Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

I. MỤC TIÊU:

 A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy. Bước đầu đọc đúng các kiểu câu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).

 B. Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

*KNS: Xác định giá trị. - Thể hiện sự cảm thông

II.CHUẨN BỊ:

 - Tranh minh họa bài tập đọc SGK.

 

doc 33 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 ND: 30. 9. 2019 
Tiết 22 + 23	 Tập đọc + Kể chuyện
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU: 
 A. Tập đọc: 
- Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy. Bước đầu đọc đúng các kiểu câu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
 B. Kể chuyện: 
	- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
*KNS: Xác định giá trị. - Thể hiện sự cảm thông
II.CHUẨN BỊ: 
	- Tranh minh họa bài tập đọc SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
31'
 8’
 7’
18’
2’
A- Kiểm tra bài cũ: Bận
HS đọc bài và TL câu hỏi 1, 3 SGK.
 GVNX 
B- Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- GV yêu cầu HS QS tranh SGK trang 62.
- GV hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV:Vì sao cụ già lại ngồi bên vệ đường? Các em nhỏ nói với ông cụ những điều gì?chúng ta cùng đọc và tìm hiểu truyện “Các em nhỏ và cụ già”.Ghi tựa 
2. Luyện đọc.
a) GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) GV HD HS luyện đọc + Giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu + luyện đọc từ khó.
 GV theo dõi sửa sai những học sinh đọc sai và luyện đọc từ khó.
+ Luyện đọc đoạn trước lớp + Giải nghĩa từ.
- Giải nghĩa từ: Sến, u sầu, nghẹn ngào và đặt câu hỏi với từ u sầu, nghẹn ngào.
- Em bé nói trong tiếng nức nở nghẹn ngào.
- Sau cái tai họa ấy, gương mặt bác tôi không bao giờ quên vẻ u sầu.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
- GVNX. 
- GV đọc mẫu lại bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Các bạn nhỏ đi đâu? 
Câu hỏi: 1 SGK T63 (TL:các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ)
+ Vì các bạn gặp một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường, trông cụ mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u buồn. 
Câu hỏi 2: (TL:các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ ốm, bạn đoán cụ mất cái gi?)
- Cuối cùng các bạn nhỏ quyết định thế nào? 
- Hỏi: Vì sao các bạn nhỏ lại quan tâm đến ông cụ như vậy? (Vì các bạn nhỏ là những trẻ ngoan. Muốn giúp ông cụ) 
Câu hỏi 3: (TL: Bà cụ đang ốm nặng đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi). 
- Câu hỏi 4: 
- Hỏi: Câu chuyện muốn nói lên điều gì? 
+ GV chốt lại: Mặc dù các bạn nhỏ không giúp được cụ già nhưng thái độ hỏi thăm ân cần của các em đã làm cụ cảm động. Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn phải quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh để giúp nhau làm vơi đi nổi buồn phiền, lo lắng để cuộc sống tốt đẹp hơn. 
4.Luyện đọc lại: 
- Đọc phân vai 
- GV kết hợp HD – HS đọc đúng. 
- GV bình chọn – Tuyên dương
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ: Kể lại 1 đoạn của câu chuyện. Hoặc có thể kể 1 đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ. 
2. HD – HS kể lại từng đoạn của câu chuyện: 
- Các em được đóng vai trong 4 bạn nhỏ kể lại câu chuyện, Khi kể xưng tôi, chúng tôi. 
- Chọn nhân vật nào là phải nhất quán từ đầu đến cuối. 
+ Tổ chức cho HS kể. 
- GVNX, bình chọn. 
5. Củng cố - Dặn dò: 
 - Ở nhà, các em đã có sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè của mình khi các bạn gặp khó khănchưa? 
- Dặn về nhà các em tập kể lại câu chuyện, kể cho bạn bè hoặc người thân nghe. 
- 2 HS đọc TL và TLCH 1, 3 SGK.
- HS QS
- Vẽ một ông cụ già ngồi bên đường. Các bạn nhỏ đứng xung quanh đang hỏi ông cụ.
- HS dùng bút chì làm dấu.
- HS cả lớp lắng nghe, dò theo
- Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- HS luyện đọc từ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (mỗi em 1 đoạn) đọc 2 lượt.
- HS giải nghĩa từ và đặt câu.
- Đọc từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm đôi.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài – 1 HS đọc cả bài.
HS NX.
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời các câu hỏi.
- 1 HS đọc câu hỏi 2. cả lớp ĐT và trả lời câu hỏi. 
- Cuối cùng tất cả các bạn nhỏ đến tận nơi hỏi thăm ông cụ. 
- HS trả lời 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời. 
- 1 HS đọc câu hỏi 4.
- Thảo luận nhóm đôi. 
+ Ông thấy được an ủi. 
+ Ông thấy nổi buồn được chia sẻ.
+ Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ. 
- HS đọc đoạn 5. 
- HS phát biểu. 
- 4 HS đọc nối tiếp nhau thi đọc đọc các đoạn 2, 3, 4, 5
- Thi đọc phân vai. 
+ 1 HS – người dẫn chuyện
+ 1 HS – ông cụ 
+ 4 HS – 4 bạn nhỏ 
(đọc 4 câu hỏi ở đoạn 2; cùng hỏi ông cụ ở đoạn 3) 
- Cả lớp bình chọn. 
- 1 HS kể mẫu 1 đoạn cả lớp theo dõi. 
- Tập kể nhóm đôi theo lời nhân vật
- 3 HS đại diện nhóm lên thi kể. 
- Lớp NX bình chọn bạn kể hay. 
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- HS xung phong phát biểu. 
TOÁN
Tiết 36: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán. 
	- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản. Bài tập cần làm: Bài 1, 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4; HS khá, giỏi BT2 cột 4
- Ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
4’ 
31’
 2’
A- Kiểm tra bài cũ: Bài: Bảng chia 7 
- Gọi HS đọc HTL bảng chia 7 và nêu kết quả bài tập 1, 2 SGK.
- GVNX 
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Luyện tập 
2.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cho HS tự làm bài. 
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả. 
- GVNX. 
Bài 2: Tính 
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Cho 1 HS lên làm bảng phụ, cả lớp làm vào bảng con. 
+ Cho HS làm mẫu và nêu cách làm rỗi chữa bài. 
- GVNX. 
- Bài 3: Bài toán
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. 
- GVNX – chữa bài 
Bài 4: Tìm số con mèo trong mỗi nhóm hình. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Hỏi: Hình a(b) có tất cả bao nhiêu con mèo? Tìm số con vật trong mỗi hình? 
- Cho HS nêu kết quả. 
- GVNX – chữa bài 
C- Củng cố, dặn dò:
- Ôn bảng chia 7
- Nhận xét tiết học. 
 - 4 HS đọc HTL bảng chia 7 và nêu kết quả bài 1, 2. 
- Lớp NX. 
- HS đọc. 
- HS làm bài. 
- HS nêu nối tiếp 
- HSNX. 
- HS đọc 
- HS làm bài vào bảng con.
- HS đọc 
- Một HS làm ở bảng phụ, cả lớp làm vở. 
- HSNX. 
- HS đọc 
- Hình a có 21 con mèo, hình b có 14 con mèo rồi chia 7 được số con mèo. 
 21: 7 = 3 (con) 
 14: 4 = 2 (con) 
- HSNX
- HS lắng nghe
 *NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
Tiết 15 Chính tả 
Nghe – viết: CAÙC EM NHOÛ VAØ CUÏ GIAØ
I. MỤC TIÊU : 
 - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT(2b). 
- Cẩn thận khi viết. 
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ
HS: Vở BT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
4’
30’
1’
A- Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết những từ ngữ: hèn nhát, trung kiêng, nhoẻn cười, nhanh nhẹn. 
- GVNX. 
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài:. 
GV nêu mục tiêu của bài. 
2.HD HS chuẩn bị viết chính tả:
- GV đọc đoạn 4 của truyện Các em nhỏ và cụ già. 
- Cho HS đọc lại bài. 
- GV hỏi: Đoạn này kể gì? 
(Cụ già nói với bạn nhỏ tại sao mình buồn: cụ bà ốm nặng, phải nằm viện, khó mà qua khỏi. Cụ cảm ơn các cháu. Các cháu đã làm cho cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn) 
- Đoạn văn có mấy câu không kể đầu bài ? 
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa? 
- Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì? 
- Cho HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn: 
- GV đọc: xe buýt, nghẹn ngào, bệnh viện ngừng lại, giúp dẫn. 
- GVNX 
3. GV đọc cho HS viết: 
- GV đọc cho HS viết bài. 
- GV đọc lại bài 1 lượt. 
4. Kiểm, chữa bài: 
- Cho HS sửa lỗi 
- Thu, xem bài 
- GVNX cụ thể từng bài
5. HDHS làm bài tập chính tả: 
 Bài 2b: 
- GV nhắc lại yêu cầu của BT. 
- GV treo bảng phụ - Cho HS làm bài. 
- GVNX và chốt lại lời giải đúng: buồn, buồng, chuông. 
C- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà sửa lỗi trong bài.
- HS cả lớp viết bảng con. 
- HS lắng nghe. 
- 1 HS đọc lại bài – cả lớp theo dõi SGK. 
- HS trả lời 
- HS trả lời
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- HS viết bảng con. 
- HS viết vào vở. 
- HS nghe và soát lại bài. 
- HS trao đổi vở cho nhau, đối chiếu bài CT trong SGK 
- HS đến lượt chấm nộp bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu BT 
- 1 HS lên bảng làm bài 
- Cả lớp làm vào VBT. 
- HS NX. 
 *NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 8 TẬP ĐỌC ND: 27 10. 2020
Tiết 24 TIẾNG RU
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc đúng; rành mạch; trôi chảy. 
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm ngắt nhịp hợp lí.
Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài). * HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ
II. CHUẨN BỊ: 
	- GV : Tranh minh họa bài thơ SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
4’
31’
1’
A- Kiểm tra bài cũ: Các em nhỏ và cụ già.
- Hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 
 - GVNX 
B- Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- Trong cuộc sống, chúng ta phải luôn yêu thương quan tâm đến nhau. Chính sự yêu thương, chia sẻ của mọi người sẽ làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp, thêm vui. Điều đó không chỉ được thể hiện qua câu chuyện các em nhỏ và cụ già mà còn được thể hiện qua bài thơ. Tiếng ru của bài thơ Tố Hữu, hôm nay chúng ta học 
- GV ghi tựa bài “Tiếng ru” 
2. Luyện đọc.
a) Gọi HS khá – giỏi đọc bài thơ: 
- GV cho HS quan sát tranh SGK trang 64: 
+ Hỏi bức tranh vẽ gì? (Các bạn nhỏ đang hớn hở đi giữa cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ, có bướm bay, hoa nở.)
b) GVHD – HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
+ Đọc từng dòng thơ. 
- GV theo dõi sửa chữa những HS đọc sai những từ ngữ khó: mật, mùa vàng, nhân gian. 
+ Đọc từng khổ thơ + giải nghĩa từ. sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn, nghỉ hơi kết thúc mỗi khổ thơ. 
*Giải nghĩa từ: đồng chí, nhân gian, bồi. 
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Đọc đồng thanh. 
- GV đọc mẫu lại bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
+ Khổ 1: 
-Câu hỏi 1 SGK trang 65 
-GVNX và chốt lại: 
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật. 
- Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được, không có nước cá sẽ chết. 
- Cho chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức sức tung cánh hót ca, bay lượn. 
+ Khổ 2: 
Câu hỏi 2: 
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 2. 
- 1 HS đọc câu mẫu – cả lớp suy nghĩ trả lời. 
- GV có thể gợi ý cho HS trả lời.
GVNX và chốt 
+ Khổ 3: 
Câu hỏi 3: 
- GVNX và chốt
+ Đọc lại khổ thơ 1:
- Câu hỏi 4: 
- GV chốt lại: Bài thơ khuyên chúng ta sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. 
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc lại bài thơ 
- HD – HS đọc khổ thơ 1 (giọng đọc tha thiết, tình cảm, nghỉ hơi hợp lí (GV làm dấu gạch xuống trên bảng các dòng thơ)  ... 19 
 Tiết 8: KEÅ VEÀ NGÖÔØI HAØNG XOÙM
 I. MỤC TIÊU : 
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1) 
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2)
- GD tình cảm: quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh . 
- Ham thích kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý kể về người hàng xóm. 
HS: VBT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
4’
30’
 2’
A- Kiểm tra bài cũ: Nghe – kể: Không nở nhìn
Tập tổ chức cuộc họp 
- Cho HS kể lại câu chuyện: Không nở nhìn. 
- H: Em có nhận xét gì về anh thanh niên? 
-H: Tính khôi hài của truyện thể hiện ở chỗ nào? 
- GVNX. 
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài:Kể về người hàng xóm mà mình yêu quý. 
2. HD HS làm bài tập:
a) Bài tập 1: BT Luyện nói 
- Cho 1 HS đọc yêu cầu BT1 và các gợi ý
- GV nhắc lại yêu cầu của BT: (treo bảng phụ) 
+ Bài tập yêu cầu các em kể về một người hàng xóm mà em yêu quý. Trên bảng (SGK) đã có các câu hỏi gợi ý. Các em có thể dựa câu hỏi để kể, hoặc các em có thể kể đầy đủ, chi tiết hơn mà không cần dựa vào câu hỏi. 
- Cho HS chuẩn bị 
- GV nêu câu hỏi
- Cho 1 HS giỏi kể mẫu 
- GVNX, rút kinh nghiệm 
+ GV lưu ý HS: Không phải là các em trả lời câu hỏi mà câu hỏi là gợi ý để các em dựa vào đó để kể. 
- Cho HS thi kể. 
- GVNX, bổ sung vào bài kể cho HS. 
- GV giáo dục HS phải biết giúp đỡ ,yêu thương mọi người xung quanh mình.
b) Bài tập 2: Luyện viết 
- Cho 1 HS đọc yêu cầu BT. 
- GV nhắc lại yêu cầu của BT. Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn. Chú ý viết giản dị, chân thật, có thể viết 5 câu hoặc nhiều hơn 5 câu. 
- Cho HS viết. 
- Cho HS đọc bài viết của mình 
- GVNX, chọn những HS viết tốt nhất. 
C- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Những em viết chưa xong về nhà viết tiếp. 
- Các em đã viết xong có thể viết lại cho hay. 
- 2 HS kể lại câu chuyện 
- HS trả lời 
- Cả lớp đọc thầm theo. 
- Cá nhân chuẩn bị. 
- HS trả lời
- HS kể mẫu 
- Cả lớp NX. 
- 3 – 4 HS kể 
- Lớp NX. 
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS đọc. 
- HS viết vào vở BT. 
- 5 -> 7 HS đọc bài. 
- Lớp NX, bình chọn bạn viết tốt. 
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Tiết 40: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính. 
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2 (cột 1, 2), BT3; HS khá, giỏi làm được BT 4.
- Ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
4’
30’
 1’
A- Kiểm tra bài cũ: Bài: Tìm số chia 
- Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2 SGK 
- GVNX 
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Luyện tập 
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Tìm x: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Hướng dẫn HS tự làm bài. 
- Gọi HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số bị chia, số chia, số trừ chưa biết. 
- GVNX. HS
Bài 2: Tính (cột 3, 4 dành HS K + G) 
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- Cho HS làm bài bảng con. 
- Gọi HS nêu cách tính. 
- GVNX. 
Bài 3: Bài toán 
- Gọi HS đọc đề toán 
- Cho cả lớp tự làm bài. 
- Gọi HS nêu lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
- GVNX – sửa bài. 
Bài 4: Khoanh tròn chữ đặt trước câu trả lời đúng: (HS K + G)
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ SGK. 
- Cho HS làm bài để chọn câu đúng. 
- Gọi HS nêu kết quả. 
- GVNX. 
C- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 - Dặn về nhà học và xem lại các bài tập "tìm x" đã làm.
- Chuẩn bị bài mới.
- HS làm bài 
- Lớp NX. 
- HS đọc. 
- HS làm bài 
- HS nêu. 
- Lớp nhận xét 
- HS nêu. 
- HS làm bài. 
- Lớp NX. 
- 1 HS đọc. 
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ. 
Giải
- Số lít dầu còn lại trong thùng là: 
 36 : 3 = 12 (lít) 
 Đáp số: 12 lít dầu. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS quan sát 
- HS làm bài. 
- Chọn câu B 1 giờ 25 phút. 
- Lớp nhận xét. 
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 16 : VỆ SINH THẦN KINH ( tt) 
I. MỤC TIÊU:
 * Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe. 
 * Lập và thực hiện thời gian biểu hàng ngày .
 * Tập thể dục hằng ngày.
*KNS: Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. 
II. CHUẨN BỊ
+ GV : Tranh vẽ trong SGK, Bảng mẫu một thời gian biểu và phóng to.
+ HS : Chuẩn bị bài. SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1. Khởi động : 
Hát 
4’
2. Bài cũ : Gọi học sinh trả lời các câu hỏi 
Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh?
Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh?
+ Giáo viên nhận xét kiểm tra.
2 học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
Lớp theo dõi, nhận xét.
1’
3. Giới thiệu bài mới : 
a) Giáo viên giới thiệu: “Vệ sinh thần kinh (tt)” Ghi bảng.
HS nghe, ghi vào vở.
b) Phát triển các hoạt động : 
18’
Hoạt động 1 : Thảo luận 
*Mục tiêu : Giúp học sinh nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe 
 * Cách tiến hành :
Hoạt động nhóm, lớp
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Hàng ngày các bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ ?
+ Theo em, một ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ?
+ Giấc ngủ ngon, có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh ?
+ Để ngủ ngon, em thường làm gì ?
Yêu cầu các nhóm trình bày.
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi. HS tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy.
Hàng ngày các bạn trong nhóm em thường thức dậy lúc 6 giờ 30 sáng và đi ngủ lúc 10 giờ tối.
Theo nhóm em, một ngày mỗi người nên ngủ 7 đến 8 tiếng, từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng ( hoặc 6 giờ 30 sáng ).
Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể và cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, bởi vậy sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh.
Để ngủ ngon, em thường ngủ ở nơi thoáng mát, không nằm ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
 + GV kết luận : Khi ngủ, cơ thể tạm ngừng mọi hoạt động, các bộ phận hay các cơ quan trong cơ thể cũng được nghỉ ngơi. Lúc đó, cơ quan thần kinh cũng nghỉ ngơi, phục hồi lại các tế bào.
Chúng ta nên ngủ từ 7 – 8 giờ một ngày. Trẻ em cần được ngủ nhiều hơn. Tốt nhất nên ngủ từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Nếu mất ngủ thì cần phải đi khám sức khỏe.
Để ngủ ngon, em phải ngủ nơi thoáng đảm bảo đủ ấm ( vào mùa đông) và đủ mát ( vào mùa hè ). Khi ngủ, em phải mắc màn, không nên mặc quần áo quá nhiều hoặc quá chật.
12’
*Hoạt động 2 : Thực hành Lập thời gian biểu hàng ngày 
Mục tiêu :Biết lập và thực hiện được thời gian biểu hàng ngày .
+ Cách tiến hành :
GV H.dẫn cho cả lớp : thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục :
+ Thời gian : bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
+ Công việc và hoạt động của Cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh Cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình,  
Yêu cầu HS trình bày về thời gian biểu của bản thân hoặc của bạn bên cạnh.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì ?
+ Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để làm gì ?
+ Hãy đưa ra một thời gian biểu mà nhóm em cho là hợp lý.
GV yêu cầu nhóm trình điền vào bảng thời gian biểu phóng to trên bảng.
Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm, bổ sung.
- Hoạt động nhóm, lớp
- HS tiến hành trao đổi thông tin lẫn nhau theo hình thức thảo luận theo cặp.
Đại diện 3 – 4 HS trình bày thời gian biểu của bản thân hoặc của bạn bên cạnh qua thảo luận 
HS theo dõi, bổ sung.
HS tiến hành thảo luận nhóm.
Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học.
Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cơ quan thần kinh.
Học sinh trình bày.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nếu nhóm sau có ý trùng với nhóm trước thì trình bày các ý bổ sung để đỡ mất thời gian.
Buổi
Giờ
Công việc hoạt động
Sáng
6h30- 10h30
Ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt,ăn sáng, làm bài tập ,học bài cô cho
Trưa
11h – 12h00
Ăn trưa, ngủ trưa
Chiều
12h30 – 17h
Học và làm bài ở lớp
Tối
17h – 22h
Vệ sinh cá nhân, ăn cơm tối,làm bài,xem ti vi
Đêm
22h – 6h30
Ngủ
HS trình bày về thời gian biểu của bản thân hoặc của bạn bên cạnh.
+ Kết Luận : 
Thời gian biểu giúp các em sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Các em cần thực hiện đúng theo thời gian biểu đã lập, nhất là phải biết tận dụng thời gian học tập sao cho tốt nhất. Học tập – nghỉ ngơi hợp lý giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh.
1’
4. Tổng kết - dặn dò : 
Thực hiện tốt điều vừa học.
 - Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 17 : Ôn tập và kiểm tra : Con người và sức khỏe. 
- Nhận xét tiết học.
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8.
A. Mục tiêu:
- Nhận xét tuần 8. Qua tiết sinh hoạt học sinh thấy được những ưu điểm và khuyết điểm của mình để khắc phục trong tuần tới.
- Xây dựng kế hoạch tuần 9.
- Sinh hoạt chủ điểm: Lao động làm sạch đẹp trường lớp.
B. Nội dung sinh hoạt:
I. Nhận xét tuần 8:
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt đọng trong tuần.
- Ý kiến của học sinh.
- Giáo viên tổng kết chung:
 1. Ưu điểm:
- Đi học đúng giờ, đảm bảo chuyên cần tốt. Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, nghiêm túc.
- Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Đảm bảo tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
 2. Tồn tại:
- Một số em chưa chăm chỉ học.
 	+ Tuyên dương: . ( Chăm chỉ học tập)
 	+ Phê bình:  ( Chưa chịu khó học bài ở nhà.)
II. Sinh hoạt chủ điểm: Lao động làm sạch đẹp trường lớp 
- Giáo viên yêu cầu sinh hoạt chủ điểm.
- Cả lớp lao động nhặt rác trong lớp học và xung quanh trường.
- Giáo viên theo dõi học sinh lao động.
- Học sinh lao động xong vào lớp nhận xét, tuyên dương những học sinh tích cực lao động, nhắc nhở học sinh chưa tích cực lao động.
- Giáo dục học sinh giữ vệ sinh trường lớp, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường.
 III. Kế hoạch tuần tới:
 - Đi học chuyên cần. Nghỉ học phải có giấy xin phép của bố mẹ.
 - Thực hiện tốt các nề nếp của trường của lớp đề ra ( xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, vệ sinh,...)
 	- Đảm bảo tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
 - Tiếp tục đóng góp các khoản theo quy định. 
- Thực hiện tốt hoạt động trường lớp.
 	* Cho lớp vui văn nghệ cuối tuần. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_08_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu.doc