I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả 3 khổ đầu của bài thơ “ Đi học vui sao” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa s/x, dấu hỏi/ dấu ngã.
- Cảm nhận được niêm vui khi được đi học, có tình cảm yêu quý thầy cô, bạn bè.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
Tuần: 5 CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ Bài 09: ĐI HỌC VUI SAO Ngày dạy: 3/10/2022 Tiết: 29 – 30 Môn: Tiếng việt I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Đi học vui sao” - Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. - Nhận biết được giữa các đặc điểm của một bài thơ như khổ thơ, vần... - Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ qua giọng đọc. - Nhận biết được trình tự các sự việc ngắn với thời gian, địa điểm cụ thể trong bài thơ. - Nhận biết được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật thông qua các từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoạt động, cảm xúc của nhân vật. - Hiểu nội dung của bài thơ: Mỗi ngày đi học là một ngày vui. - Nói về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc. - Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - Gv cho HS nghe bài hát “Ở trường cô dạy em thế” - Vừa rồi em được nghe bạn nhỏ trong bài hát kể về những điều cô dạy. Vậy em thường kể những gì cho người thân nghe về trường lớp của mình? - Quan sát tranh để nhớ lại những hoạt động ở trường. - GVYC làm việc theo nhóm 2 và trình bày ý kiến - GV nhận xét, tuyên dương. - Quan sát tranh cho cô biết trong tranh vẽ cảnh gì? - Nhận xét bạn. => Tranh vẽ cảnh con đường làng uốn lượn, xung quanh là cảnh làng quê và ngôi trường rất đẹp. Bạn nhỏ đeo cặp đang nhảy tung tăng trên đường đến trường nhìn bạn rất vui. Để biết rõ hơn niểm vui của các bạn nhỏ khi đến trường, cô cùng các em đọc bài nhé. - HS lắng nghe. - HS trả lời theo suy nghĩ của mình - HS quan sát tranh - HS thảo luận nhóm 2, đại diện nhóm lần lượt trả lời. - HS lắng nghe. - HS trả lời: tranh vẽ cảnh con đường làng uốn lượn, xung quanh là cảnh làng quê, trên đường có các bạn nhỏ đeo cặp đang tung tăng đến trường. - Nhận xét. - Lắng nghe. 2. Khám phá. - Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Đi học vui sao” - Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. - Nhận biết được giữa các đặc điểm của một bài thơ như khổ thơ, vần... - Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ qua giọng đọc. - Nhận biết được trình tự các sự việc ngắn với thời gian, địa điểm cụ thể trong bài thơ. - Nhận biết được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật thông qua các từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoạt động, cảm xúc của nhân vật. - Hiểu nội dung của bài thơ: Mỗi ngày đi học là một ngày vui. - Nói về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc đúng, rõ ràng bài thơ, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia khổ: (4 khổ) + Khổ 1: Từ đầu đến đôi má đào. + Khổ 2: Tiếp theo cho đến những cánh cò. + Khổ 3: Tiếp theo cho đến chơi khéo tay. + Khổ 4: Tiếp theo cho đến say sưa. + Khổ 5: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ. - Luyện đọc từ khó: xôn xao, dập dờn, náo nức,say sưa, xốn xang. - Luyện đọc câu: sáng nay em đi học Bình minh/ nắng xôn xao Trong lành/ làn gió mát Mơn man/ đôi má đào. - Luyện đọc theo khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - Kết hợp giải nghĩa từ. - GV nhận xét tuyên dương. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. * GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - Khổ 1: + Câu 1: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào? + GV nhân xét, tuyên dương. Mở rộng ý nghĩa: Đó là một cảnh đẹp, bình yên thể hiện cảm xúc rất vui vẻ, hào hứng của bạn nhỏ khi đi học. - Khổ 2,3: + Câu 2: Những trang sách bạn nhỏ được học có gì thú vị? + GV nhân xét, tuyên dương. Bổ sung ý nghĩa: Khi đọc sách ngoài việc cảm nhân ý nghĩa của nội dung, các em có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau. * Khổ 4: + Câu 3: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ trong giờ ra chơi. + GV nhân xét, tuyên dương. Bổ sung câu hỏi phụ: Khi ra chơi em thường làm gì? * Khổ 5: + Câu 4: Nêu cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học? + Em có cảm xúc giống bạn không? * Khổ 5: + Câu 4: Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống tan trường? - GV nhận xét, bổ sung. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài thơ cho ta thấy cảm xúc của các bạn nhỏ rất vui vẻ, hào hứng khi đi học. Niềm vui của các bạn khi nghe thấy tiếng trống tan trường 2.3. Hoạt động : Học thuộc lòng. - Làm việc cá nhân: + GV yêu cầu học sinh đọc lại nhiều lần từng khổ thơ trong 3 khổ thơ đầu. - Làm việc theo nhóm: + GV yêu cầu các nhóm đọc nối tiếp 3 khổ thơ đầu. Cả lớp đọc thầm theo. - Làm việc cung cả lớp: + GV mời những HS thuộc bài xung phong đọc thuộc lòng trước lớp. Nhận xét, tuyên dương. - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu thơ, cách ngắt nghỉ nhịp thơ. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS đọc các từ ngữ cần giải nghĩa trong SGK: má đào, man man, xốn xang. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: - Đọc thầm khổ 1 + Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh bình minh nắng xôn xao, gió trong lành mát rượi, gió lướt nhẹ trên má của bạn ấy. + HS lắng nghe + HS trả lời: Những trang sách ấy rất thơm, có lẽ mùi của giấy, của mực. Trong trang sách có hình ảnh của nương lúa, cánh cò dập dờn,... - Đọc thầm khổ 4 + HS trả lời: Náo nức nô đùa và túm tụm, say sưa vẽ tranh. + ...cùng các bạn chơi.... - Đọc thầm khổ 5 + HS trả lời: lòng bạn vui xốn xang, hát theo nhịp chân bước... + HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - Tiếp tục đọc thầm khổ 5 + HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - 2-3 HS nhắc lại nội dung bài. - Học sinh đọc nhiều lần từng khổ thơ trong 3 khổ thơ đầu. - Các nhóm đọc nối tiếp 3 khổ thơ đầu. - Những HS thuộc bài xung phong đọc thuộc lòng trước lớp. Nhận xét, tuyên dương. 3. Nói và nghe: Tới lớp, tới trường - Mục tiêu: + Nói về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 3.1. Hoạt động 3: Kể về một ngày đi học của em. - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về một ngày đi học của của mình. + Nếu HS không kể lại được toàn bộ một ngày học, có thể kể điều mình nhớ nhất của một gày học hôm đó đều đc. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Nêu cảm nghĩ của em sau một tháng học tập. - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và nêu cảm nghĩ sau một tháng học tập của mình. - Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc to chủ đề: Tới lớp, tới trường + Yêu cầu: Kể về một ngày đi học. - Em đi đến trường cùng ai? - Thời tiết hôm đó thế nào? - Đường đến trường hôm đó có gì đặc biệt? - Ngày học hôm đó có gì đáng nhớ? - HS sinh hoạt nhóm và kể về một ngày đi học của mình theo gợi ý. - HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS đọc: Nêu cảm nghĩ của em sau một tháng học tập. - HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video một số hoạt động của các bạn ở lớp, trường. + GV nêu câu hỏi em hãy nêu các hoạt động của các bạn nhỏ khi đến trường, lớp? + Hoạt động đó có vui không? Có làm cho mình nhớ không? - Các em có thể nêu mình đã quen vơi những hoạt động học tập nào chưa, em có cảm xúc thế nào sau mỗi ngày đến trường - Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tuần: 5 NHỚ – VIẾT: ĐI HỌC VUI SAO Ngày dạy: 4/10/2022 Tiết: 31 Môn: Tiếng việt I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Viết đúng chính tả 3 khổ đầu của bài thơ “ Đi học vui sao” trong khoảng 15 phút. - Viết đúng từ ngữ chứa s/x, dấu hỏi/ dấu ngã. - Cảm nhận được niêm vui khi được đi học, có tình cảm yêu quý thầy cô, bạn bè. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thi ... m cá nhân. - HS có thể tô màu theo gợi ý: + HĐ học tập: màu cam +HĐ giải trí: màu xanh lá + HĐ chăm sóc bản thân: màu xanh dương + HĐ làm việc nhà: màu đỏ - HS thực hành làm theo. - HS nhận xét bài - HS lắng nghe. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề (10’) - Mục tiêu + HS xây dựng được thời gian biểu cho bản thân. + Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS vẽ ra giấy các khoảng thời gian trong ngày và trình bày theo cách của mình. - GV mời HS thảo luận theo nhóm 4( 3 phút): + So sánh lịch hoạt động hằng ngày của các bạn trong nhóm. Nêu sự giống và khác nhau. + giải thích về sự khac snhau và giống nhau ấy. + Góp ý cho thời gian biểu của các bạn; điều chỉnh thời gian biểu sau nhận xét và góp ý của bạn. - GV mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. => GV kết luận: Hằng ngày, có những hoạt động chúng ta thường xuyên thực hiện. Thời gian biểu sẽ giúp chúng ta làm việc có kế hoạch, giờ nào việc ấy. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS thực hiện : kẻ bảng; Vẽ vào từng khoang màu; Dùng các mẩu giấy, băng dính giấy để gắn lên thời gian biểu. - HS thảo luận và thưc hành yêu cầu: - HS nêu câu trả lời theo ý hiểu của mình. - HS đại diện trình bày. - HS nhóm nhận xét. 4. Vận dụng(3-5’) - Mục tiêu: + Giúp cho HS biết lên cần sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý. - Cách tiến hành: - GV đề nghị HS về nhờ người thân góp ý cho thời gian biểu của mình. - GV gợi ý cho HS hãy trang trí thời gian biểu của mình đẹp mắt và dễ nhìn. ? Qua bài học hôm nay các em đã nhận biết được thêm điều gì? - GV nhận xét tiết học - GV dặn dò. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo ý tưởng. - HS nêu câu trả lời theo ý hiểu của mình. Tuần: 5 SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN Ngày dạy: 8/10/2022 Tiết: 15 HĐGD: HĐTN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS biết tôn trọng vẻ bên ngoài của mình và mọi người. * Hoạt động trải nghiệm: - HS chia sẻ phản hồi về những góp ý của người thân về thời biểu và kết quả ban đầu của việc thực hiện thời gian biểu. - Khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Trong lớp học, bàn ghế kê theo nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 5: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 5. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 6: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ thu hoạc sau trải nghiệm: Chia sẻ về việc thực hiện thời gian biểu của em. * Mục tiêu: HS chia sẻ được việc thực hiện thời gian biểu của mình. + Cách tiến hành: - GV đưa câu hỏi cho HS trả lời ? Em đã thực hiện các việc theo thời gian biểu như thế nào? ? Em có hoàn thành hết công việc theo thời gian biểu không? Vì sao? ? Em đã điều chỉnh những hoạt động nào trong thời gian biểu cho hợp lý? - GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp đôi về kết quả thực hiện thời gian biểu của mình. - GV mời 2-3HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. => Kết luận: Trong quá trình thực hiện thời gian biểu, nếu thấy chưa hợp lý, em có thể chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi. b. Hoạt động nhóm: Chơi trò chơi: “Giờ nào việc ấy” Mục tiêu: Cùng tìm ra những điểm chung trong sinh hoạt hằng ngày với một số bạn để có động lực thực hiện thời gian biểu. Cách tiến hành: - GV làm quản trò và hướng dẫn HS cách chơi: Quản trò hô to giờ, có thể dùng một chiếc đồng hồ để tạo cảm xúc: “5 giờ chiều! Em làm gì?”; tất cả HS dưới lớp cùng thế hiện bằng động tác cơ thể một hoạt động. - GV mời HS chơi trò chơi theo nhóm - GV nhận xét, tuyên dương - GV kết luận: Có những thời gian mình thực hiện một hoạt động giống nhau, lúc ấy, hãy nghĩ xem bạn của mình đang làm gì ở nhà nhé! 3. Vận dụng.(3-5p) - GV khuyến khích HS về nhà điều chỉnh thời gian biểu cho hợp lý.. - GV nhận xét tiết học - GV dặn dò HS về tiếp tục thực hiện thời gian biểu mà mình đã lập ra. Và chuẩn bị bài sau. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 6. - HS lắng nghe + HS trả lời theo ý hiểu của HS - HS chia sẻ theo cặp đôi. - HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét câu trả lời của bạn. - HS lắng nghe. - HS cùng làm theo cách chơi - HS thực hiện theo nhóm. - HS lắng nghe . - HS ghi nhớ và thực hiện. - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: Tuần: 5 CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM BÀI 02: TỰ HÀO TỔ QUỐC VIỆT NAM (T3) Ngày dạy: 4/10/2022 Tiết: 5 Môn: Đạo đức I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: - Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. - Hình thành và phát triển lòng yêu nước. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Quê hương tươi đẹp + Bài hát nói về điều gì? + Trong bài hát Quê hương bạn nhỏ có gì đẹp ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe bài hát. + Tình yêu quê hương của bạn nhỏ. + Có đồng lúa xanh, núi rừng, ngàn cây, có lời ca tươi đẹp ca ngợi tình quê hương. - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. - Cách tiến hành: Bài tập 3. Em sẽ khuyên bạn điều gì? (làm việc nhóm đôi) - GV yêu cầu 1HS nêu các tình huống trên bảng và thảo luận: Em sẽ khuyên bạn điều gì? (3’) - GV yêu cầu HS xây dựng và đóng vai đưa ra lời khuyên cho bạn. - GV gọi đại diện nhóm lên xử lý tình huống - GV mời các nhóm nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. => Quê hương đất nước của chúng ta có rất nhiều vẻ đẹp, cũng như bản thân chúng ta biết chia sẻ đồ dùng cho các bạn còn khó khăn. Hay bản thân chúng ta còn nhỏ thì chúng ta làm việc nhỏ để góp phần thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Bài tập 4. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam? (làm việc nhóm 4) - GV giao nhiệm vụ cho HS đóng vai . - GV tổ chức cho HS đóng vai. + TH a: Một cảnh đẹp của quê hương, đất nước. + TH b: Một vẻ đẹp của con người Việt Nam. + TH c: Một truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước. + TH4: Sự đổi mới của quê hương em. - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương - HS nêu các tình huống - HS thảo luận theo nhóm và đưa ra lời khuyên cho bạn - HS phân vai và đóng vai xử lý tình huống. - HS lên đóng vai và xử lý tình huống + TH a: Khuyên Ngọc và các bạn tham gia vì sẽ khám phá được nhiều điều thú vị về đất nước và con người Việt Nam. + TH b: khuyên Tuấn rằng đất nước nào cũng có vẻ đẹp riêng. Hãy giới thiệu về vẻ đẹp của cảnh vật đất nước, quê hương của mình. +TH c: đồ cũ có thể cất làm kỉ niệm nhưng có nhiều đồ để lâu sẽ hỏng chúng ta lên chia sẻ cho những người khó khăn. + TH d: Khuyên Trung tuổi nhỏ mình làm việc nhỏ ví dụ như: chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; yêu thương, kính trọng chăm sóc ông bà, cha mẹ,.. - HS nhận xét nhóm bạn - HS thảo luận và đóng vai - HS chia sẻ cho các bạn +VD: Mình xin giới thiệu mình tên là Hạnh, hôm nay mình xin được giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương Quảng Ninh của mình. Quê hương mình rất đẹp có núi non trùng điệp, có những bãi biển bao phủ bởi cát trắng. Có Vịnh Hạ Long thơ mộng và là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của Thế giới......Mình hỵ vọng sẽ có một ngày các bạn đến thăm quê hương của mình. - HS nhận xét 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Viết một đoạn văn chia sẻ về niềm tự hào được là người Việt Nam. + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS viết 1 đoạn văn 2-3 câu nói về niềm tự hào được là người Việt Nam. - GV yêu cầu HS viết và chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, tuyên dương *Thông điệp: - Gọi HS đọc thông điệp trong sgk cho cả lớp nghe. Mai sau, em lớn lên người Dựng xây Tổ quốc đẹp tươi, mạnh giàu. - Khuyến khích HS đọc thuộc tại lớp. - Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. - GV nhận xét tiết học ? Hãy nêu 3 việc em cần làm sau bài học? - GV nhận xét, chốt - Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho chủ đề 2 - HS lắng nghe. + HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét bài bạn - 1 HS đọc to thông điệp, cả lớp nhẩm thầm theo. - Một vài HS đọc thuộc lòng. (khuyến khích). - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - HS nêu theo ý hiểu của mình 4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: