I. Mục tiêu bài học:
*Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; Biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh . Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau . ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5 )
- Xác định giá trị.Tự nhận thức về bản thân.Giải quyết vấn đề.
- GDHS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng và PP dạy học:
1. Đồ dùng:
- GV:- Tranh ảnh minh họa bài đọc SGK.
- HS: - Sgk.
Tuần 14 Ngày soạn: 24/ 11 Ngày giảng : Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011 Giáo dục tập thể Chào cờ đầu tuần ( Trưởng khu soạn và triển khai) __________________________ Tập đọc Câu chuyện bó đũa I. Mục tiêu bài học: *Sau bài học, học sinh có khả năng: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; Biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ND : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh . Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau . ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5 ) - Xác định giá trị.Tự nhận thức về bản thân.Giải quyết vấn đề. - GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng và PP dạy học: 1. Đồ dùng: - GV:- Tranh ảnh minh họa bài đọc SGK. - HS: - Sgk. 2 Phương pháp: - Động não. Thảo luận nhóm. trình bày ý kiến cá nhân. III. Các hoạt động dạy học: Tiết 1 1 . ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ.Đọc bài Quà của bố 2 em đọc. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động học tập. * Luyện đọc. + GV đọc mẫu toàn bài. - HS nghe. + Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: - GV uốn nắn tư thế đọc cho HS - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp - Bài chia làm mấy đoạn ? - 3 đoạn. - Các em chú ý đọc ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu sau. - GV hướng dẫn HS đọc từng câu. - 1, 2 HS đọc từng câu. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. *Giải nghĩa một số từ đã được chú giải cuối bài. - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm 3 - GV theo dõi các nhóm đọc - Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài. Tiết 2: c. Tìm hiểu bài: Câu 1: - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Câu chuyện này có những nhân vật nào ? - Có 5 nhân vật (Ông cụ và 4 người con). - Thấy các con không yêu thương nhau ông cụ làm gì ? - Ông cụ rất buồn phiền bèn tìm cách dạy bảo con. Câu 2: - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy bó đũa ? - Vì không thể bẻ được cả bó đũa. Câu 3: - Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ? - Người cha cởi bó đũa ra thong thả bẻ gãy từng chiếc. Câu 4: - Một số chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ? - Với từng người con. Câu 5: - Người cha muốn khuyên các con điều gì ? - Anh em phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. - Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. * Luyện đọc lại: - Trong bài có những nhân vật nào ? - Người kể chuyện, ông cụ, bốn người con. - Các nhóm đọc theo vai. 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS đặt tên khác thể hiện ý nghĩa truyện ? - Đoàn kết là sức mạnh. Sức mạnh đoàn kết. Anh chị em phải thương yêu nhau. - Dặn dò: Về nhà xem trước yêu cầu của tiết kể chuyện. _____________________________ Toán . Tiết 66: 58 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 - 9 I. Mục tiêu bài học: *Sau bài học, học sinh có khả năng: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 - 9 . - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng. - GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng và PP dạy học. 1. Đồ dùng: - GV: Bộ đồ dùng dạy toán. - HS: Sgk, bảng con. 2 Phương pháp: - Động não, luyện tập thực hành. III. Các hoạt động dạy học: 1 . ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ:Bài1b 3. Bài mới: a. Ciới thiệu bài. b. Các hoạt động học tập. + Phép trừ 55 - 8 - Nêu bài toán: Có 55 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ? - Nghe phân tích đề toán. - Muốn biết còn bao nhiều que tính ta làm như thế nào ? - Thực hiện phép tính trừ 55-8 - Yêu cầu cả lớp làm vào bảng con 55 8 47 - Nêu cách đặt tính. - Viết 55 rồi viết 8 xuống dưới sao cho thẳng hàng viết dấu trừ kẻ vạch ngang. - Nêu cách thực hiện - Thực hiện từ phải sang trái 5 không trừ được 8 lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1, 5 trừ,1 bằng 4, viết 4. b. Phép tính 56 - 7, 37 - 8, 68 - 9 tiến hành tương tự 55 - 8. c. Thực hành: Bài 1: (66) Tính - Đọc yêu cầu -3 HS lên bảng a) _45 75 95 9 6 7 36 69 88 Kq: 57,6. b) 66 96 36 7 9 8 59 87 28 Kq: 47, 39 c) 87 77 48 9 8 9 78 69 39 Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm vào vở. - Làm vở. a) x + 7 = 27 x = 27 - 7 x = 20 b) c) 7 + x = 35 x = 35 - 7 x = 28 x + 8 = 46 x = 46 – 8 x = 38 Bài 3: Vẽ hình theo mẫu. - Quan sát mẫu, vẽ. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại nội dung. - Nhận xét tiết học. ____________________________________________________________ Ngày soạn: 24/ 11 Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011 Thể dục. ( GV bộ môn soạn giảng ) _____________________________ Kể chuyện Câu chuyện bó đũa I. Mục tiêu bài học: *Sau bài học, học sinh có khả năng: - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - Học sinh khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện(BT2) - GD tình cảm, anh chị em trong gia đình phải đoàn kết thương yêu nhau. II. Đồ dùng và PP dạy học: 1. Đồ dùng: - GV: -5 tranh minh hoạ nội dung truyện. - HS: - Sgk. 2 Phương pháp: Quan sát, nhóm. III. Hoạt động dạy học: 1 . ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện: "Bông hoa niềm vui" - 2 HS kể. 3. Bài mới: ầ. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động học tập. * Hướng dẫn kể chuyện: + Kể từng đoạn theo tranh. - Không phải mỗi tranh minh hoạ 1 đoạn truyện. *VD: Đoạn 2 được minh họa bằng tranh 2, 3. - Yêu cầu cả lớp quan sát tranh. - HS quan sát tranh. - 1 HS khá nói vắn tắt nội dung từng tranh. - Yêu cầu HS kể mẫu theo tranh. - 1 HS kể mẫu theo tranh 1 - Kể chuyện trong nhóm - HS quan sát từng tranh nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm. - Kể trước lớp - Đại diện các nhóm thi kể * Phân vai dựng lại câu chuyện. Dành cho HSK-G - Yêu cầu các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, ông cụ, bốn người con). - HS thực hiện . - Yêu cầu HS khá và giỏi thi dựng lại câu chuyện. - Thi dựng lại câu chuyện. - Sau mỗi lần một nhóm đóng vai cả lớp nhận xét về các mặt: Nội dung cách diễn đạt, cách thể hiện. 4. Củng cố – dặn dò: LHệ : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - Yêu thương, sống hoà thuận, với anh, chị em. Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nh\ghe Nhận xét giờ. ________________________________ Âm nhạc. Tiết 14: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon I. Mục tiêu bài học: *Sau bài học học sinh có khả năng: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Bồi dưỡng cho HS đức tính dũng cảm theo năm điều Bác Hồ dạy. - GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng và PP dạy học 1. Đồ dùng: - GV:Tranh ảnh bộ đội duyệt binh trong ngày lễ. Một số nhạc cụ. Một vài nhạc cụ gõ. - HS: Bài hát . 2. Phương pháp: - Luyện tập thực hành. III. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Hát bài Chiến sĩ tí hon. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b.Các hoạt động học tập 2 em hát * Hoạt động 1:Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon . - GV giới thiệu bài hát. - HS xem tranh ảnh bộ đội duyệt binh trong ngày lễ. - HS quan sát. -GV bắt giọng - Hát tập thể. - HS hát 3 lần, hát dãy, bàn GV chú ý sửa sai Hát kết hợp gõ đệm, vỗ tay. Gõ đệm theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca. HS đứng hát, kết hợp giậm chân tại chỗ, vung tay nhịp nhàng. Biểu diễn trước lớp. Nhận xét 4 Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Về ôn lại các bài hát đã học __________________________ Chính tả ( Nghe viết ) Câu chuyện bó đũa I. Mục tiêu bài học: *Sau bài học, học sinh có khả năng: - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật. - Làm được BT(2) a / b / c hoặc BT3 a/ b / c. - GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng và PP dạy học: 1. Đồ dùng: - GV:- Viết nội dung bài tập 2 a, b hoặc c - Viết nội dung bài tập 3 a, b hoặc c - HS: - Bảng con. 2 Phương pháp: - Quan sát, luyện tập thực hành. III. Hoạt động dạy học: 1 . ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết Viết bảng con: ra,da, gia đình - Nhận xét, chữa bài 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động học tập. + Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc toàn bài chính tả. - HS nghe - 2 HS đọc lại bài. - Tìm lời người cha trong bài chính tả ? - Đúng.như thế là các con đều thấy rằngsức mạnh. - Lời người cha được ghi sau những dấu gì ? - Ghi sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng. +Viết tiếng khó. - Cả lớp viết bảng con. * GV đọc cho HS viết bài vào vở: - HS nghe viết bài vào vở - HS nghe và soát lỗi Chấm 5, 7 bài nhận xét c. Hướng dần làm bài tập: Bài 2: (Lựa chọn) - 1 HS đọc yêu cầu, làm bài, chữa bài - Yêu cầu HS làm bài vào sách. a) + l/n: lên bảng, nên người, ăn no, lo lắng b) + i/iê: mải miết, chim sẻ, điểm mười - Nhận xét Bài 3: (Lựa chọn) - 1 HS đọc yêu cầu, làm bài, chữa bài. - Các tiếng có chứa âm đầu l hay n ? - Chỉ người sinh ra bố ? - Ông bà nội - Trái nghĩa với nóng ? - Lạnh - Cùng nghĩa với không quen ? - Lạ b) Chứa tiếng có vần in hay vần iên. - Trái nghĩa với dữ ? - Hiền - Chỉ người tốt có phép lạ trong chuyện cổ tích ? - Tiên - Có nghĩa là quả đến độ được ăn ? - Chín - GV nhận xét 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà tìm thêm những từ có âm đầu l/n ______________________________ Toán : Tiết 67: 65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29 I. Mục tiêu bài học: *Sau bài học, học sinh có khả năng: - Biết thực hiện các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29. - Biết giải toán có một phép trừ dạng trên . - GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng vàPP dạy học. 1. Đồ dùng: - GV: - Bộ đồ dùng dạy toán. - HS: - Sgk, bảng. 2 Phương pháp: - Động não, luyện tập thực hành. II. Các hoạt động dạy học: 1 . ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ:Bài 2(66) 2 em. - Nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động học tập. * Giới thiệu phép trừ: 65 – 38 - GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính. - Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện - 1 HS nêu 65 38 27 - Nêu lại cách đặt tính và tính - Viết 65 rồi viết 38 sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục, viết dấu, kẻ vạch ngang. - Thực hiện từ phải qua trái 5 không trừ được 8 lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1, 3 thêm 1 là 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2. * Các phép tính: 46 - 17; 57 - 28; 78 – 29. - Yêu cầu HS làm vào bảng - 3 em lên bảng làm. 46 57 78 17 28 29 29 29 49 - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng phép tính - Vài HS nêu. c. Thực hành: Bài 1: a) Tính - 1 đọc yêu cầu - Gọi 3 em lên b ... h lô - Đố bạn loại phương tiện giao thông nào có thể đi trên đường sắt ? - Tàu hoả. - Hãy nói tên các loại tầu, thuyền đi trên sông hay trên biển mà em biết. - Tàu thuỷ, ca nô - Máy bay có thể đi được ở đường nào ? - Đường hàng không Bước 2: Thảo luận một số câu hỏi. - Ngoài các phương tiện giao thông trong các hình trong SGK. Em cần biết những phương tiện khác. - HS trả lời *Kết luận: Đường bộ dánh cho xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô đường sắt dành cho tàu hoả. Hoạt động 3: Trò chơi "Biển báo nói gì" Bước 1: Làm việc theo cặp - GV hướng dẫn HS quan sát 6 biển báo giao thông trong SGK. - HS quan sát - Chỉ và nói tên từng loại biển báo ? - HS lên chỉ và nói tên từng loại biển báo. - Đối với biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn. Các em chú ý cách ứng xử khi gặp biển bào này? - Trường hợp không có xe lửa đi tới thì nhanh chóng vượt qua đường sắt. - Nếu có xe lửa sắp tới mọi người phải đứng cách xa ít nhất 5 mét. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. ____________________________________________________________ Ngày soạn:6 / 1 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012 Toán Tiết 95: Luyện tập I. Mục tiêu bài học: * Sau bài học HS có khả năng . - Thuộc bảng nhân 2. - Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân có số kèm đơn vị đo với một số. - Biết giải bài toán có một phép nhân( trong bảng nhân 2 ). - Biết thừa số, tích. - GDHS yêu thích bộ môn. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học : Đồ dùng : - GV: - Bộ đồ dùng dạy toán - HS : - Sgk, bộ đồ dùng học toán 2. Phương pháp : - Quan sát. Luyện tập III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra:Đọc bảng nhân 2 3. bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động học tập. c Bài tập: Bài 1: - Bài 1 yêu cầu gì ? - Điền số - GV hướng dẫn HS làm bài - Cả lớp làm bài, chữa bài. 2 x 3 = 6 2 x 8 = 16 2 x 5 = 10 2 x 2 +5 = 9 2 x 4 – 6 = 2 - Nhận xét chữa bài Bài 2: Tính( theo mẫu) - 1 HS đọc yêu cầu 2cm x 3 = 6cm - Cả lớp làm bài, chữa bài. 2cm x 5 = 10cm 2dm x 8 = 16dm 2kg x 4 = 8kg 2kg x 6 = 12kg 2Kg x 9 = 18kg Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu- Giải vở -Hướng dẫn tìm hiểu bài toán và giải Bài giải 8 xe đạp có số bánh xe là: 2 x 8 = 16 (bánh) Đáp số: 16 bánh xe Chấm, nhận xét chữa bài. Bài 4:Viết số. HSKG làm, chữa bài. Kq:12, 18,20, 14, 10, 16,4. Bài 5: 1 HS đọc yêu cầu, làm bài, chữa bài - Bài 5 yêu cầu gì ? - Viết số thích hợp vào ô trống. - GV hướng dẫn HS làm bài. Thừa số 2 2 2 2 2 2 Thừa số 4 5 7 9 10 2 Tích 8 10 14 18 20 4 - Nhận xét chữa bài. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. ____________________________________ Chính tả: (Nghe – viết) Thư trung thu I. Mục tiêu bài học: * Sau bài học HS có khả năng: -Nghe viết chính xác bài chính tả,trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ . -Làm được BT(2)a/b ,hoặc BT(3)a/b,hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn . -Vận dụng nghe viết chính xác bài chính tả . - GD học sinh luyện viết chữ đẹp . II. Đồ dùng và PP dạy học: 1. Đồ dùng: GV: - Bảng viết nội dung bài 2. HS: - Bảng con, vở viết. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp viết:lưỡi trai, lá lúa - HS viết bảng con. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động học tập. *. Hướng dẫn nghe – viết: + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - GV đọc 12 dòng thơ của Bác - HS đọc lại bài - Đoạn văn nói điều gì ? - 2 HS đọc lại - Nội dung bài thơ nói điều gì ? - Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác mong thiếu nhi cố gắng học hành tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình - Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào ? - Bác, các cháu - Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa theo quy định chính tả. Chữ Bác viết hoa để tỏ lòng tôn kính ba chữ Hồ Chí Minh viết hoa vì là tên riêng. - Viết bảng con các chữ dễ viết sai. - HS viết bảng con: ngoan ngoãn, giữ gìn. - Đối với bài chính tả nghe – viết muốn viết đúng các em phải làm gì ? - Nghe rõ cô đọc, phát âm để viết đúng. - Muốn viết đẹp các em phải làm gì? - Ngồi ngay ngắn, đúng tư thế - Nêu cách trình bày 1 đoạn văn ? Viết tên đầu bài giữa trang, chữ đầu đoạn viết lùi vào 1 ô từ lề vào. + Giáo viên đọc từng dòng - Đọc cho HS soát lỗi - HS viết bài. - HS tự soát lỗi. + Chấm chữa bài: - Chấm 5 - 7 bài nhận xét. * Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: (Lựa chọn) - 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát tranh sau đó viết tên các vật theo số thứ tự hình vẽ SGK. - HS quan sát tranh và viết tên các vật. - Gọi 3 HS lên bảng thi viết đúng tên các vật. 1. Chiếc lá; 2. quả na, 3. cuộn len, 4. cái nón. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Đọc yêu cầu - Cả lớp làm vào SGK. - Em chọn những chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. a. Lặng lẽ, nặng nề, lo lắng - Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. _______________________________ Tập làm văn Đáp lời chào – Lời tự giới thiệu I. Mục tiêu bài học : * Sau bài học HS có khả năng . - Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1, BT2 ). - Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại ( BT3 ) . - Giao tiếp: ứng xử văn hoá. Lắng nghe tích cực. - GDHS Biết chào hỏi và tự giới thiệu cho lịch sự và văn hoá. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học 1. Đồ dùng : GV:- Tranh minh hoạ 2 tình huống. - Bảng viết nội dung bài tập 2. HS :- Bảng con, vở. 2. Phương pháp : - Thực hành đáp lời chào, hỏi đáp , đàm thoại, luyện tập . III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ:Không 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động học tập. c. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: (Miệng) HS đọc yêu cầu, quan sát tranh - Yêu cầu HS quan sát tranh đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh. - Từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp. - Chị phụ trách ? - Chào các em - Các bạn nhỏ - Chúng em chào chị ạ ! - Chị phụ trách Tên chị là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em. - Các bạn nhỏ - Ôi thích quá ! chúng em mời chị vào lớp ạ. Bài 2: (Miệng) - 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu cả lớp suy nghĩ về tình huống bài tập đưa ra. - HS từng cặp thực hành giới thiệu - đáp lời giới thiệu. a. Nêu bố mẹ em có nhà ? - Cháu chào chú, chú chờ bố cháu 1 chút ạ. b. Nếu bố mẹ đi vắng ? Cháu chào chú, tiếc quá bố mẹ cháu vừa đi lát nữa mời chú quay lại có được không ạ. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn đối thoại. - HS làm bài vào vở - Nhiều HS đọc bài. - GV chấm một số bài nhận xét. - Cháu chào cô ạ - Vâng cháu là Nam đây ạ. - Thế ạ? Cháu mời cô vào nhà 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. __________________________________ Giáo dục tập thể Sinh hoạt lớp cuối tuần I. Mục tiêu : - Sơ kết đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được trong tuần. - Triển khai nội dung công việc trong tuần tới - Giáo dục HS có ý thức học tập . II. Cách tiến hành: 1. Tổ chức: Nêu nội dung tiết học 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập. 3. Sơ kết tuần - Học sinh phản ánh kết quả hoạt động trong tuần và những tồn tại, thiếu sót của lớp trong tuần qua. - Giáo viên đánh giá: * Nhận xét chung - Ưu điểm: + Nền nếp:- . + Chuyên cần:- .. . + Học tập:- - + Lao động vệ sinh: - . + Đạo đức: - .. - Nhược điểm: .. - Tuyên dương những học sinh học tốt: .. - Nhắc nhở: - . 4. Phương hướng : - Thi đua học tập tốt , học bài và làm bài đầy đủ ở lớp ở nhà - Đồ dùng học tập đầy đủ. - Tiếp tục xây dựng lớp em xanh, sạch, đẹp . - Tích cực tham gia công tác Đội, Sao. - Đóng góp các khoản đầy đủ cho nhà trường. *Ngày Tết quê em. + Tiểu phẩm: Bánh chưng kể chuyện. - Bánh chưng, bánh tét là món ăn cổ truyền được dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên trong ngày Tết. - HS biết trân trọng truyền thống dân tộc. - Các bước tiến hành, Bước 1: Chuẩn bị Bước 2:HS tập diễn tiểu phẩm. Bước 3: Trình diễn tiểu phẩm Các nhóm trình diễn. Nhận xét. +Kể chuyện phong tục ngày Tết quê em. - Cách tiến hành. Bước 1: Chuẩn bị Bước 2:Tìm hiểu phong tục ngày Tết quê em. - Tục tiễn ông Táo về Trời. - Tục xông đất. - Tục chúc Tết. - Tục mừng tuổi. HS kể các phong tục Tết mang nét riêng ở địa phương. HS biểu diễn văn nghệ chúc mừng năm mới. Bước 3: Nhận xét đánh giá. 5. Liên hoan văn nghệ. Múa hát tập thể . Học sinh múa hát theo nhóm – cá nhân Thi múa theo nhóm . Nhận xét tuyên dương. * Củng cố : - Nhận xét giờ - HDvề nhà : thực hiện phương hướng ____________________________________________________________ Xác nhận của tổ chuyên môn,BGH Đạo đức ( tiết 19 ) Tiết 19: Trả lại của rơi (T1) I. Mục tiêu bài học: * Sau bài học HS có khả năng . - Biết khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. - Biết trả lại của rơi cho người mất là người thật thà,được mọi người quý trọng. - Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi . - Thực hiện trả lại của rơi khi nhặt được. - Có thái độ quý trọng những người thật thà không tham lam của rơi. II. Đồ dùng và phương pháp dạy học: 1. Đồ dùng : GV - Tranh tình huống hoạt động 1 HS - Phiếu học tập. 2. Phương pháp : Đàm thoại III. các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bãi cũ: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Các hoạt động học tập. Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống. - Yêu cầu HS quan sát tranh. - HS quan sát tranh - Nêu nội dung tranh. - Tranh vẽ cảnh gì ? - Cảnh 2 em cùng đi với nhau trên đường, - Cả hai cùng nhìn thấy gì ? - Thấy tờ 20.000đ - Theo em hai bạn nhỏ đó có thể có những cách giải quyết nào với số tiền nhặt được ? - Tìm cách trả người đánh mất. - Chia đôi. - Dùng làm việc từ thiện - Dùng để tiêu chung - Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống em chọn cách giải quyết nào ? - Tìm cách trả lại người đánh mất. *Kết luận: Khi nhật được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ. - Cho HS đánh dấu (x) vào ô trống trước những ý kiến mà em tán thành. - HS trao đổi kết quả với bạn. - Đọc từng ý kiến. - ý a, c là đúng. b, d, đ là sai 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét đánh giá giờ học - Về nhà thực hiện nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất.
Tài liệu đính kèm: