tham gia trò chơi.
- HS trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và bình chọn bạn báo cáo hay nhất. Có thể là: Nơi mình sinh sống là một vùng nông thôn nên không có công viên, không có đường phố mà chỉ có con đường làng quanh co. Dọc theo con đường ấy là hàng cây xanh ngắt rợp bóng mát. Mùa này mưa nhiều, lá cây rụng xuống thành đống, lá xỉn màu bốc mùi khó chịu, mình thấy cỏ mọc lên nhiều mà chưa có người dọn.
- Lắng nghe.
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
+ Tranh 9: Một bạn trai dắt chó đi dạo trên đường phố, con chó đã phóng uế ngay trên mặt đường, trước mặt bạn.
+ Tranh 10: Tranh vẽ cảnh một vùng quê, có một ngôi nhà trên mảnh đất rộng, có đàn gà đang ăn trên bãi cỏ xanh, có cầu ao trên đó có hai người phụ nữ đang ngồi, người áo đỏ thì rửa chén bát, người áo xanh bưng thau chứa chất thải dơ đổ xuống nước.
- HS theo nhóm đôi thảo luận sau đó đóng vai xử lý tình huống và trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu từ khoá: “Cảnh quan - Thực trạng”
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
CHỦ ĐỀ 1: MÚA HÁT TẬP THỂ THEO CHỦ ĐỀ “EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực đặc thù: 
- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ của bản thân. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn. Chia sẻ những việc làm thể hiện tình bạn.
 	- NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Thiết bị dành cho giáo viên: 
 	- Bảng phụ, giấy A3;
2. Thiết bị dành cho học sinh:
- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
* Chia sẻ cảm xúc của em sau khi trang trí lớp học:
- GV yêu cầu HS nhớ lại những việc đã thực hiện khi trang trí lớp, thảo luận với các bạn trong nhóm theo gợi ý: 
+ Nhóm em đã thực hiện những công việc gì?
+ Các bạn trong nhóm đã phối hợp với nhau như thế nào?
+ Em nhận xét gì về kết quả thực hiện của nhóm?
- GV gọi một số HS báo báo cáo kết quả thảo luận; nhận xét và tổng kết những hoạt động trang trí lớp học của các nhóm.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4-6, chia sẻ với bạn về cảm xúc của mình sau khi thực hiện trang trí lớp học. 
- GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
* Đánh giá hoạt động:
- GV đặt câu hỏi cho HS: 
+ Em đã làm gì để thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra? 
+ Em đã làm được gì trong hoạt động trang trí lớp hoc?
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi mà GV đã nêu.
- GV họi một số HS chia sẻ trước lớp về từng câu hỏi. Mỗi câu có thể gọi từ 3 – 5 HS chia sẻ.
- GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần đánh giá hoạt động trong SGK trang 15 và phát cho mỗi HS một phiếu đánh giá gồm 3 phần: tự đánh giá và bạn đánh giá em, ý kiến của người thân, ý kiến của GV. 
- GV yêu cầu mỗi HS tự đánh giá về các hoạt động em đã thực hiện trong chủ đề này.
- GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng bằng cách đổi Phiếu đánh giá với bạn bên cạnh để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề của mình.
- GV yêu cầu HS về nhà xin ý kiến của người thân về việc em đã thực hiện.
- GV viết ý kiến nhận xét vào phiếu đánh giá của HS.
- HS lắng nghe và thảo luận theo nhóm 4.
- 2 HS báo cáo kết quả.
- 1 HS nhận xét hoạt động nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
1 HS chia sẻ trước lớp.
+ Sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân. Lập và thực hiện thời gian biểu mà bản thân đã đề ra.
+ Tham gia tích cực hoạt động, phối hợp với bạn biết cách phối màu, sắp xếp, trang trí lớp học.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- 3 HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào phiếu, tự đánh giá bản thân. 2HS trình bày trước lớp.
- HS đổi chéo phiếu cho nhau
- Cả lớp thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_04_nam_hoc_2022_2023_giao_vien_n.docx