Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần thứ 17 - năm học 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần thứ 17 - năm học 2011

/ Mục tiêu :

 Củng cố cho học sinh cách tính` giá trị biểu thức theo nhiều dạng khác nhau. Vận dụng tính giá trị biểu thức bằng cách nhanh nhất.

 Rèn kỹ năng trình bày bài.

II/ Nội dung :

Bài 1 : Đúng ghi Đ sai ghi S

 a/ 282 – 100 : 2 = 91

 b/ 240 : 6 + 576 = 616

 c/ 375 – 10 x 3 = 345

 d/ 70 + 60 : 3 = 240

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần thứ 17 - năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
 Ngày soạn : 7 tháng 12 năm 2011
Ngày dạy : 12 tháng 12 năm 2011 
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
ôn toán 
Tính giá trị biểu thức
I/ Mục tiêu : 
	Củng cố cho học sinh cách tính` giá trị biểu thức theo nhiều dạng khác nhau. Vận dụng tính giá trị biểu thức bằng cách nhanh nhất.
	Rèn kỹ năng trình bày bài.
II/ Nội dung : 
Bài 1 : Đúng ghi Đ sai ghi S 
	a/ 282 – 100 : 2 = 91
	b/ 240 : 6 + 576 = 616
	c/ 375 – 10 x 3 = 345
	d/ 70 + 60 : 3 = 240 
Bài 2 Tính giá trị biểu thức bằng cách nhanh nhất:
	a/ 32 x 6 + 55 x 6 + 13 x 6 – 25 x 4
	= 6 x ( 32 + 55 + 13 ) – 100
	= 6 x 100 - 100
 = 600 - 100
	= 500
	b/ 15 x 5 + 15 x 18 – 7 x 15
	= 15 x ( 5 + 18 – 7 ) 
	= 15 x 16
	= 240
Bài 3 : Tính nhanh tổng sau : 
	12 + 13 + 14 + 15 + 65 + 66 + 67 + 68 
	= ( 12 + 68 ) + ( 13 + 67 ) + ( 14 + 66 ) + ( 15 + 65 ) 
	= 80 + 80 + 80 + 80 
	= 80 x 4 
	= 320
Bài 4 : Hs làm tiếp bài 190; 191 trang 26 sách Toán nâng cao 
III/ Củng cố : Nhắc lại kỹ năng trình bày bài giải bằng cách nhanh nhất.
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
ôn toán
Tìm số theo điều kiện về các chữ số của nó
I/ Mục tiêu : 
	Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh làm quen dạng toán tìm các số theo các điều kiện về các chữ số của nó ở nhiều dạng khác nhau.
	Rèn kỹ năng trình bày bài.
II/ Nội dung : 
Bài 1: Tìm số có hai hoặc ba chữ số, biết tích các chữ số của nó bằng 6 và số đó bé hơn 146
Bài giải
ta có số có hai chữ số có tích bằng 6 là :
6 = 6 x 1 = 2 x 3
Vì số đó bé hơn 146 => số chữ số đó là 2 hoặc là 3
Vậy số có hai chữ số là : 16; 61; 23; 32
Ta có số có ba chữ số có tích bằng 6 là :
6 = 1 x 1 x 6 = 1 x 2 x 3
Vì số đó bé hơn 146 => số chữ số của số đó là 2 hoặc là 3
Vởy số có ba chữ số là : 116; 123; 132
Bài 2 : Tìm số có hai chữ số , biết hai chữ số của nó hơn kém nhau 2 đơn vị và gấp kém nhau 2 lần ?
Bài giải
	Ta có số có hai chữ số gấp kém nhau 2 lần là : ( 8; 4 ) ( 6; 3 ) ( 4; 2 ) ( 2 ;1 )
Theo bài ra hai chữ số của nó hơn kém nhau 2 đơn vị và gập kém nhau 2 lần . Trong các cặp số trên chỉ có hai chữ số 4 và 2 thoả mẫn yêu cầu bài ra. Vởy số đó là : 24 hoặc 42.
Bài 3 : Tìm số có hai chữ số , biết rằng khi khi viết thêm chữ số 2 vào bên trái số đó ta được số mới gấp 9 lần số đã cho. 
Bài giải 
	Khi viét thêm chữ số 2 vào bên trái một số có hai chữ số tức là đã thêm vào số đó 200 đơn vị.
	Số mới gấp 9 lần số đãchonhư vậy đã tăng thêm 8 lần số cũ ( 9 – 1 = 8 ) . Vởy 8 lần số cũ bằng 200.
	Số cũ là : 200 : 8 = 25 
	Số có hai chữ số phải tìm là 25 
	Thử lại : 225 : 9 = 25 
Bài 4 : Tìm số chẵn có 3 chữ số , biết rằng chữ số hàng trăm gấp 2 lần chữ số hàng đơn vị và bằng chữ số hàng chục.
Bài giải
	Chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng trăm, chữ số hàng trăm gấp 2 lần chữ số hàng đơn vị suy ra chữ số hàng chục gấp 4 lần chữ số hàng đơn vị. Do đó chữ số hàng đơn vị là 1 hoặc 2 ( Chữ só hnàg chục không quá 10 ) 
	Theo bài ra vì số phải tìm là số chẵn nên chữ số hàng đơn vị là 2 => chữ số hàng chục là 8 ( 2 x 4 = 8 ) 
Chữ số hnàg trăm là 4 ( 2 x 2 = 4 ) 
	Số phải tìm là 482 
III/ Củng cố : Nhắc lại cách lý luận khi tìm các chữ số theo điều kiện của bài tập .
ôn tiếng việt
Luyện đề 
I/ Mục tiêu : 
	Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã ôn tập để làm tốt các bài tập theo yêu cầu của đề.
	Rèn kỹ năng trình bày bài.
II/ Nội dung : 
Bài 1 ( 2 điểm ) : Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm : 
	Cây đa, nhớ thương, con đò, dòng sông, tự hào, gắn bó, thương yêu, mái đình, yêu quý, bùi ngùi.
Bài 2 : Hãy chỉ ra các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau : 
	Quê hương là chùm khế ngọt 
	Cho con trrò hái mỗi ngày
	Quê hương là đường đi học 
	Con về rợp bướm vàng bay.
Bài 3 : Đặt câu hỏi cho bộ phân gạch chân 
	a/ Những con thiên nga rất đẹp .
	b/ Bạn Lan học giỏi và hát rất hay.
Bài 4 : Tập làm văn 
	Em hãy viết thư cho bạn ở một nơi khác để làm quen và hứa cùng thi đua học tốt.
Đáp án
Bài 1 : 2 điểm 
Tìm và đặt tên đúng cho mỗi nhóm được 0,75 điểm.
Bài 2 : 2 điểm 
	Tìm được 8 từ chỉ sự vật cho 0,75 điểm 
	Tìm được 5 từ chỉ hoạt động cho 0.,75 điểm.
	Tìm được 2 từ chỉ đặc điểm cho 0,5 điểm.
Bài 3 : 1 điểm 
	Đặt đúng câu hỏi cho mỗi câu được 0,5 điểm.
Bài 4 : Tập làm văn : 4 điểm 
Toàn bài có 1 điểm chữ viết.
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011
ôn tiếng việt
Tập làm văn : Viết về thành thị, nông thôn
I/ Mục tiêu :
	Củng cố cho học sinh cách viết thư lồng tả nói về thành thị, nông thôn.
	Rèn cách dùng từ để diễn đạt câu cho đúng với văn cảnh.
II/ Nội dung : 
Đề bài số 1: Có một lần em được ra thành phố, em thấy bao điều mới lạ. Em hãy viết thư cho người bạn thân ở quê để giới thiệu vẻ đẹp đáng yêu của thành phố mà em biết.
Gợi ý : 
	Em viết thư cho bạn thân của em ở quê để giới thiệu vẻ đẹp của thành phố khi em được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của thành phố mà em được đến đó.
	Đó là thành phố ( thị xã ) nào ?
	Nơi đó có gì đặc biệt và đáng yêu?
	HS viết bài -> Gọi học inh đọc bài GV sửa lỗi diễn đạt.
Đề bài số 2 : Viết thư cho bạn thân ở thành phố giới thiệu vẻ đẹp đáng yêu cảu làng quê nơi em ở để thuyết phục bạn về thăm.
Gợi ý : 
	Làng quê em ở đâu? 
	ở đó có gì đáng yêu?
HS viết bài -> Chấm 1 số bài -> Sửa lỗi diễn đạt . 
ôn toán
Luyện đề 
I/ Mục tiêu : 
	Vận dụng những kiến thức đã ôn tập làm tốt các bài tập theo yêu cầu của đề ra.
	Rèn kỹ năng trình bày bài.
II/ Nội dung : 
	Phần 1 : Trắc nghiệm : 
Khoanh vào đáp án đúng
1/ 4m5cm = ..... cm 
	A. 405	B. 450	C. 504	D. 540
2/ 7 x 8 + 38 = ....
	A. 322	B. 321	C. 95	D. 94 
3/ Trong vườn có 63 cây ăn quả số cây đó là cây bưởi. Hỏi trong vườn đó có bao nhiêu cây bưởi ?
	A. 9 cây bưởi	B. 8 cây bưởi	C. 44 cây bưởi	D. 443 cây bưởi
4/ Chị Lan có 84 quả cam, sau khi đêm bán thì số quả cam giảm đi 4 lần. Hỏi chị Lan còn bao nhiêu quả cam?
	A. 22 quả cam 	B. 21 quả cam 	C. 80 quả cam 	D. 79 quả cam 
Phần II: tự luận 
Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
	327 x 8	80 : 5
	165 x 3 	99 : 8 
Bài 2 : Tìm Y 
	a/ ( Y – 4 ) x 8 = 64 
	b/ ( Y x Y ) x 8 = 72
Bài 3 : Tính nhanh tổng sau : 
	12 + 13 + 14 + 15 + 65 + 66 + 67 + 68 
Bài 4 : Hiện nay con 8 tuổi, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Hỏi trước đây mấy năm tuổi con bằng tuổi mẹ ?
Đáp án
	Phần trắc nghiệm : 2 điểm Khoanh đúng mỗi kết quả cho 0,5 điểm
	Câu 1 : ý A
	Câu 2 : ý D	
	Câu 3 : ý A	
	Câu 4 : ý B
Phần tự luận 
Bài 1 : 2 điểm 
	Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm
Bài 2 : 2 điểm ( Tìm đúng mỗi giá trị của Y cho 1 điểm )
	a/ Y= 12
	b/ Y = 3 
Bài 3 : 1 điểm 
Bài 4 : 2 điểm 
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
ôn tiếng việt
Luyện từ và câu 
ôn tập về từ chỉ đặc điểm. ôn tập câu : ai thế nào?
I/ Mục tiêu : 
	Ôn tập củng cố cho học sinh về từ chỉ đặc điểm, biết tìm những từ ngữ thích hợp chỉ đặc điểm, tính tình của một người. Tìm những câu Ai thế nào? đúng. Biết đặt câu có dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận của câu.
II/ Nội dung : 
Bài 1 : Tìm những từ ngữ thích hợp chỉ đặc điểm về hình dáng, tình tình của người bạn thân của em. Đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm được.
	Hình dáng : Cao, thấp, béo, thanh mảnh, loắt choắt...
	Tính tình : Ngoan ngoãn, hiền lành, chăm chỉ, lễ phép....
	Đặt câu : Bạn Giang có dáng người loắt choắt.
	 Hoa chăm chỉ học tập.
Bài 2 : HS làm tiếp bài 1; 2 trang 52 sách Tiếng việt cơ bản.
III/ Củng cố : Nhắc cách xác định đúng câu Ai thế nào? chú ý vận dụng dấy phẩy khi viết văn.
Sinh hoạt tập thể
Hoạt động sao nhi đồng
I/ Mục tiêu : 
- HS thấy được mục đích ý nghĩa của hoạt động sao.
- GD HS có ý thức khi tham gia các hoạt động của sao
II/ Nội dung
- Các sao báo cáo những công việc đã làm của các sao trong tháng qua.
- GV nhận xét, đánh giá tuyên dương
- GV đưa phương hướng phấn đấu trong tuần, tháng 
+ Thi đua học tập giành những bông hoa điểm 10 kính dâng các anh bộ đội.
+ Sưu tầm các câu thơ, bài thơ nói về các anh bộ đội.
+ Các nhóm sao thi đua ôn tập thi HK1
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
ôn tiếng việt
Luyện đề: Kiểm tra ( 60 phút )
I/ Mục tiêu 
- Vận dụng những kiến thức đã ôn tập làm toota các bài tập theo yêu cầu của đề
- Rèn kỹ năng trình bày bài
II/ Nội dung
Bài 1: Dựa vào nghĩa xếp các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm
Cần cù yêu thương, nhớ nhung chăm chỉ, sáng tạo, giận hờn, cần mẫm, chịu khó, vui sướng, phấn khởi.
Bài 2: Viết tiếp vế so sánh vào chỗ trống để câu văn trở nên sinh động, gợi cảm.
a. mỗi cánh hoa giấy giống hệt.
b. Nước suối trờn qua khe đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như..
Bài 3: 
a. Điền từ ngữ thích hợp trong ngoặc (mịn màng, mượt mà, xanh thắm, ngời xanh, đậm đặc, đợm dặc, đu đưa, rung rinh, ngọt ngào, thơm lựng) vào chỗ chấm và cho biết từ vừa điền bổ sung nghĩa cho những từ nào trong câu:
	“Hoa mai vẫn có năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng màmàu ngọc bích.
Khi nở, cánh hoa mai xòe ra  như lụa. Ngững cánh hoa ánh lên một màu sắc vàng muốt ... Một mùi ....... như nếp hương phảng phất bay ra.
Hoa mai nở từng chùm thưa thớt không  như hoa đào. Nhưng cánh mai uyển chuyển hơn cánh đào. Vì thế, khi cành mai . cười với gió xuân, ta liên tưởng như một đàn bướm đang bay lượn. ” 
b. Đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu cuối cùng trong đoạn văn trên.
Bài 4: Hãy tìm hai từ nói về đặc điểm của anh Kim Đồng trong bài “Người liên lạc nhỏ ” rồi đặt câu với mỗi từ vừa tìm được. 
Bài 5: 
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về!
Lời mời chào thật tha thiết, ngọt ngào xen lẫn niềm tự hào về quê hương Nam Định. Em hãy viết một số đoạn văn ngắn giới thiệu về một số cảnh đẹp của tỉnh Nam Định mà em biết.
Đáp án:
 Bài 1: (2đ) xếp đúng mỗi nhóm và đặt tên: 1đ
Bài 2: (1đ) điền đúng mỗi câu: 0,5đ
Bài 3: (2đ) điền đúng mỗi câu: 0,25đ
Bài 4: (1đ) tìm đúng 2 từ: 0,5 đ, đặt câu 0,5đ
Bài 5: TLV (4đ).
Tuần 18
 Ngày soạn : 16 tháng 12 năm 2011
Ngày dạy : 19 tháng 12 năm 2011 
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
ôn toán 
Chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật
I/ Mục tiêu
- Ôn tập củng cố khắc sâu kiến thức cho HS về cách tính hình chu vi, hình tứ giác, hình chữ nhật. Vận dụng giải các bài toán có lời văn liên quan đến yếu tố hình học.
- Rèn kỹ năng trình bày 
II/ Nội dung
Bài 1: ... thơ nào cho biết quê Páo ở miền rừng núi.
	a. Ngọn núi ở lại cùng mây
	b. Mặt trời theo về Thành Phố
	c. Tiếng suối nhoà dần sau cây
2. Những điều gì ở Thành phố khiến Páo thấy lạ?
	a. Đường rất rộng
	b. Sông rất sâu
	c. Gió thổi mạnh
	d. Người, xe đi như gió thổi
	e. Nhà cao phải ngước lên nhìn mới thấy mái
3. Bài thơ sử dụng mấy hình ảnh so sánh?
	a. 3 hình ảnh 
	b. 4 hình ảnh 
c. 5 hình ảnh 
4. dòng nào nêu đúng các câu chỉ người, sự vật có ở khổ thơ đầu.
a. Páo, bố, ngọn núi, mây, mặt trời, Thành phố, tiếng suối, cây.
b. Páo, bố, ngọn núi, mây, nghỉ hè, mặt trời, thành phố, tiếng suối, cây.
c. Páo, bố, ngọn núi, mặt trời, tiếng suối, cây.
* Củng cố: Nêu nội dung bài. Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bạn nhỏ miền núi về thăm bố ở Thành phố. Bạn thấy cái gì cũng khác lạ nhưng vẫn gợi nhớ đến quê nhà.
ôn toán
Giải các bài toán có lời văn 
có liên quan về yếu tố hình học
I/ Mục tiêu
- Ôn tập củng cố khắc sâu kiến thức chi HS về cách giải bài toán có lời văn có liên quan về yếu tố hình học ở nhièu dạng khác nhau.
- Rèn kỹ năng làm bài
II/ Nội dung
Bài 1: Một thửa ruộng hình chữ nhật có b = 30m; a gấp 3 lần b. Người ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa vườn đó (có 2 của ra vào, mỗi củă rộng 3m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét?
Tóm tắt:
b hcn: 	
a hcn: 	a = ..m
Chiều dài thửa vườn hình chữ nhật là:
30 x 3 = 90 (m)
Chu vi thửa vườn hình chữ nhật là:
(90 + 30) x 2 = 240 (m)
Diện tích 2 của vườn đó là:
3 x 2 = 6 (m)
Chiều dài hàng rào là:
240 – 6 = 234 (m)
Đáp số: 234 (m)
Bài 2: Một hình chữ nhật có b = 12cm. Biét chu vi bằng 6 lần b , tính chiều dài hình chữ nhật đó?
Chu vi hình chữ nhật là:
12 x 6 = 72 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
(72 : 2 – 12) = 24 (cm)
Đáp số: 24 (cm)
Bài 3: HS làm bài: 206; 207 toán khó
III/ Củng cố: Nhắc kỹ năng trả lời câu hỏi khi giải toán.
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
ôn tiếng việt
Luyện từ và câu
I/ Mục tiêu
- Củng cố và nhắc kiến thức cho HS về hình ảnh so sánh tìm đúng những hình ảnh so sánh trong các câu thơ đoạn văn đúng. Sử dụng dấu chấm, dấu phảy khi viết câu.
- Rèn kỹ năng làm bài
II/ Nội dung
Bài 1: Gạch dưới hình ảnh so sánh trong các câu thơ sau.
Lá thông như thể chùm kim
Reo lên trong gió một nghìn âm thanh
Lá lúa là lưỡi kiếm cong
Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng
Lá chuối là những con tàu
Bồng bềnh chỉ nặng một màn gió trăng.
Bài 2: HS làm tiếp bài 1; 2; 3; 4 (Tr56) Tiếng việt cơ bản
Củng cố: chú ý sử dụng dấu chấm, dấu phảy khi viết câu cho đúng.
Sinh hoạt tập thể
Tìm hiểu về Tết cổ truyền
I/ Mục tiêu
- Giúp HS thấy được ý nghĩa của Tết cổ truyền của đất nước từ xưa tới nay ông cha ta đã để lại.
- GD HS có ý thức phát huy và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp đó.
II/ Nội dung
- HS trao đổi nhóm tìm hiểu về Tết cổ truyền của dân tộc 
? Nêu ý nghiã của Tết cổ truyền 
? Nói những hiểu biết của em về Tết cổ truyền
Đại diện các nhóm báo cáo
GV nói lại ý nghĩa của Tết cổ truyền để HS hiểu.
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
ôn tiếng việt
Tập làm văn: ôn tập
I/ Mục tiêu
- Củng cố cho HS bố cục dạng văn viết thư ở nhièu thể loại theo yêu cầu khác nhau.
- Rèn kỹ năng cho HS 
II/ Nội dung
Đề bài số 1 : Đặt mình vào vai bạn nhỏ trong bài “Về quê ngoại” viết thư cho các bạn kể về quê ngọai.
Gợi ý:
Em đặt mình vào vai bạn nhỏ để viết thư kể về quê ngoại, những điều thú vị có ở quê nhà như có bà cụ già kể chuyện ngày xưa, có trăng gió..
- HS làm cá nhân - Gọi HS đọc bài – GV sửa lỗi diễn đạt.
- Đề bài số 2 : HS làm tiếp: Đề 3; đề 4 Tr 57 tập làm văn, Tiếng việt cơ bản
III/ Củng cố: Nhắc cách sử dụng dấu câu khi viết văn và cách dùng từ để diẽn đạt câu.
Tuần 19
 Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Thứ hai ngày
ôn toán
Các số có bốn chữ số
I/ Mục tiêu
- Củng cố: cách đọc, viết các số có bốn chữ số vận dụng làm các bài tập theo yêu cầu khác nhau.
- Rèn kỹ năng làm bài
II/ Nộ dung
Bài 1: Viết các số sau
- Chín nghìn sáu trăm bốn mươi: 9640
- Năm nghìn bảy trăm linh hai: 5702
- Một nghìn năm trăm mười ba: 1513
- Hai nghìn tám trăm: 2800
Bài 2: Viết số
a. Số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau: 1023
b. Số lớn nhất có 4 chữ số đều là chẵn: 8888
c. Số lẻ nhỏ nhất có 4 chữ số: 1357
d. số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau: 9876
Bài 3: HS làm bài 1, 2, 3 sách luyện toán
* Củng cố: GV nhắc cách đọc, viết số có 4 chữ số cho đúng.
Thứ ba ngày
ôn toán
Các số có bốn chữ số
I/ Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập củng cố cho HS cách đọc, viết các số có 4 chữ số. Vận dụng làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
- Rèn kỹ năng làm bài
II/ Nội dung
Bài 1: Viết tất cả các số có 4 chữ số mà tổng các chữ số đó là 2.
1001; 1100; 1010
Bài 2: Cho các số: 4; 5; 3; 2 
a.Viết các số có 4 chữ số khác nhau mà hàng cao nhất là 4:
b. Sắp xếp các số đó theo thức tự từ lớn đến bé.
a) 4532; 4523; 4325; 4352; 4235; 4253
b) 4532; 4523; 4352; 4325; 4253; 4235
Bài 3: Viết số có 4 chữ số, biết rằng chữ số hàng chục gấp 2 lần hàng đơn vị, chữ số hàng trăm gấp 2 lần hàng chục, chữ số hàng nghìn gấp 2 lần chữ số hàng trăm.
Số cần tìm là: 8421
Bài 4: HS làm bài 1; 2; 3 sách luyện toán
Củng cố: Nhắc kỹ năng làm bài
ôn tiếng việt
Đọc hiểu: Bộ đội về làng
I/ Mục tiêu
- Rèn kỹ năng đọc thầm vận dụng trả lời các câu hỏi theo yêu cầu
- Rèn kỹ năng nói diễn đạt câu trôi chảy
II/ Nội dung
Câu 1; 2; 3 Tr 8 TV3 tập 2
* Củng cố nội dung bài: Tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thứ t ngày
ôn tiếng việt
Bài tập tìn hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ
I/ Mục riêu
- Tiếp tục ôn tập củng cố cho HS tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ đã học ở nhiều dạng klhác nhau.
- Rèn kỹ năng trình bày bài
II/ Nội dung
Bài 1: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn dưới đây, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả
Nội dung sinh động, gợi cảm như thế nào?
a. Đã có ai lắng nghe
 Tiếng mưa rơi trong rừng cọ?
 Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
Hình ảnh âm thanh tiếng thác dội, trận gió ào ào đã góip phận diễn tả được sự mạnh mẽ, vang động của tiếng mưa rơi trong rừng cọ, gợi cảm xúc mới lạ thú vị.
b. Trái bầu nậm còn tươi lủng lẳng dưới giàn như cái bình rượu được tạc bằng khối ngọc bích đều sắc, nhẵn và bóng.
Hình ảnh cái bình rượu được tạc bằng khối ngọc bích đều sắc, nhẵn bóng góp phần diễn tả được vẻ đẹp thật kì lạ có giá trị cao của trái bầu nậm do thiên nhiên tạo ra, gợi cảm xúc trân trọng trước vẻ đẹp của của sự vật.
c. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim gà đảy đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn từ đầu xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
 Đoàn Giỏi 
Hình ảnh tượng nhuẽng người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa góp phần diễn tả được vẻ đẹp tạo hình của chim cồng cộc đang vươn acnhs gợi cảm xúc mới mẻ về sự vật.
Hình ảnh những ông thầy tu mặc áo xám góp phần diễn tả được vẻ nghiêm trang của chim gà đảy gợi cảm xúc mới lạ thú vị.
Củng cố: Nhắc HS đọc lại các bài trên và làm lại để nhớ dạng bài đã ôn.
ôn toán
ôn các số có bốn chữ số
I/ Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập củng cố khắc sâu, kiến thức cho HS làm quen với các bài toán về các số có bốn chữ số theo nhiều yêu cầu khác nhau.
- Rèn cách làm bài
II/ Nội dung
Bài 1: Viết số tự nhiên x
a. x = 1000 x 7 + 10 x 5 + 7
 x = 7000 + 50 + 7
 x = 7050
b. x = 1000 x 2 + 100 x 3 + 4
 x = 2000 + 300 + 4
 x = 2304
Bài 2: Viết số thích hợp thay cho a
4a56 8796
4056 8796
Bài 3: Điền ( =) thích hợp vào ô trống
6875 7685 4230 8796
9058 9899 5742 5724
Bài 4: HS làm bài 216; 217; 218 Tr 29 toán nâng cao.
* Củng cố: Nhắc cách đọc, viết, so sánh các số có 4 chữ số.
Thứ năm ngày
ôn tiếng việt
Luyện từ và câu: Ôn tập cách đặt và TLCH khi nào?
I/ Mục tiêu
- Củng cố cho HS nắm được những cách nhân hoá. Vận dụng làm đúng các bài tập theo yêu cầu. Tìm đúng bộ phận TLCH khi nào? trong câu văn.
-Rèn kỹ năng làm bài
II/ Nội dung
1. Trong các đoạn thưo dưới đây, những sự vật nào được nhân hoá? Gạch dưới chân những từ thể hiện biện pháp nhân hoá.
a. Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đẩy đường
b. Cây dừa
Sải tay
Bởi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
2. Hãy sử dụng cách nói nhân hoá để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm.
a. Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng .
- Bác cần trục có cánh tay khổng lồ.
- Tàu nào cần bốc lên là Cần Trục vươn tới.
b. Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
Một luồng gió nhẹ thoảng qua mang theo chiếc lá vàng vừa rơi thân cây rơi xuống.
c. Mấy con chim hót ríu tít trên cây.
Mấy chú chim ríu ra ríu rít trò chuyện huyên náo trên cành cây.
d. Mỗi ngày, lịch lại thay một khuôn mặt mới, rạng rỡ và vui vẻ.
Bài 3: HS làm bài: 2; 3; 4 Tr 59 Tviệt nâng cao.
Củng cố : Nhắc cách viết câu có hình ảnh nhân hoá.
Sinh hoạt tập thể
Tìm hiểu tết cổ truyền
 I/ Mục tiêu
- Tiếp tục cho HS tìm hiểu ý nghĩa Tết cổ truyền dân tộc ta
- GD HS có ý thức phát huy truyền thống của Tết cổ truyền.
II/ Nội dung
- HS nêu ý nghĩa của tiết học trước về Tết cổ truyền dân tộc
- HS các nhóm trưng bày tranh ảnh của ngày Tết
- Cho HS liên hệ thực tế ở quê hương hàng năm khi đón Tết.
Thứ sáu ngày
ôn tiếng việt
ôn tiếng việt
Tập làm văn: kể về gương anh hùng chién đấu bảo vệ tổ quốc
I/ Mục tiêu
- Vận dụng các bài tập đã học biết kể lại câu chuyện nói về tấm gương anh hùng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Rèn kỹ năng diễn đạt
II/ Nội dung
Đề bài: Mượn lời Trưng Trắc kể lại câu chuyện “Hai Bà Trưng” bằng lời của em.
- HS dựa vào tranh SGK kể lại bằng lời luỵên nói 
- HS luỵên viết HS khác đọc
- GV sửa lỗi diễn đạt câu
Đề 2: Nghe, rồi mượn lời Trần Quốc Toản kể lại chuyện “Bóp nát quả cam” Tiếng Việt 2 T2
Gợi ý: Sau khi nghe GV kề lại câu chuyện “bóp nát quả cam” em cần trả lời các câu hỏi sau.
- Câu chuyện này nói về ai?
- Tại sao TRần Quốc Toản lại không được tham dự bàn việc nước
- Trần Quốc Toản đã làm gì để nói được ý kiến của mình với nhà vua?
- Sau khi Trần Quốc Toản nói với nhà vua đã lamg gì?
- Tại sau phần thưởng vua ban lại bị nát như vậy?
- Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vâth Trần Quốc Toản.
- Em mượn lời Trần Quốc Toản để kể lại câu chuyện 
HS làm chủ ngữ - gọi HS đọc – GV sủă lỗi diễn đạt câu.
Củng cố: Nhắc cách dùng từ viết cho đúng văn cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI GIOI LOP 3 THANG 12.doc