Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần thứ 1 năm 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần thứ 1 năm 2011

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai: gà trống, lo sợ, om sòm .

2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu :

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. (Trả lời được các CH trong SGK)

B. KỂ CHUYỆN

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Học sinh có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

* Thông qua bài học, giáo dục kĩ năng sống cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 

doc 96 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần thứ 1 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuầN 1
Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện (Tiết số 1+2)
 Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu:
A.Tập đọc
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai: gà trống, lo sợ, om sòm ...
Rèn kỹ năng đọc- hiểu :
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. (Trả lời được các CH trong SGK)
B. Kể chuyện
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. 
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
* Thông qua bài học, giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học:
	1. Tổ chức lớp (1’)
2. Bài cũ (3’)
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
- GV giới thiệu 8 chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 3 - Tập 1. Cả lớp mở “Mục lục”.
- Mời 1 - 2 HS đọc tên từng chủ điểm. GV kết hợp giải thích nội dung từng chủ điểm.
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập đọc ( 1,5 tiết)
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc (30’)
* GV đọc toàn bài
Hướng dẫn cách thể hiện giọng của các nhân vật trong bài 
* Hướng dẫn luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Luyện đọc từng đoạn, GV chú ý HD HS ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ trong câu văn dài.
GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ trong chú giải và giải nghĩa thêm từ “trẫm” (cách xưng hô của nhà vua).
- Đọc đoạn trong nhóm đôi (2’)
- Mời 2 nhóm thi đọc
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (15-20’)
* GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, TLCH:
? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? 
? Cậu bé đã nói gì với cha?
+ GV ghi từ: kinh đô
* GV yêu cầu HS đọc to đoạn 2, TLCH:
? Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua?
+ GV ghi từ: om sòm
? Cậu bé đã làm thế nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí? 
Tiết 2
* GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, TLCH:
? Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì? 
? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? ( HS thảo luận nhóm đôi trong 1’ để trả lời)
? Câu chuyện kết thúc ntn?
+ GV ghi: trọng thưởng
d. Luyện đọc lại (8-10’)
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
? Cô đọc nhấn giọng những từ ngữ nào?
? Lời cậu bé (nhà vua) đọc với giọng ntn?
- GV mời 2 nhóm (mỗi nhóm 3 HS) đọc phân vai.
- GV nhận xét, ghi điểm 
Kể chuyện (0,5 tiết)
1. GV nêu nhiệm vụ
2. HD HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và hướng dẫn học sinh kể 
Tranh 1:
? Quân lính đang làm gì ?
? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ?
Tranh 2:
? Trước mặt vua câu bé đang làm gì ?
? Thái độ của nhà vua như thế nào ?
Tranh3:
? Cậu bé yêu cầu sứ giả làm gì ?
? Thái độ của nhà vua đã thay đổi ra sao?
- Gọi 3 học sinh kể lại 3 đoạn câu chuyện.
- Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao ?
- HS theo dõi 
- HS đọc nối tiếp câu 
- Đọc nối tiếp nhau 3 đoạn trong bài 
- HS luyện đọc từng đoạn theo HD của GV.
- HS giải nghĩa các từ khó trong bài (dựa vào chú giải, đặt câu) hoặc GV giải nghĩa.
- HS trong nhóm đọc bài.
- 2 nhóm thi đọc
* HS đọc đoạn 1
- Lệnh cho mỗi nhà trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Vì gà trống không đẻ được 
- Cha đưa con ... việc này.
* HS đọc đoạn 2 
- đến trước cung vua kêu khóc om sòm.
- Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lý (bố đẻ em bé) từ đó làm cho vua phải thừa nhận: lệnh của ngài cũng vô lý.
* HS đọc đoạn 3 
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim ...
- Cậu bé yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua. 
- Vua trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.
- HS đọc phân vai đoạn 2.
- Nhận xét bình chọn bạn, nhóm đọc hay 
- Học sinh lần lượt quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện - nhẩm kể
- Quân lính đang đọc lệnh vua: Mỗi làng phải nộp một con gà trống để đẻ trứng.
- Lo sợ 
- Cậu khóc ầm ĩ và bão : Bố cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa cho em. Cậu không xin được nên bị bố đuổi đi.
- Nhà vua dận giữ quát và cho rằng cậu bé láo, dám đùa với vua.
- Về tâu với đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim
- Vua biết đã tìm được người tài, nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường học để rèn luyện.
- 3 học sinh kể lại 3 đoạn câu chuyện.
- Học sinh nêu ý kiến của mình và nêu lí do mình thích.
4. Củng cố - Dặn dò (2’)
? Nội dung câu chuyện này nói gì?
- Nhắc lại nội dung bài. 
- Về đọc bài và tập kể lại câu chuyện này.
	Chuẩn bị bài: Hai bàn tay em
Đạo đức (Tiết 1+2)
Bài 1: Kính yêu Bác Hồ (2 tiết)
I. Mục tiêu: 
- Biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước,đối với dân tộc.
- Biết tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. 
- Thực hiện theo “năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. Tài liệu và phương tiện:
- VBT Đạo đức 3. 
- Các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh...
- Phô tô bức ảnh dùng cho hoạt động 1.
III. Các hoạt động dạy học :
Tiết 1
1. Tổ chức lớp (1)
2. Bài cũ (2’)
GV kiểm tra VBT Đạo đức 3 của HS.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Khởi động: Học sinh nghe băng bài hát"Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" (Nhạc và lời: Phong Nhã)
- GV giới thiệu bài. 
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10’)
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát các bức ảnh trong VBT, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận và mỗi nhóm cử 1 đại diện lên giới thiệu về một hình ảnh.
GV nhận xét, bình chọn.
- Yêu cầu học sinh thảo luận cả lớp: 
+ Bác sinh ngày, tháng năm nào ?
+ Quê Bác ở đâu ? 
+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác ?
+ Tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
+ Bác có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta ?
- Giáo viên chốt lại 
* Hoạt động 2: Kể chuyện các cháu vào đây với Bác (10’)
- Giáo viên kể chuyện.
- GV mời 1 HS giỏi đọc lại.
- Yêu cầu học sinh thảo luận.
+ Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu như thế nào ?
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
- Giáo viên chốt lại.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng” (10’).
- GV yêu cầu học sinh tiếp nối nhau mỗi em đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm yêu cầu mỗi nhóm tìm 1 số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy (3’)
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày
- Giáo viên chốt lại nội dung.
- Học sinh hát tập thể bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận theo nhóm. 
- Các nhóm giới thiệu. Nhận xét bổ sung.
+ 19/5/1890
+ Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
+ Nguyễn Tất Thành, Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh ...
+ Nhân dân ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý cá cháu.
+ Vị Chủ tịch đầu tiên, người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam 2-9-1945.
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS giỏi đọc lại.
- Thảo luận
+ Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
+ Cần ghi nhớ và thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
- Học sinh đọc nối tiếp các điều Bác Hồ dạy 
- Các nhóm thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
- Đại diện trình bày. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò (3’)
- Chốt lại nội dung bài
- Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ. Sưu tầm các tấm gương “Cháu ngoan Bác Hồ”.
Tiết 2
1. Tổ chức lớp (1’)
2. Bài cũ (2’)
- GV gọi 2 HS đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
? Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
3. Bài mới (30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài:
* Khởi động: Yêu cầu học sinh hát bài "Tiếng chim trong vườn Bác" (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)- vào bài.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ (8’).
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp theo gợi ý:
? Bạn đã thực hiện được những điều nào trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Thực hiện ntn? 
? Còn điều nào bạn chưa thực hiện tốt? Vì sao? Bạn dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
- Yêu cầu một số em nói trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và khen những học sinh đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy và nhắc nhở cả lớp thực hiện theo bạn..
* Hoạt động 2: Trình bày kết quả sưu tầm(12’)
-Yêu cầu học sinh trình bày, giới thiệu những tư liệu (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao...) đã sưu tầm về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi, các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả sưu tầm theo tổ (hát, kể chuyện, ...)
- GV nhận xét về kết quả sưu tầm của cả lớp, khen những HS và tổ sưu tầm được nhiều tư liệu tốt, giới thiệu hay.
- GV giới thiệu thêm 1 số tư liệu khác về Bac Hồ (nếu có).
* Hoạt động 3: Trò chơi "phóng viên" (10’)
- GV mời 1 số HS lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi theo các câu hỏi gợi ý
+ Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ có tên gọi khác là gì?
+ Quê Bác ở đâu?
+ Bác sinh vào ngày tháng năm nào?
+ Bạn hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác hồ mà bạn biết.
+ Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khi nào? ở đâu?
 Kết luận: Kính yêu và biết ơn Bác Hồ.Thiếu nhi chúng ta cần phảu thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
- Học sinh liên hệ theo từng cặp.(2’)
- Một số em nói trước lớp.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trình bày theo nhóm (tổ).
Cả lớp nhận xét, bình chọn.
- Một số học sinh đóng thay nhau phóng viên phỏng vấn các bạn.
- Nguyễn Tất Thành, Nguyễn ái Quốc,....
- Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An.
- 19/ 5/ 1890
- 2/9 ở Quảng Trường Ba Đình Hà Nội.
- Học sinh nhắc lại.
	4. Củng cố - Dặn dò ( ...  hô nhanh dần.
Sau khi HS chơi xong, GV hỏi:
? Em có nhận thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
* Bớc 2:
- GV cho HS chơi trò chơi đòi hỏi vận động nhiều: trò chơi “Đổi chỗ”.
- Sau khi HS chơi xong, GV yêu cầu HS:
? So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi?
 GV kết luận: Tim của chúng ta luôn hoạt động. Khi vận động mạnh hoặc vui chơi, nhịp đập của tim nhanh hơn mức bình thường. Điều này rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên nếu lao động hoặc vui chơi quá sức tim có có thể sẽ bị mệt, ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải biết làm những việc để bảo vệ tim mạch của mình.
c. Hoạt động 2: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch? (15p)
* Bớc 1: Thảo luận nhóm đôi.
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình ở SGK/ 19 kết hợp với hiểu biết của bản thân để thảo luận các câu hỏi sau (Ghi trong phiếu học tập):
+ Hoạt động nào trong các hình có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức?
+ Theo bạn, những trạng thái cảm xúc nào dới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn?
 Khi vui quá.
 Lúc hồi hộp, xúc động mạnh.
 Lúc tức giận.
 Thư giãn.
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật?
+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống giúp bảo vệ tim mạch và những thức ăn, đồ uống làm tăng huyết áp, gây sơ vữa động mạch?
* Bớc 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện mỗi nhóm trình phần trả lời 1 câu hỏi. 
- GV cho HS nhận xét, bổ sung.
 GV kết luận: Để bảo vệ tim mạch chúng ta cần :
+ Sống vui khoẻ, tránh xúc động mạnh hay tức giận, 
+ Không mặc quần áo và đi giày dép quá chật.
+ Ăn uống điều độ, đủ chất, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, 
- HS chơi trò chơi theo HD của GV.
- nhanh hơn 
- HS chơi trò chơi.
- Khi vận động mạnh nhịp đập của tim nhanh hơn khi vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày trớc lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc mục “Bạn cần biết”. SGK/ 19.
4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về ôn bài, làm BT trong VBT. Chuẩn bị bài 9 "Phòng bệnh tim mạch"
Chính tả (Tiết số 8)
Nghe - viết: Ông ngoại
I. Mục tiêu 
 Rèn kỹ năng viết chính tả: 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2- 3 tiếng có vần oay (BT2).
- Làm đúng các bài tập 3a phân biệt các tiếng có âm đầu r/gi/d.
 Giáo dục học sinh tính cẩn thận và cách trình bày bài viết .
* Thông qua bài học, giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết BT 3a.
- VBT TV 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (3p) 
- GV đọc cho HS lên viết bảng lớp, lớp viết vở nháp: thửa ruộng, dạy bảo, ma rào, giao việc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS viết chính tả (24p).
* Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc bài chính tả.
? Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi những đâu?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi:
? Đoạn văn có mấy câu?
? Chữ đầu các câu viết nh thế nào ?
?Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? Vì sao?
- HD HS tập viết những từ hay viết sai.
GV đọc từng từ cho HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
* Viết chính tả 
- GV đọc lại bài chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, chú ý uốn nắn tư thế HS.
* Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài để HS soát và chữa lỗi trong bài viết.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c. HD HS làm bài tập chính tả (10p).
 * Bài 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho cả lớp tự làm bài vào vở nháp.
- GV tổ chức cho 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em) lên chơi trò chơi “Tiếp sức”: HS mỗi nhóm tiếp nối nhau lên viết các từ có tiếng chứa vần oay. Nhóm nào viết đúng - nhanh nhóm đó thắng cuộc.
- Yêu cầu HS cuối cùng thay mặt cả nhóm đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng:
xoay tròn, loay hoay, xoáy 
* Bài 3a:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho cả lớp tự làm bài vào vở nháp.
- GV đa bảng phụ ghi bài tập, mời 3 HS tiếp nối nhau lên làm.
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng:
giúp ; hung dữ ; ra
- 1 HS đọc lại bài chính tả.
- Đi khắp các căn lớp trống, nơi trường tiểu học bạn nhỏ sẽ học.
- 3 câu
- Viết hoa chữ cái đầu câu 
- Những chữ cái đầu mỗi câu: Trong, Ông, Tiếng.
- HS tập viết những từ hay viết sai: ngôi trờng, loang lổ, trong trẻo ...
- 2,3 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS ghi nhớ những tiếng khó, dễ lẫn trong bài viết.
 - HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp tự làm bài vào vở nháp.
- 2 nhóm HS lên chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- HS cuối cùng đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn, bổ sung 
- Cả lớp làm bài vào VBT.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp tự làm bài vào vở nháp.
- 3 HS tiếp nối nhau lên làm.
HS nhận xét.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
	4. Củng cố - Dặn dò (2p)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài viết này. Chuẩn bị bài chính tả sau.
Tập làm văn (Tiết số 4)
Nghe kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu
- Rèn kỹ năng nói : Nghe và kể lại được câu chuyện "Dại gì mà đổi " (BT1). 
- Rèn kỹ năng viết: Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo (BT2). 
* Thông qua bài học, giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh hoạ truyện "Dại gì mà đổi "
- Viết sẵn 3 câu hỏi lên bảng lớp. 
- VBT TV3.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Tổ chức lớp (1p)
2. Bài cũ (3p)
- Mời 1-2 HS đọc bài làm kể về gia đình mình với người bạn mới quen.
 1-2 HS đọc đơn xin nghỉ học.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới (34p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Bài tập 1:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK, đọc các câu hỏi gợi ý.
- GV kể chuyện lần 1 (giọng vui, chậm rãi).
? Vì sao mẹ doạ đòi đổi cậu bé ?
? Cậu bé trả lời mẹ nh thế nào ?
? Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ?
- GV kể chuyện lần 2. 
- Mời 1-2 HS giỏi kể lại chuyện. 
GV nhận xét.
- Yêu cầu HS nhìn các gợi ý, tập kể lại nội dung câu chuyện theo nhóm đôi (4’)
- Mời 3- 4 HS thi kể.
GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.
? Truyện này buồn cười ở điểm nào ?
- Hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa câu chuyện 
* Bài tập 2: 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập.
? Tình huống cần viết điện báo là gì?
? Yêu cầu của bài tập là gì ?
- Giáo viên hướng dẫn: 
+ Họ tên, địa chỉ ngời nhận: Cần viết chính xác cụ thể đây là phần bắt buộc phải có.
+ Họ tên địa chỉ người gửi (ở dòng trên và dòng dưới): Nội dung ghi vắn tắt nhưng phải đủ ý để ngời nhận điện hiểu.
 Phải ghi rõ để bưu điện dễ liên hệ, nếu không bưu điện không chịu trách nhiệm.
- Yêu cầu 2 HS giỏi nhìn mẫu điện báo làm miệng. 
GV nhận xét và bổ sung.
- Cho cả lớp điền vào mẫu điện báo trong VBT.
- Mời một số HS đọc bài làm.
GV nhận xét.
* HS đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ
- Vì cậu rất nghịch
- Mẹ sẽ chẳng đổi đợc đâu
- Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa ngoan lấy một đứa nghịch ngợm.
- 1-2 học sinh khá giỏi kể lại chuyện.
- HS tập kể lại nội dung câu chuyện theo nhóm đôi.
- 3- 4 HS thi kể.
HS nhận xét, bình chọn bạn kể tốt.
- Cậu bé nghịch ngợm mới có 4 tuổi cũng biết rằng không ai đổi 1 đứa ngoan lấy một đứa nghịch ngợm.
- Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
* Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Em được đi chơi xa đến nhà cô chú ở tỉnh khác ... Đến nơi em gửi điện báo về cho gia đình biết để mọi ngời ở nhà yên tâm.
- Dựa vào mẫu điện báo, em hãy viết họ và tên, địa chỉ ngời gửi, ngời nhận và nội dung bức điện.
- 2 HS giỏi nhìn mẫu điện báo làm miệng. 
- Cả lớp điền vào mẫu điện báo trong VBT.
- Một số HS đọc bài làm.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò (2’)
- GV hệ thống lại cách viết điện báo.
- Dặn HS kể lại chuyện “Dại gì mà đổi”; ghi nhớ cách viết điện báo, nhắc HS viết điện báo chưa đạt về nhà sửa lại.
	Chuẩn bị tiết TLV tuần 5.
Sinh hoạt Tuần 4
I. Mục tiêu
- HS biết được ưu, khuyết điểm của lớp, của từng cá nhân trong tuần. Từ đó phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục khuyết điểm để tuần sau thực hiện tốt hơn.
- HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần sau.
II. Nội dung
1.GV nhận xét, đánh giá các hoạt động tuần 4 
- Chuyên cần: .................................................................................................................
- Học tập:
 *Ưu điểm:
+ .....................................................................................................................................
+ .....................................................................................................................................
 *Tồn tại:
+ .....................................................................................................................................
+ .....................................................................................................................................
- Các hoạt động khác:
+ Xếp hàng ra vào lớp ....................................................................................................
+ ......................................................................................................................................
2. Bình bầu tập thể, cá nhân xuất sắc
- Tổ: 
- Cá nhân: 
3. Công việc tuần tới
- Duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần 100%
- Duy trì nền nếp lớp học.
- Thực hiện tốt mọi nội qui của trường, lớp đề ra.
- Tiếp tục đóng góp đầy đủ các khoản tiền theo qui định.
- Học và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.
nhận xét, ký duyệt của BGH
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 chuan HUONG.doc