Giáo án tổng hợp Tuần 21 - Lớp 3 Môn Tiếng Việt

Giáo án tổng hợp Tuần 21 - Lớp 3 Môn Tiếng Việt

. Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: đi sứ, lộng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung quốc và dạy cho dân ta.

- HCM:HS học tập ý thức tự học như gương của Bác Hồ kính yêu tự học tập được nhiều thứ tiếng.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc đúng các kiểu câu.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi.

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 639Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 21 - Lớp 3 Môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21:
 Thứ hai , ngày 10 tháng 1 năm 2011.
 Tập đọc – Kể chuyện.
Ông tổ nghề thêu.
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: đi sứ, lộng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung quốc và dạy cho dân ta.
- HCM:HS học tập ý thức tự học như gương của Bác Hồ kính yêu tự học tập được nhiều thứ tiếng..
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc đúng các kiểu câu.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi.
Thái độ: - Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc.
 KNS:Giáo dục HS biết nghề nào cũng cao quí, nghề nào cũng có thể phục vụ cho bản thân.
B. Kể Chuyện.
 - Dựa vào trí nhớ và đặt tên cho từng đoạn kể lại toàn bộ câu truyện.
 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Chú ở bên Bác Hồ
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động.
HT-PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1Luyện đọc.( 35’)
PP:Đàmthoại, hỏi đáp, giảng giải,thảo luận.
HT: cá nhân, nhóm, lớp. ( 35’)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.( 8’)
PP:Đàm thoại. Hỏi đáp
HT: cá nhân. Lớp.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại,củngcố.(7’)
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT: cá nhân, nhóm.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
( 20’)
- Mục tiêu: *HS TB_Y: đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
*HS G-K: đọc diễn cảm bài thơ phù hợp với yêu cầu.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc nối tiếp từng câu, đoạn, cả bài.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc đoạn .
 - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi, kết hợp giải thích từ mới: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mìm cười, nhàn rỗi..
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?(HS TB-Y)
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt thế nào?
+ Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?( HS G-K)
+ ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?(HSTB)
+ Trần Quốc Khải đã làm gì để không bỏ phí thời gian?(HS G-K)
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?(HS G-K)
+Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? ( HCM)
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 3 trước lớp .
- Gv yêu cầu 5 Hs tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Mục tiêu: Hs biết đặt tên cho câu chuyện và kể lại được một đoạn của câu chuyện.
a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.
- Gv nhắc nhở các em đặt tên ngắn ngọn, thể hiện đúng nội dung.
- ự Gv mời Hs tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1.
- Gv mời Hs đặt tên cho các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Gv nhận xét chốt lại.
- Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
Kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Gv yêu cầu mỗi Hs chọn 1 đoạn để kể lại chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Gv mời 5 Hs tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
- Gv nhận xét bạn kể tốt.
-HS theo dõi.
Hs xem tranh minh họa.
Hs tiếp nối nhau đọc từng câu, đoạn, cả bài.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
5 Hs đọc 5 đoạn của bài.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hs đọc thầm từng đoạn đoạn .
- HS giải nghĩa từ theo cách hiểu của em.
-HS nêu.
-Hs nêu.
-HS phát biểu ý kiến.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
Hs phát biểu cá nhân.
HS đọc bài.
HS đọc 
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs đặt tên cho đoạn 1.
Hs đặt tên cho các đoạn 
Hs yêu cầu Hs kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
HS kể chuyện.
Năm Hs tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Bàn tay cô giáo.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm , ngày 13 tháng 1 năm 2011.
Tập viết
Bài: Ôn chữ O, Ô, Ơ – Lãn ông.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa O,Ô,Ơ Viết tên riêng “Lãn ông” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹpR, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa O,Ô,Ơ.
	 Các chữ Lãn Ông và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Viết N ( Ng)
Giới thiệu và nê vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
HT-PP
Việc thầy
Việc trò.
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ O,Ô,Ơ hoa.( 5’)
PPTrựcquan, vấn đáp.
HT:cánhân, lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.( 5’)
PP: Quan sát, thực hành.
HT: cá nhân, lớp.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. ( 20’)
PP: Thực hành, trò chơi.
HT: cá nhân, nhóm
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài. ( 5’)
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
HT: nhóm, lớp.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ O, Ơ, Ô.
- Gv treo chữừ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo các chữ chữ O,Ô,Ơ
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
 - Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: L, Ô, Q, B, H, T, Đ.
 - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ O,Ô,Ơ, Q, T vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: 
 Lãn ông .
 - Gv giới thiệu: Lãn Ông: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời nhà Lê. Hiện nay, một phố cổ của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn ông.
 - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
 Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây.
Hàng đào tơ lụa làm say lòng người.
- Gv giải thích câu ca dao: Ca ngợi những sản vật quý, nổi tiếng ở Hà Nội. Hà Nội có ổi Quảng Bá và cá ở Hồ Tây rất ngon, có lụa ở phố hàng Đào đẹp đến say lòng người.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 - Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là O,Ô,Ơ. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
Hs quan sát.
Hs nêu.
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng: Lãn ông.
.
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Ràng, Nhị Hà. 
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
 5/Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: ôn chữ P.
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba , ngày 11 tháng 1 năm 2011.
Chính tả
Nghe – viết: Ông tổ nghề thêu.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng, đẹp của bài “ Ông tổ nghề thêu” .
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ch ; dấu hỏi / dấu ngã.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:
HT-PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động1: Hướng dẫn Hs nghe - viết. ( 30’)
PP: Phân tích, thực hành.
HT: cá nhân, lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. ( 8’)
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: cá nhân, lớp.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu HS đọc lại đoạn viết viết.
- Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung và nhận xét. Gv hỏi:
+ Những từ nào cho thấy Trần Quốc Khái rất ham học?
 + Đoạn viết có mấy câu?
 + Những từ nào trong đoạn phải viết hoa? 
- Gv hướng dẫn Hs tìm những chữ dễ viết sai: đốn củi, đ ... ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư , ngày 12 tháng 1 năm 2011.
Luyện từ và câu 
Nhân hoá. Cách đặt và trả lời câu hỏi “ ở đâu”.
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Tiếp tục học về nhân hóa: nắm được ba cách nhân hóa.
- Ôn luyện cách đặt câu và trả lời câu hỏi “ ở đâu?”.
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bảng lớp viết BT1,2,3.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Từ ngữ về Tổ Quốc, dấu phẩy
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
	4. Phát triển các hoạt động.
HT-PP
Việc thầy
Việc trò
*Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.( 20’)
PP: Trực quan, thảoluận,
giảng giải, thực hành.
HT: cánhân, nhóm.
*Hoạt động 2: Thảoluận.(15’) 
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
HT: cá nhân, lớp
- Mục tiêu: * HS G-K: Giúp cho HS tìm đúng các sự vật được nhân hoá.
* HS TB-Y: GV giúp đỡ.
. Bài tập 1: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
 - Gv mời Hs đọc diễn cảm bài thơ “ Oõng trời bật lửa” . 
- Gv nhận xét
. Bài tập 2: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân. Sau đó Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Gv mời 3 HS lên bảng làm bài. 
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Gv hỏi: Qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhân hóa chỉ sự vật?
Có 3 cáchC
+ Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người.
+Tả sự vật bằng những từ để chỉ người.
+ Nói sự vật thân mật như nói với con người.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách đặt và trả lời câu hỏi “ ở đâu”.
. Bài tập 3:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mở bảng phụ mời nhiều Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. 
- Sau đó 1 Hs lên bảng trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại.
. Bài tập 4: 
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài 
- Gv yêu cầu các Hs dựa vào bài “ ở lại với chiến khu”. Hs lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Gv mời nhiều Hs tiếp nối nhau trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs đọc bài thơ.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs cả lớp làm bài .
3 HS lên bảng làm bài.
Hs nhận xét.
Hs trả lời.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài cá nhân.
Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Một Hs lên bảng thực hiện.
Hs chữa bài .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp làm bài .
Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về tập làm lại bài: 
Chuẩn bị: Từ ngữ về sáng tạo, dấu phẩy. 
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm , ngày 13 tháng 1 năm 2011.
Chính tả
Nhớ – viết : Bàn tay cô giáo.
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “Bàn tay cô giáo.”
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó: phân biệt tr/ch hay chứa tiếng bắt đầu bằng dấu hỏi /dấu ngã.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2,3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Ông tổ nghề thêu”.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
HT-PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị. (33’)
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
HT: cá nhân, lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. (7’)
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
HT: cá nhân, lớp.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần bài thơ “ Bàn tay cô giáo”
Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại bài thơ.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+Em hãy miêu tả bức tranh cô giáo?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
 - Gv hướng dẫn các em tìm những từ dễ viết sai: thoắt, mềm mại, , dập dềnh, xinh xắn, cắt
Hs nhớ và viết bài vào vở
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập điền tr / ch .
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
-HS nêu.
Có 4 chữ.
Viết hoa.
Viết cách lề vở 3 ô li.
- HS luyện viết bảng con.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm bài
3 lên bảng làm.
Hs nhận xét
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Chuẩn bị: Ê- đi-xơn.
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu , ngày 14 tháng 1 năm 2011.
 Tập làm văn
Nói về trí thức – nghe kể: Nâng niu từng hạt giống.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Quan sát tranh, nói đúng về trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
- Nhớ và kể đúng câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”
b) Kỹ năng: - Biết kể lại được câu chuyện rõ ràng, mạch lạc.
c) Thái độ: - KNS:Giáo dục Hs tính cần kiệm, biết yêu quí của cải do chính mình làm ra hoặc được tặng, biếu
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Báo cáo hoạt động.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
HT-PP
Việc thầy
Việc trò
* Hoạt động 1:Hướng dẫn Hs làm bài. ( 23’)
PP:Quan sát, giảng giải, thực hành.
HT:Cá nhân, lớp, nhóm.
* Hoạt động 2:Hướng dẫn Hs làm bài. ( 15’)
PP:Quan sát, luyện tập, thực hành.
HT:cá nhân, lớp, nhóm.
Mục tiêu: Giúp các em biết quan sát tranh và nói rõ những người trí thức trong bức tranh là ai và họ đang làm gì?
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu (nói nội dung bức tranh).
- Gv yêu cầu Hs quan sát 4 bức tranh theo nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 + Tranh 1: Một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh. Câu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem để kiểm tra nhiệt độ.
 + Tranh 2: Ba người trí thức trong tranh là kỹ sư cầu đường. Họ đang đứng trước mô hình của chiếc cầu được xây dựng. Họ trao đổi bàn bạc cách thiết kế cây cầu.
+ Tranh 3: Người trí thức trong tranh là một cô giáo. Cô đang dạy bài tập đọc. Các bạn Hs đang chăm chú nghe giảng bài.
+ Tranh 4: Những người trí thức trong tranh là 4 nhà nghiên cứu. Họ đang làm việc trong phòng thí nghiệm.
Mục tiêu: Giúp các em nghe và kể lại đúng câu chuyện.
+ Bài tập 2:
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv kể câu chuyện lần 1. Cho Hs quan sát tranh ông Lương Định Của.
- Kể xong lần 1 Gv hỏi:
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem giao ngay cả mười hạt giống?
+ ôõng Lương Định Của làm gì để bảo vệ giống lúa.
- Gv kể chuyện lần 2 và lần 3.
- Gv cho Hs tập kể chuyện trong nhóm
- Gv yêu cầu Hs kể lại câu chuyện.
- Gv hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- Gv chốt lại: ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
Hs đọc yêu cầu của bài.
HS thực hiện kể theo tranh thứ 1
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe và quan sát tranh.
Mười hạt giống quý.
- HS phát biểu.
-HS nêu.
HS lắng nghe.
Hs kể lại chuyện.
HS kể cá nhân.
Hs cả lớp nhận xét.
5 Tổng kết – dặn dò:
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Nói viết về người lao động trí óc.
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet tuan 21.doc