I. MỤC TIÊU:
* Tập đọc
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK)
- HS khá, giỏi trả lời được CH 5 SGK.
* Kể chuyện
- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ
- HS: vở ghi, SGK
TUẦN 31 Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011 Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 61+31 Bác sĩ Y-éc-xanh I. MỤC TIÊU: * Tập đọc - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . - Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK) - HS khá, giỏi trả lời được CH 5 SGK. * Kể chuyện - Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ. - HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ - HS: vở ghi, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Gọi 3 HS lên bảng đọc bài đọc bài “Một mái nhà chung” và TLCH trong SGK. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 25’ 15’ 10’ Tập đọc a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. b. Các hoạt động: * HĐ 1: Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài - Gọi HS đọc lại bài - GV yêu cầu HS đọc từng câu trong bài và luyện đọc các từ khó - GV gọi HS đọc từng đoạn trước lớp + Tìm hiểu từ khó: ngưỡng mộ, dịch hạch, toa hạng ba, bí ẩn, công dân. + Nha Trang là 1 thành phố ven biển của tỉnh Khánh Hòa. - GV yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm thi đọc - Gọi HS nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt - GV nhận xét, cho điểm - Gọi HS đọc lại bài * HĐ 2: Tìm hiểu bài - Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? - Em thử đoán xem bà khách nghĩ nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào? Trong thực tế vị bác sĩ khác gì so với trí tưởng tượng của bà? - Vì sao bà khách nghĩ rằng Y-éc-xanh quên nước Pháp? - Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh? - Vì sao bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết địng ở lại Nha Trang? * HĐ 3: Luyện đọc lại - Yêu cầu HS đọc phân vai theo nhóm (người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh). - GV cho các nhóm thi đọc theo vai. - GV nhận xét, cho điểm - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - HS theo dõi. - 1HS đọc lại bài - HS nối tiếp đọc từng câu và luyện đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp - HS đọc chú giải SGK. - HS nghe giới thiệu về thành phố Nha Trang. - HS đọc theo nhóm bàn. - Các nhóm thi đọc - HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt - 1HS đọc lại bài - Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết tại sao bác sĩ Y-éc-xanh biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới. - Bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý. - Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về nước Pháp - Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc. - Ông muốn trở lại giúp người dân Việt Nam chống lại bệnh tật. / Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. / - Mỗi nhóm 3 em đọc theo 3 vai - 3 nhóm thi đọc chuyện theo vai. Kể chuyện (20 phút) 1’ Gọi 1HS đọc yêu cầu của phẩn kể chuyện SGK. - GV cho HS quan sát tranh SGK - Dựa vào 4 tranh minh họa, chúng ta kể lại câu chuyện bằng lời của ai? - Vậy khi kể chuyện bằng lời của bà khách cần xưng hô như thế nào? - Yêu cầu HS kể theo cặp - Gọi HS nối tiếp kể từng đoạn câu chuyện theo lời bà khách - Gọi 4HS khá, giỏi kể lại câu chuyện theo lời của bà khách 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài “Bài hát trông cây” 1HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS quan sát 4 tranh. - Bằng lời của bà khách. - Xưng tôi - HS kể lại theo cặp - HS thực hiện - 4HS thực hiện, cả lớp theo dõi nhận xét. * Rút kinh nghiệm, bổ sung: Toán Tiết: 151 Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số I. MỤC TIÊU: - Biết cách nhân số có năm chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp) . II. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ ghi bài tập 2, 3. - HS: vở ghi, SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Cho 3 HS làm trên bảng con: 72436 – 9508 ; 53208 + 52034 ; 96544 – 54376 ; 75703 + 6932. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 12’ 20’ 1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. b. Các hoạt động: *HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân 14273 x 3 - Viết lên bảng: 14273 x 3 - Hãy đặt tính để thực hiện phép nhân trên? - Ta thực hiện phép tính bắt đầu từ đâu? - Yêu cầu HS tự thực hiện phép nhân trên, và nêu lại cách tính. - GV nhận xét và nhắc lại cách tính * HĐ 2: Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu BT - Cho HS làm trên bảng con - GV nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT - Các số cần điền vào ô trống là các số như thế nào? - Muốn tìm tích của hai số ta làm thế nào? - Gọi 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. Chấm một số vở. - Hướng dẫn nhận xét. Bài 3: - Gọi 1HS đọc bài toán1. - Bài tập cho biết gì? - Bài tập hỏi gì? - - Gọi 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. Chấm một số vở. - Hướng dẫn nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại cách tính và thực hiện phép tính nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - 1HS đọc phép nhân. - Từ phải sang trái - 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm bảng con - HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm trên bảng con. - 1HS đọc yêu của của đề. - HS trả lời - Ta thực hiện phép nhân - 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. - 1HS đọc bài toán. - HS trả lời - 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. - 2HS nêu. * Rút kinh nghiệm, bổ sung: Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011 Tập đọc Tiết: 62 Bài hát trồng cây I. MỤC TIÊU: - Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung : cây xanh mang lại cho con người cái đẹp ,ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc bài thơ). II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ - HS: vở ghi, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Gọi 4HS đọc bài Bác sĩ Y-éc-xanh và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc: + Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? + Y-éc-xanh có khác gì so với trí tưởng tượng của bà? + Tại sao bà khách nghĩ là Y-ec-xanh quên hước Pháp? + Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh? - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 16’ 8’ 8’ 1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. b. Các hoạt động: * HĐ1:Luyện đọc: - GV đọc bài một lượt - Gọi HS đọc lại bài - GV cho HS đọc nối tiếp mỗi HS đọc 2 câu thơ, kết hợp luyện đọc từ khó - GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - Gọi HS giải nghĩa từ mới - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Yêu cầu đọc ĐT cả bài. * HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - Cây xanh mang lại những gì cho con người? - Hạnh phúc của người trồng cây là gì? - Tìm những từ ngữ được lặp đi lạp lại trong bài thơ? Nêu tác dụng của chúng? * HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ - Gọi HS đọc lại bài - GV HD HS học thuộc bài thơ. - YC HS thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài. - GV nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố, dặn dò: - Các em hiểu điều gì qua bài thơ? - Về nhà học thuộc lòng bài thơ, tìm hiểu tên các nước trên thế giới, quan sát bản đồ, hoặc quả địa cầu. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - HS theo dõi SGK. - Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ. - 5 HS đọc nối tiếp khổ thơ. - HS đọc chú giải SGK - HS đọc theo nhóm 5 - Cả lớp đọc đồng thanh. - Tiếng hót mê say trên vòm cây. - Ngọn gió mát làm rung cành cây, hoa lá. - Bóng mát, hạnh phúc được... lên từng ngày. - Được mong chờ cây lớnlớn lên hằng ngày. - 1HS đọc lại bài thơ - HS HTL theo HD của GV - 4 HS thi đọc thuộc từng khổ thơ. - 3HS đọc thuộc cả bài thơ. - HS phát biểu * Rút kinh nghiệm, bổ sung: Chính tả (Nghe – viết) Tiết: 61 Bác sĩ Y-éc-xanh I. MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập (2) a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. II. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ ghi bài tập 2 (b) - HS: vở ghi, SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Cho HS viết trên bảng con: lá biếc, sóng xanh, rập rình, nghiêng, lòng đất. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 20’ 12’ 1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. b. Các hoạt động: * HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết. - GV đọc đoạn chính tả. - Vì sao bác sĩ Y-éc-xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang? -Đoạn văn có mấy câu? - Những chữ nào trong bài viết hoa? - Nêu qui tắc viết hoa tên riêng? - GV đọc cho HS viết từ khó - Giáo viên đọc, HS viết vào vở. - Đọc cho HS rà soát lại. - Hướng dẫn bắt lỗi chính tả. - Thu 7 vở chấm. - Nhận xét, sửa lỗi sai phổ biến. *HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. BT2a: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp lèm tren vở BTTV. - Chốt lời giải đúng. BT3: Viết lời giải câu đố. - Mời 2HS viết lời giải câu đố. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc thuộc câu đố, bài viết của bạn nào sai trên 6 lỗi về viết lại cho đúng. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - HS lắng nghe - 2HS đọc lại. - Vì ông coi Trái Đất này là ngôi nhà chung. Những đứa con trong nhà phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau. - 5 câu. - Chữ đầu câu và danh từ riêng. - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. - 2HS lên bảng viết: Y-éc-xanh, Nha Trang, giúp đỡ, đích thực...lớp viết bảng con - HS viết vào vở. - HS soát lỗi, 2 HS đổi chéo vở kiểm tra. - HS nộp vở - 2HS đọc yêu cầu. - 1HS lên bảng làm, lớp làm trên vở BTTV. - 2HS. (Lời giải a: Gió. b: Giọt mưa) * Rút kinh nghiệm, bổ sung: Toán Tiết: 152 Luyện tập I. MỤC TIÊU: - Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số - Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức. - HS khá, giỏi làm thêm BT 3a. II. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ ghi bài tập 2, 3(b), 4. - HS: vở ghi, SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG ... - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 12’ 20’ 1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. a. Các hoạt động: * HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia 12485 : 3 - Viết lên bảng phép tính chia: 12485 : 3 yêu cầu HS đặt tính và tính. - Ta bắt đầu lấy từ hàng nào của số bị chia để chia? Trong lượt chia cuối cùg, ta tìm được số dư là 2, vậy ta nói phép chia: 12485 : 3 = 4161 (dư 2) * HĐ 2: Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS làm trân bảng con. - Sửa bài và cho điểm HS Bài 2: - Gọi HS đọc đề toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải, ta làm thế nào? - Gọi 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. Chấm một số vở. - HD nhận xét.. Bài 3: (HS khá, giỏi làm dòng 3) - Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. Chấm một số vở. - HD nhận xét.. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại BT và chuẩn bị bài tiếp theo - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - 1 HS đọc phép tính chia và lên bảng thực hiện. Cả lớp làm bảng con. - Từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. - 1 HS nêu yêu cầu BT - Cả lớp làm trên bảng con. - 1HS đọc lại đề toán. - HS trả lời -1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. - 1HS nêu yêu cầu bài tập. -1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. * Rút kinh nghiệm, bổ sung: Thủ công Tiết: 31 Làm quạt giấy tròn (tiết 1) *HĐGDNGLL: Ngày giỗ Hùng Vương (HĐ3 ) I. MỤC TIÊU: - HS biết làm quạt giấy tròn. - Làm được quạt giấy tròn các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. *Với HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thắng, phắng, đều nhau. Quạt giấy tròn. *HĐGDNGLL: HS biết được công lao của các vị vua Hùng, biết được ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày 10 tháng 3 II. CHUẨN BỊ: - GV: Mẫu quạt giấy tròn lớn cho HS quan sát. Các bộ phận để làm quạt giấy tròn: tờ giấy, cán quạt và chỉ buộc. Giấy, kéo, hồ dán. - HS: tờ giấy, cán quạt và chỉ buộc, giấy, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Kiểm tra dụng cụ: giấy màu, kéo, chỉ buộc, hồ dán. 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 8’ 18’ 8’ 1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. b. Các hoạt động: * HĐ 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Giới thiệu quạt mẫu: - Quạt tròn này được làm bằng gì? - Quạt gồm các bộ phận nào? - Nhận xét gì về các nếp gấp của quạt.? - Quạt giấy tròn có nét gì khác so với các quạt đã học ở lớp 1? - Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy theo chiều rộng. * HĐ 2: GV hướng dẫn mẫu - GV HD HS thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Cắt giấy Bước 2: Gấp, dán quạt Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh Chú ý: Dán 2 đầu cánh quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô. - Mở 2 cánh quạt theo chiều mũi tên (H6) để hai cánh quạt ép vào nhau được chiếc quạt giấy tròn. - Tổ chức cho HS gấp quạt giấy tròn. - GV theo dõi hướng dẫn từng cặp. *Hoạt động 3: HĐGDNGLL - Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? - Em hiễu gì về câu nói “ Dù ai đi ngược về xuôi nhớ về giỗ tổ mùng 10 tháng 3” - GV giải thích thêm 4. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị đồ dùng để tiết sau làm tiếp. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - HS quan sát. - Giấy màu. - Thân và cán cầm. - Các nếp gấp đều nhau. - Khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cần. - HS ghi nhận - HS quan sát và lắng nghe - HS làm theo cặp đôi. - HS phát biểu * Rút kinh nghiệm, bổ sung: Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011 Tập làm văn Tiết: 31 Thảo luận về bảo vệ môi trường * GDBVMT: Liên hệ I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề em cần làm gì để bảo vệ môi trường? - Viết được đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. - GDBVMT: GD cho HS có ý thức tích cực tham gia bảo vệ môi trường - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: + Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. + Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận + Tư duy sáng tạo II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh ảnh về cây hoa, cảnh quan thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm, hủy hoại. Bảng phụ ghi 2 câu hỏi gợi ý để HS trao đổi trong cuộc họp: + Môi trường sống quanh các em có gì cần quan tâm? + Phải làm những việc thiết thực, cụ thể như thế nào để bảo vệ môi trường? - HS: Vở ghi, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Mời 4HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. - Nhận xét, chấm điểm. 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 32’ 1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. b. HD luyện tập: BT1: - Yêu cầu HS đọc gợi ý trong SGK. - GV lưu ý cho HS: + Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (đã học ở HK I). + Mở bảng phụ: Mời 2 HS đọc lại 5 bước tổ chức cuộc họp. + Điều cần phải bàn trong nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao hồ, sông ngòi ) Sau đó nêu những việc làm cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường, làm cho môi trường sạch, đẹp. - Chia lớp thành các nhóm. - Mời 2, 3 nhóm trình bày. BT2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT - Nhắc nhở HS: Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy. - YC HS làm vào vở BT (viết ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng). - Yêu cầu HS lần lượt đọc đoạn văn. - GV nhận xét, cho điểm 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Chuẩn bị bài tuần 32. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - HS đọc yêu cầu của bài. - 2HS lần lượt đọc, cả lớp theo dõi. -HS thực hiện - HS hoạt động nhóm. - 2, 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp. - Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS lắng nghe, ghi nhận - HS làm bài. - 3 HS đọc bài viết cả lớp nhận xét. * Rút kinh nghiệm, bổ sung: Tự nhiên và Xã hội Tiết: 62 Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất I. MỤC TIÊU: - Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất *HS khá, giỏi: So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời; Trái đất lớn hơn Mặt Trăng. Mặt Trời lớn hơn Trái Đất rất nhiều lần. II. CHUẨN BỊ: - GV: Phiếu thảo luận nhóm. Các thẻ chữ: Mặt Trời, Mặt Trăng , Trái Đất. - HS: vở ghi, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Hãy kể tên các hành tinh có trong hệ Mặt Trời? - Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống? - Em cần làm gì để bảo vệ và giử gìn sự sống đó? - Nhận xét, chấm điểm. 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 16’ 16’ 1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. b. Các hoạt động: * HĐ 1: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. - Yêu cầu HS quan sát hình 1/ tr118 SGK và thảo luận theo câu hỏi sau: + Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. + Hãy so sánh kích thước của Mặt Trời, Trái Đất, và Mặt Trăng? - Gọi đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, kết luận: +Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất. + Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. + Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. * HĐ 2: Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - Yêu cầu các cặp HS cùng thảo luận, vẽ sơ đồ Mặt Trăng và thuyết trình hướng chuyển động của Mặt Trăng như (H2)/ tr119 SGK - GV kết luận hướng chuyển động của Mặt trăng quanh Trái Đất. (+ Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất. + Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời) 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS học bài và chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - Thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày. + Ở giữa là Mặt Trời, tiếp đó là Trái Đất, ngoài cùng là Mặt Trăng. + Mặt Trời lớn nhất, sau đó là là Trái Đất, cuối cùng là Mặt Trăng. - Đại diện nhóm trình bày - HS lắng nghe - HS thảo luận theo cặp: Vẽ mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và thuyết trình hướng chuyển động của Mặt Trăng. - Đại diện 2 cặp đôi nhanh nhất lên vẽ trên bảng. - HS lắng nghe * Rút kinh nghiệm, bổ sung: Toán Tiết: 155 Luyện tập I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép tính chia số có năm chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp thương có chữ số 0). - Giải bài toán bằng 2 phép tính. II. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ 2, 3, 4. - HS vở ghi, SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) Hát đầu giờ. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Cho HS lsam2 trên bảng con: 12458 : 5 ; 12780 : 8 ; 15724 : 3. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 32’ 1’ a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. b. HD luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu - Viết bảng 28921 : 4 yêu cầu HS đọc và thực hiện phép tính và tính. - Yêu cầu HS nêu cách tính? - Yêu cầu HS so sánh số dư với số chia - Cho HS làm trên bảng con. - GV nhận xét, cho điểm. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. Chấm một số vở. - GV nhận xét, chữa bài, cho điểm. Bài 3: - Gọi HS đọc đề toán. - HD HS phân tích và tổng hợp đề toán. - Gọi 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. Chấm một số vở. - HD nhận xét. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm. Tổ chức chơi “Tiếp sức”. - GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập luyện thêm. Chuẩn bị bài tiếp theo. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài - 1HS nêu yêu cầu BT. - HS thực hiện phép tính - HS nêu - Cả lớp làm trên bảng con. - 1HS đọc đề bài. - 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. - 2 HS đọc đề toán. - 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm trên vở. - 1HS đọc yêu cầu của bài. - HS chia làm 3 đội, mỗi đội cử 3 em lên tiếp sức làm bài.
Tài liệu đính kèm: