Mục tiêu:
- HS nhận biết được cấu tạo vần oang, oăng, phân biệt được 2 vần với nhau và các vần đã học
-HS đọc được biết được oang, oăng, con hoẵng, vỡ hoang.
- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.
B. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ các từ ứng dụng, đoạn thơ ứng dụng.
- Một chiếc áo choàng, 1 áo len, 1 áo sơ mi.
đạo đức Tuần 21: Thứ hai ngày tháng năm 200 Bài 19: Học vần Oang - Oăng A. Mục tiêu: - HS nhận biết được cấu tạo vần oang, oăng, phân biệt được 2 vần với nhau và các vần đã học -HS đọc được biết được oang, oăng, con hoẵng, vỡ hoang. - Đọc đúng các từ và câu ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi. B. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ các từ ứng dụng, đoạn thơ ứng dụng. - Một chiếc áo choàng, 1 áo len, 1 áo sơ mi. C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm BT. Điền vần oan hay oăn vào chỗ chấm. Tóc x.. Hoa x Tóc xoăn. Hoa xoan. Bé ng.. Toàn t Bé ngoan. Toàn trường. - Yêu cầu HS đọc lại các từ trên bảng và câu ứng dụng. - nhận xét và cho điểm. II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài trực tiếp. 2. Dạy vần. Oang: a. Nhận diện vần: - GV ghi bảng vần oang và hỏi: - Vần oang do mấy âm ghép lại đó là những âm nào? - Vần oang do 3 âm ghép lại là âm o và a, ng. - Hãy so sánh vần oang và oăn? - Giống: đều có o đứng đầu, a đứng giữa. - Khác: oan kết thúc bằng n. Oang kết thúc bằng ng. - Hãy phân tích vần oang? - Vần oan có o đứng đầu, a đứng giữa và ng đứng cuối. - Vần oang đánh vần NTN? - o -a - ng - oang. - GV theo dõi chỉnh sửa. - HS đánh vần CN, Nhóm, lớp. b. Tiếng, từ khoá. - Yêu cầu HS gài vần oang, tiếng hoang. - HS sử dụng bộ đồ gài để gài. - GV ghi bảng: Hoang. - HS đọc lại. - Hãy phân tích tiếng hoang? - Tiếng hoang có âm h đứng trước, vần oang đứng sau. - Hãy đánh vần tiếng hoang? - Hờ - oang- hoang. - HS đánh vần CN, Nhóm, lớp. + Treo tranh minh hoạ cho HS quan sát và hỏi: - Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ cảnh ngừơi dân đi vỡ hoang. - Ghi bảng: Vỡ hoang. - HS đọc trơn, CN, lớp. - GV chỉ oang - hoang- vỡ hoang không theo thứ tự cho HS đọc. c. Viết: - Giáo viên viết mẫu nêu quy trình viết. - Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ. - HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con. - Giáo viên theo dõi chỉnh sửa. Ôăng: - Cấu tạo: Vần oăng gồm 3 âm ghép lại với nhau là o, ă và ng. - So sánh oăng với oang: Giống: Cùng có âm o ở đầu vần. Khác: Vần oang có a đứng giữa, âm ng đứng cuối. Vần oăng có ă đứng ở giữa vần. - Đánh vần: o - ă - ng - oăng. Hờ - oăng- hoăng - ngã - hoẵng. Con hoẵng. - Viết: Lưu ý nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu. - Chỉnh sửa lỗi và nhận xét bài của HS. - HS thực hiện theo hướng dẫn. d. Đọc từ ứng dụng: - Cô mời 1 bạn đọc từ ứng dụng của bài. HS đọc. - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần. - Một HS lên bảng kẻ chân tiếng có vần. - Yêu cầu HS tìm đọc. - HS đọc CN, nhóm lớp. - Cho HS đọc lại bài trên bảng. -HS theo dõi 1 vài em đọc lại. + Nhận xét chung giờ học. Tiết 2: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc. + Đọc lại bài tiết 1. - GV chỉ theo TT và không theo thứ tự cho HS đọc. - HS đọc CN, nhóm, lớp. - GV theo dõi chỉnh sửa. + Luyện đọc câu ứng dụng. - Treo tranh cho HS quan sát và hỏi. - Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ cô giáo đang dạy học sinh đọc bài. - Yêu cầu HS đọc bài thơ ứng dụng. - HS đọc CN, nhóm, lớp. - Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần. - HS tìm gạch chân tiếng thoảng. - GV theo dõi chỉnh sửa. b. Luyện tập: - HD HS viết vần oang, oăng, vỡ hoang, con hoãng vào vở. - Lưu ý HS nét nối và khoảng cách giữa các con chữ và các dấu thanh. - HS tập viết theo HD trong vở. - GV uốn nắn thêm HS yếu. - Nhận xét bài viết. c. Luyện nói theo chủ đề. - GV treo tranh và yêu cầu: - Hãy nhận xét về trang phục của 3 bạn trong tranh cho cô? - Bạn thứ nhất mặc áo sơ mi, bạn thứ hai mặc áo len, bạn thứ 3 mặc áo choàng. - Hôm nay chúng ta sẽ luyện nói về 3 loại trang phục này. - Hãy chỉ và nói từng loại trang phục? - 1 HS lên bảng chỉ và nói. - GV chia theo nhóm và giao việc. - Hãy thảo và tìm ra điểm giống và khác nhau của các loại trang phục trên? - HS thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu của GV. - Gọi HS giới thiệu lại nội dung trên. - Các nhóm cử đại diện lần lượt nêu. 4. Củng cố - dặn dò: - Gọi học sinh giới thiệu lại nội dung trên. - 1 vài em đọc trong sách giáo khoa. + Cho học sinh đọc lại bài vừa học. - Cho học sinh tìm thêm những tiếng có vần vừa học. - Học sinh tìm và nêu. - Nhận xét chung giờ học. * Ôn lại bài vừa học. Tiết 21: Đaọ đức Em và các bạn A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Bạn bè là những người cùng học cùng chơi cho nên cần phải đoàn kết, cư sử tốt với nhau. Điều đó làm cho cuộc sống vui hơn, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó hơn. - Với bạn bè cần phải tôn trọng giúp đỡ, cùng nhau làm các công việc chung, vui chung mà không được trêu chọc nhau, đánh nhau, bạn đau, bạn giận. 2. Kỹ năng: - Học sinh có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn, đoàn kết giúp đỡ nhau. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý bạn bè. B. Tài liệu phương tiện. - Vở bài tập đao đức. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải lễ phép vâng lời thầy cô giáo? - Em làm gì để lễ phép vâng lời thầy cô giáo. - 2 học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. II. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Phân tích tranh (BT2 + Yêu cầu cặp học sinh thảo luận để phân tích các tranh trong bài tập 2. - Trong tranh các bạn đang làm gì? - Các bạn có vui không? Vì sao? - Từng cặp học sinh thảo lụân. - Noi theo các bạn đó, em cần cư sử như thế nào với bạn bè? - Gọi học sinh trình bày kết quả theo từng tranh. - Đại diện nhóm trình bày. - Học sinh khác nghe, bổ xung ý kiến, nêu ý kiến khác + Giáo viên kết luận: Các bạn trong tranh cùng học cùng chơi với nhau rất vui. Noi theo các bạn đó các em cần vui vẻ, đoàn kết, cư sử với bạn bè của mình. 3. Hoạt động 2: Thảo luận lớp. + Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận. - Cư sử tốt với bạn, các em cần làm gì? - Với các bạn cần tránh những việc gì? - Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi bổ xung ý kiến cho nhau. - Cư sử tốt với bạn có lợi ích gì? + Giáo viên tổng kết: - Để cư sử tốt với bạn các em cần học, chơi cùng nhau, nhường nhịn nhau mà không được trêu trọc, đánh nhau làm bạn đau, bạn giận.cư sử tốt như vậy sẽ được bạn bè quý mến thêm gắn bó. - Học sinh chú ý lắng nghe. 4. Hoạt động 3: Giới thiệu bạn thân của mình. - Giáo viên yêu cầu, khuyến khích một số học sinh kể về người bạn thân của mình. - Bạn tên gì? - Bạn ấy đang học (đang sống) ở đâu? - Em và bạn đó cùng học, cùng chơi với nhau NTN? - Các em yêu quý nhau ra sao? - Môt số học sinh giới thiệu về bạn mình theo gợi ý trên của giáo viên. + Giáo viên tổng kết: - Giáo viên khen ngợi các em đã biết cư sử tốt với bạn của mình và đề nghị cả lớp hoan nghênh, học tập những bạn đó. 5. Củng cố - dặn dò: - Em có nhiều bạn không? - Em đã đối xử với bạn như thế nào? - 1 vài em trả lời. - Nhận xét chung giờ học. - Ôn lại bài vừa học. - học sinh nghe và ghi nhớ. Tiết 81: Toán Phép trừ dạng 17 - 7 A. Mục tiêu: - Biết đặt tính và thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 20 (dạng 17 - 7). - Tập trừ nhẩm. - Làm quen với dạng toán có lời văn bằng cách đọc tóm tắt và viết phép tính thích hợp (dạng 17 - 7). B. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng gài, que tính. - Học sinh: Que tính, giấy nháp. C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bà cũ: - Gọi học sinh lên bảng đặt tính và tính. 17 - 3; 19 - 5; 14 - 2. - 3 học sinh lên bảng. - - - 17 119 14 3 5 2 14 14 12 - Gọi học sinh dưới lớp tính nhẩm. - Học sinh tính và nêu kết quả. 12 + 2 - 3 = 17 - 2 - 4 = - Giáo viên nhận xét và cho điểm. II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Thực hành trên que tính. - Yêu cầu học sinh dùng 17 que tính (gồm 1 bó trục que tính và 7 que tính rời). - Học sinh thực hiên theo yêu cầu. - Giáo viên đồng thời gài lên bảng sau đó yêu cầu học sinh cất 7 que tính rời (giáo viên cũng cất 7 que tính rời ở bảng gài). - Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Còn lại một trục que tính. - Giáo viên giới thiệu phép trừ 17 - 7. 3. Hoạt động 2: Đặt tính và làm tính trừ. - Tương tự như phép trừ dạng 17 - 3 các em có thể đặt tính và làm tính trừ. - Học sinh đặt tính và thực hiện phép tính ra bảng con. - Yêu cầu học sinh nêu miệng cách đặt tính và kết quả. - Học sinh nhận xét. 4. Luyện tập: Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu? - Tính. - Giao việc. - Học sinh làm bài. Chữa bài: - Gọi học sinh nêu miệng kết quả. - 3, 4 học sinh đọc, chữa bài. - Giáo viên nhận xét. - 1, 2 học sinh đọc. Bài 2: - Bài yêu cầu gì? - Viết phép tính thích hợp. - Cho học sinh đọc phần tóm tắt. - 1, 2 học sinh đọc. - Giáo viên hỏi học sinh kết hợp ghi bảng. - Đề bài cho biết gì? - Có 15 cái kẹo, ăn mất 5 cái. - Đề bài hoỉ gì? - Hỏi còn mấy cái. HD: - Muốn biết có bao nhiêu cái kẹo ta làm phép tính gì? - Phép trừ. - Ai nêu được phép trừ đó? - 15 - 5. - Ai nhẩm nhanh đuợc kết quả? - 15 - 5 = 10. - Vậy còn bao nhiêu cái kẹo? - Còn 10 cái kẹo. + Giáo viên hướng dẫn viết vào ô: Các con hãy viết cả phép trừ đó vào các ô(có cả dấu = ). - Giáo viên đi quan sát và giúp đỡ. - Học sinh viết phép tính. - Hãy nhắc lại câu trả lời. - Còn 10 cái kẹo. - Các em hãy viết câ trả lời vào các ô. - Học sinh viết câu trả lời. - Yêu cầu nêu lại phép tính. - 1 học sinh nêu, 1 học sinh khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét chỉnh sửa. 5. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ dạng 17 - 7. + Trò chơi: Thi đặt tính và thực hiện tính. - Học sinh chơi theo tổ. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Ôn bài vừa học. - Học sinh nghe và ghi nhớ. Thứ ba, ngày Thángnăm 2007. Bài 21 Thể dục Bài thể dục đội hình Độị ngũ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn 3 động tác thể dục đã học. - Học động tác vặn mình. - Ôn điểm số hàng dọc theo tổ. 2. Kỹ năng: - Biết thực hiện 3 động tác ôn ở mức chính xác. - Thực hiện động tác vặn mình ở mức độ cơ bản đúng. - Biết điểm số đúng, rõ ràng. 3. Giáo dục: - ý thức tự giác khi học tập. II. Địa điểm phương tiện. - Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập. - Chuẩn bị 1 còi. III. Các hoạt động dạy học. A. Phần mở đầu: 1. Nhận lớp: - Kiểm tra cơ sở vật chất X X X X - Điểm danh. X X X X - Phổ biến mục tiêu bài học. 3-5m (GV) ĐHNL 2. Khởi động: - Đứng tại chỗ và vỗ tay và hát. - Chạy nhẹ nhàng. - Thành 1 hàng dọc. + Trò chơi đi ngược ... sinh nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh. - HS tập viết trong vở. - GV theo dõi và uốn lắn HS yếu. c. Kể chuyện: Chú gà trống khôn ngoan. - GV kể mẫu 2 lần theo tranh. - HS chú ý nghe. Đoạn 1: Con cáo nhìn lên cây và thấy gì? Đoạn 2: Con cáo đã nói gì với gà trống? Đoạn 3: Gà trống đã nói gì với cáo? Đoạn 4: Nghe gà trống nói xong, cáo đã làm gì? ? Vì sao cáo lại như vậy. - HS kể lại câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý học sinh. - GV theo dõi và HD thêm HS còn lúng túng. 4. Củng cố dặn dò. - Cho HS nhắc lại vần đã ôn và đọc các từ trong trò chơi. - HS thực hiện theo HD. - GV nhận xét giờ học. - Ôn lại bài đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng. - HS nghe, ghi nhớ. Tiết 20: Tập viết Sách giáo khoa mạnh khoẻ A. Mục tiêu: - Viết đúng và đẹp các từ: Sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng. - Yêu cầu viết theo chữ thường, cỡ chữ nhỡ, đúng mẫu, đều nét và chia đều khoảng cách. B. Đồ dùng dạy học: Viết sẵn nội dung của bài vào bảng phụ. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: 1. Giới thiệu bài. 2. HD HS viết các từ ứng dụng. - GV treo bảng phụ. - HS đọc các vấn đề, tiếng trong bảng phụ. - Yêu cầu HS phân tích các tiếng có vần oanh, oăt, oay. - HS phân tích theo yêu cầu. - Cả lớp đọc đối thoại. - Cho HS nhắc lại nét nối giữa các con chữ. - Một vài em nêu. - GV viết mẫu, nêu quy trình viết. - HS tô chữ trên không sau đó tập viết chữ trên bảng con. - GV theo dõi chỉnh sửa. 3. HD HS tập viết vào vở. - Yêu cầu 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - Ngồi ngay ngắn lưng thẳng, không tì ngực vào bàn. - Khi viết bài các em cần chú ý gì? -Nét nỗi giữa các con chữ chia đều khoảng cách, vị trí đặt dấu. Giao việc. - GV theo dõi uốn nắn thêm cho HS yếu. - Thu vở chấm một số bài. - Nhận xét bài viết của học sinh. Tiết 84 Toán Bài toán có lời văn A. Mục tiêu. - Bước đầu nhận thức về bài toán có lời văn cho HS, bài toán có lời văn thường có: + Các số (gắn với thông tin đã biết). + Các câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm). B. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Tranh, mô hình để lập bài toán có lời văn. - Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, phấn mầu. Học sinh: - Sách HS. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính. - 2 HS lên bảng. 17 - 3; 13 + 5 - + 17 13 3 5 14 18 - Yêu cầu HS tìm ra số liền trước, liền sau của một số bất kỳ trong phạm vi 20. - Một vài học sinh. - GV nhận xét và cho điểm. II. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Giới thiệu bài toán có lời văn. Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Viết một số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. - GV HD học sinh quan sát tranh và hỏi. ? Bạn đội mũ đang làm gì? - Đang đứng dơ tay chào. ? Thế còn 3 bạn kia? - 3 bạn đang đi tới chỗ bạn đội mũ. ? Vậy lúc đầu có mấy bạn? - 1 bạn. ? Về sau có thêm mấy bạn? - 3 bạn. ? Như vậy các em có thể viết số thích hợp vào chỗ trống để có bài toán chưa. - HS làm bài. - Một HS lên bảng viết. - GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - GV nhận xét và sửa sai trên bảng lớp va nói. Chúng ta vừa lập được bài toán gọi là bài toán hãy đọc cho cô bài toán. - GV nói: Bài toán gọi là bài toán có lời văn (GV ghi bảng). - Hỏi HS. ? Bài toán cho ta biết gì? - Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa. ? Bài toán có câu hỏi như thế nào? - Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn. ? Theo câu hỏi này thì ta phải làn gì? - Tìm xem tất cả có bao nhiêu bạn. Gvnói: Các con nói rất đúng, như vậy bài toán có lời văn bao giờ cũng có các số (chỉ bảng) gắn với thông tin đề bài cho biết và câu hỏi để chỉ thông tin cần tìm. - 2 HS nhắc. 3. Luyện tập. Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu BT 2. -1 HS nêu. GV: Các em hãy quan sát và thông tin mà đề cho biết. - Chữa bài. - HS quan sát. - Yêu cầu HS đọc bài toán của mình. - 1 vài em đọc. - Giáo viên quan sát nhận xét và chỉnh sửa. Bài 3: - Bài yêu cầu gì? - Viết tiếp câu hỏi để có bài toán. HD: + Các em hãy quan sát và đọc bài toán cho cô. - 1- 2 em đọc. - Bài toán này còn thiếu gì? - Thiếu 1 câu hỏi. - Hãy nêu câu hỏi của bài toán? - 1 vài em nêu. - Giáo viên hướng dẫn HS: + Các câu hỏi phải có: - Từ hỏi ở đầu câu. - Trong câu hỏi của bài toán này nên có từ tất "cả". - Viết dấu (?) ở cuối câu. - HS viết câu hỏi vào sách. - Cho HS đọc lại bài toán. - 1 vài em đọc lại. Bài 4: - Bài yêu cầu gì? - Nhìn tranh vẽ tiếp vào chỗ trống để có bài toán. HDHS: Quan sát kỹ bài toán, tranh vẽ và đọc thầmm bài toán cho gì. Từ đó mà ta viết vào chỗ chấm cho chính xác. - HS làm bài + Chữa bài: - 1 HS nêu đề toán. - Gọi HS đọc bài toán và nhận xét. - 1 HS nhận xét. - Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa. - Bài toán thường có những gì? - Bài toán thường có số và các câu hỏi. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét chung giờ học. - Ôn lại bài vừa học. - Chuẩn bị bài sau. - HS ghi nhớ. Thứ sáu ngày tháng năm 2007 Tiết 21: Âm nhạc học bài hát tập tầm vông A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học thuộc lòng bài hát "Tập tầm vông". - Học trò chơi theo ND bài hát. 2. Kỹ năng: - Thuộc lời bài hát. - Hát đúng giai điệu và lời ca. - Biết tham gia vào trò chơi theo nội dung bài hát. B. Chuẩn bị: - Hát chuẩn xác bài "Tập tầm vông". - Một vài viên bi, chiếc tẩy để tổ chức trò chơi. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước các em học bài hát gì? - Bài "Bầu trời xanh" - Bài hát do ai sáng tác. - Do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quý sáng tác. - Yêu cầu HS hát bài hát gi? - Bài hát do ai sáng tác? -Y/c H/s hát bài hát. - 1 vài em - GV nhận xét cho điểm. II. Dạy - Học bài mới. 1. Giới thiệu bài: (Linh hoạt) 2. Hoạt động 1: Dạy bài hát "Tập tầm vông" + Giáo viên hát mẫu (2 lần) - HS chú ý lắng nghe. + Dạy HS đọc lời ca (2 lần) - HS tập hát từng câu theo HD. + Dạy hát từng câu. - GV hát từng câu một lần - Lần 2 hát và bắt nhịp - GV thoe dõi va chỉnh sửa cho HS - Cho HS tập hát liên kết giữa các câu. - HS hát liên kết theo HD. + Dạy học sinh hát cả bài - HS hát theo HD. - GV theo dõi và uốn nắn. 3. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS vừa hát hát vừa chơi. "Tập tầm vông" - Giáo viên tổ chức trò chơi "Tập tầm vông" vừa chơi vừa hát. + Hình thức 1: Giáo viên là người đố, HS giải đáp. - Ai đoán đúng sẽ được lên trước lớp tổ chức tiếp trò chơi. - HS chơi theo HD. + Hình thức 2: - Từng đôi bạn chơi trò chơi đố nhau và cùng hát tập tầm vông. - HS thực hiện theo HD. - Giáo viên nhận xét và theo dõi. 4. Củng cố dặn dò: - Các em vừa học bài hát gì? - Bài hát đó do ai sáng tác? - Hãy hát lại bài hát? - HS thực hiện theo HD. - Giáo viên nhận xét chung giờ học. Bài 98 Học vần: Uê - uy A. Mục tiêu: - HS nhận biết được cấu tạo vần uê, uy và so sánh chúng với nhau. - HS đọc và viết đúng các vần vần, từ: uê, uy, bông huệ, huy hiệu. - Đọc đúng các từ câu ứng dụng. - Phát triển lời nói theo chủ đề tàu hoả, tàu thuỷ B. Đồ dùng dạy học: - 1 cành hoa huệ, 1 vài loại huy hiệu, cây vạn tuế, mô hình tàu thuỷ - Tranh ảnh vẽ các phương tiện giao thông: Máy bay, ô tô, tàu thuỷ I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng viết: Khai hoang, ngoan ngoãn. - 2HS lên bảng viết. -Yêu cầu HS đọc đoạn thơ ứng dụng. - 1 vài em. - GV nhận xét cho điểm. II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệubài. 2. Dạy vần. Vần uê: a. Nhận diện vần. - GV ghi bảng uê và hỏi. - Vần uê do mấy âm ghép lại, đó là những vần nào? - Vần uê do 2 âm ghép lại đó là âm u và ê. - Hãy so sánh vần uê với ua. Giống: Bắt đầu bằng u. Khác: uê kết thúc bằng ê ua kết thúc bằng a. - Uê đánh vần như thế nào? - u - ê - uê - GV theo dõi chỉnh sửa. b. Tiếng từ khoá. - HS gài vần uê - huệ. - GV ghi bảng Huệ. - Hãy đánh vần từ huệ. - Hờ - u - ê - uê - nặng - huệ. - GV giơ bông huệ và hỏi. - Đây là bông hoa gì? - Bông huệ. - Ghi bảng: Bông huệ. - HS đánh vần, đọc trơn CN, nhóm, lớp. c. Viết: - Giáo viên hướng dẫn viết mẫu. - HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con. - Giáo viên nhận xét chỉnh sửa. Uy: - Cấu tạo: tương tự vần uê. - Vần uy do hai âm ghep lại đó là u và y. - So sánh uy với uê. Giống: Bắt đầu bằng u kết. Khác: uy kết thúc bằng y Uê kết thúc bằng ê. - Đánh vần: U - y - uy Hờ - uy - huy - hiệu. - Viết: Nét nối giữa u và y, giữa h và uy. - HS thực hiện theo HD. - HS thực hành theo HD. d. Đọc từ và câu ứng dụng. - Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. - HS đọc CN, nhóm, lớp. - Yêu cầu học sinh tìm tiếng có vần và phân tích tiếng có vần. - HS tìm, 1 HS lên bảng kẻ chân tiếng có vần. - GV đọc mẫu giải nghĩa từ. - 1 vài em đọc lại. - Yêu cầu HS đọc lại. - HS đọc đồng thanh. + GV nhận xét tiết học. Tiết 2: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - Luyện đọc bài vừa học. - GV chỉ TT và không theo TT cho HS đọc. - GV theo dõi chỉnh sửa. - HS đọc CN, nhóm, lớp. + Đọc đoạn thơ ứng dụng. - GV đọc mẫu. - HS chỉ chữ theo lời đọc của giáo viên. - Cho HS đọc từ dòng thơ. - Cá nhân, nhóm, lớp đọc. - Cho HS đọc liền hai dòng thơ, đọc cả đoạn thơ. - Lưu ý: Nghỉ hơi ở cuối những dòng thơ. - Cho HS thi đọc giữa các nhóm, mỗi nhóm đọc hai dòng thơ. - HS nối tiếp nhau đọc theo yêu cầu. - HS nhận xét về cách đọc của bạn: Phát âm, ngắt hơi ở cuối dòng. - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần. - HS tìm và gạch chân: Xuê b. Luyện viết. - GVHD viết vần uê; uy, bông hụe, huy hiệu vào bài tập. - Lưu ý nét nối giữa các con chữ. - HS viết bài theo mẫu. - GV theo dõi chỉnh sửa cho học sinh. c. Luyện nói theo chủ đề: Tầu thuỷ, tầu hoả, xe máy, ô tô. - GV treo tranh và hỏi. - Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ Tầu thuỷ, tầu hoả, xe máy, ô tô. - GV: Hôm nay chúng ta sẽ nói về các phương tiện giao thông. - Lớp chúng mình đã đã được đi tầu gì? - Ai được đi ô tô? - Ai đã được đi tàu thủy? - Ai đã được đi tàu hoả? - Ai đã được đi máy bay? - HS trả lời. + GV giao việc? - Em đã được đi phương tiện nào? - Đi vào dịp nào, với ai? - Phương tiện đó hoạt động ở đâu? - Nêu một số điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc của phương tiện đó? - Em có phương tiện đó không? Vì sao? - GV kiểm tra kết quả thảo luận của học sinh. - Đại diện nhóm hỏi về các phương tiện. - GV nhận xét bổ xung. 4. Củng cố dặn dò. - Cho HS đọc lại bài. - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV nhận xét giờ học. - Ôn lại bài vừa học, chuẩn bị bài sau. - HS ghi nhớ. Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 21
Tài liệu đính kèm: