Giáo án tổng hợp Tuần học 13 - Lớp 3 năm 2010

Giáo án tổng hợp Tuần học 13 - Lớp 3 năm 2010

* Tập đọc

 - Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại

 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngựi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* Kể chuyện :

 - Biết kể lại 1 đoạn câu chuyện.(HS K,G kể được 1 đoạn câu chuyện bằng lời một nhân vật trong chuyện)

II. Đồ dùng

 GV : ảnh anh hùng Núp

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học 13 - Lớp 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2010
 Tập đọc - Kể chuyện
 Người con của Tây Nguyên
I. Mục tiêu
* Tập đọc
	- Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại
	- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngựi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.( trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
* Kể chuyện :
	- Biết kể lại 1 đoạn câu chuyện.(HS K,G kể được 1 đoạn câu chuyện bằng lời một nhân vật trong chuyện)
II. Đồ dùng
	GV : ảnh anh hùng Núp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra 
- Đọc bài : Cảnh đẹp non sông
- Mỗi câu ca dao nói đến vùng miền đó là những vùng miền nào ?
- GV nhận xét, cho điểm.
 B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu bài theo SHD )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
- HD giọng đọc
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV viết bảng : bok- đọc là boóc
- GV phát hiện sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- HD ngắt nghỉ đúng giữa các dấu câu và cụm từ
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
3. HD tìm hiểu bài
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn và TLCH
- GV nhận xét, chốt lại câu TL đúng.
Câu 1/SGK(Anh Núp được cử đi dự đại hội thi đua)
Câu 2(Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người : Kinh, Thượng, gái, trai, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi)
Câu 3( Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa..... nhiều người chạy lên đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà)
H: Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình ? 
(- Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ ...... lũ làng rất vui, đứng hết dậy nói : Đúng đấy! đúng đấy!)
Câu 4( 1 cái ảnh bok Hồ vác quốc đi làm rẫy, 1 bộ quần áo bằng lụa của bok Hồ, 1 cây cờ có thêu chữ, 1 huân chương cho cả làng, 1 huân chương cho Núp
- Rửa tay sạch trước khi xem, cầm lên từng thứ coi đi coi lại, coi đến mãi nửa đêm)
4. Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm đoạn 3
- HD đọc đúng, giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động
- GV và HS bình chọn cá nhân đọc tốt
- 3 em đọc bài
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét 
- HS nghe, theo dõi SGK
- Nối nhau đọc từng câu
- 2 HS đọc
- lớp đồng thanh 
- Nối tiếp nhau đọc đoạn 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn 
- Nghe HD và luyện đọc đoạn
- Nghe giải nghĩa
- Đọc theo nhóm đôi
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đồng thanh đoạn 2, 1 HS đọc đoạn 3
- Lớp đọc thầm đoạn 1 ,2 trả lời câu hỏi 
- Lớp đọc thầm đoạn 3
- Vài HS trả lời câu hỏi
- Vài HS trả lời câu hỏi
- Các em khác góp ý
- Nghe, luyện đọc theo HD.
- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài
 Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Chọn kể lại 1 đoạn câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời 1 nhân vật trong chuyện
2. HD HS kể bằng lời của nhân vật
- Đoạn văn mẫu trong SGK người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1? (Nhập vai anh Núp)
- HD HS có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, 1 người dân trong làng, ... nhưng chú ý : người kể cần xưng " tôi "
- GV và HS nhận xét bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
- HS nghe
- 1 HS đọc đoạn văn mẫu, cả lớp đọc thầm
- 1HS nêu
- HS chọn vai suy nghĩ về lời kể
- Nghe HD
- Từng cặp HS tập kể
- 3, 4 HS thi kể trước lớp
IV. Củng cố, dặn dò
 - Nêu ý nghĩa của chuyện ( Ca ngợi anh hùng Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp )
 - GV khen những HS đọc bài tốt, kể chuyện hay
 - Nhận xét chung tiết học
 Toán(61)
 So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
I- Mục tiêu
- HS biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.Vận dụng để giải toán có lời văn. 
- Rèn KN năng giải toán cho HS
 - GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng
GV : Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Đọc bảng chia 8
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
a) Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?
- Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
b) Bài toán:
- Gọi HS đọc đề?
- Mẹ bao nhiêu tuổi?
- Con bao nhiêu tuổi?
- Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
- GV HD cách trình bày bài.
Bài giải
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là;
30 : 6 = 5( lần)
Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ
 Đáp số: 
- Bài toán trên gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
3. Luyện tập:
 Bài 1/61: Treo bảng phụ.Gọi HS đọc 
- 8 gấp mấy lần 2?
- Vậy 2 bằng một phần mấy của 8?
-Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
Bài 2/61:
- Đọc đề?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
 ( So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.)
- Yêu cầu HS làm và chữa bài
- GV nhận xét, chữa bài
Bài giải
Số sách ngăn dưới gấp ngăn trên số lần là: 
 24 : 6 = 4( lần)
Vậy số sách ngăn dưới bằng số sách ngăn trên.
 Đáp số: 
 Bài 3/61:( HS khá, giỏi làm thêm phần c)
- Gọi HS nêu yêu cầu và cách làm
- Cho HS nối tiếp nêu KQ
- GV nhận xét, chữa bài: a) 1 b) 1 c) 1
 5 3 2
4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét bài làm của HS
- Ôn lại dạng toán vừa học.
- Hát
- 2 HS đọc bảng chia 8
- Nhận xét.
- 1,2 HS đọc đề, trả lời câu hỏi
- HS nghe 
- 1 HS đọc 
- HS nối tiếp trả lời câu hỏi của GV
- HS làm bài ra nháp theo HD
- 1 HS làm bảng lớp
- Nhận xét , chữa bài
- HS nghe
-1 HS đọc
- 2 HS trả lời 
-HS làn bài, đổi vở, kiểm tra chéo bài của nhau
-1 HS đọc , lớp đọc thầm
-1,2 HS nêu
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét , chữa bài 
- HS nêu
- HS làm miệng nêu KQ
- Nhận xét
 Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
Toán(62)
Luyện tập
I- Mục tiêu
 - Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
 - Biết giải bài toán có lời văn( hai bước tính)
 - Rèn KN giải toán cho HS
 - GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng
 - Bộ đồ dùng học toán 2 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Tổ chức:
2.Kiểm tra:
 - HS làm miệng BT3/61
 - GV nhận xét
2. Luyện tập- Thực hành:
 Bài 1/62:- đọc đề?
- 12 gấp mấy lần 3?
- 3 bằng một phần mấy của 12?
- Tương tự HS làm các phần còn lại, nêu KQ trước lớp
- GV nhận xét KQ
 Bài 2/62:
- Đọc đề?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
(-So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn)
- GV HD làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
Bài giải
Số con bò có là:
7 + 28 = 35( con)
Số con bò gấp số con trâu số lần là:
35 : 7 = 5( lần)
Vậy số con trâu bằng số con bò.
 Đáp số: 
Bài 3/62:- Cho HS nêu bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
(- Bài toán giải bằng hai phép tính.)
- Cho HS làm và chữa bài
- GV chấm, chữa bài.
Bài giải
Số con vịt đang bơi dưới ao là:
48 : 8 = 6( con)
Số con vịt đang ở trên bờ là:
48 - 6 = 42( con)
 Đáp số: 42 con vịt
 Bài 4/62: 
- GV yêu cầu HS tự xếp hình theo mẫu.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3.Củng cố:
- Đánh giá KQ làm bài.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- 3 HS trả lời miệng
- Lớp nhận xét
- HS đọc đề
- 1 HS nêu
- 1 HS nêu
- HS làm miệng, nêu KQ
 - 1HS đọc đề bài
.- 1 HS nêu
 - HS làm bài vào vở theo HD
 - 1HS làm bài bảng lớp
 - Nhận xét, chữa bài
- HS nêu
- HS trả lời
-HS làm bài vào vở
-1 HS lên bảng chữa bài
-Nhận xét, chữa bài
- HS xếp hình
Chính tả( 25): Nghe - viết 
 Đêm trăng trên Hồ Tây
I. Mục tiêu
 + Rèn kĩ năng viết chính tả - Nghe - viết chính xác bài : Đêm trăng trên Hồ Tây, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 + Làm đúng BT điền tiếng có vần iu/ uyu(BT2
 + Làm đúng BT3(a)
 + GD học sinh rèn chữ viết.
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết các từ ngữ BT2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra 
Viết các từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : Nêu MĐ, YC tiết học
2. HD HS viết chính tả
a. HD HS chuẩn bị
 - GV đọc bài : Đêm trăng trên Hồ Tây 
 - Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào?
 - Bài viết có mấy câu ? (- Bài viết có 6 câu)
 - Những chữ nào trong bài phải viết hoa ?
 - Vì sao phải viết hoa những chữ đó ?
+ GV đọc : đêm trăng, nước trong vắt, rập rình, chiều gió, 
b. GV đọc cho HS viết
c. Chấm, chữa bài
 3. HD HS làm BT chính tả
 Bài tập 2 / 105
- Nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn làm bài.
Nhận xét , chốt kết quả đúng
+ Lời giải : đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay.
 Bài tập 3 / 105
- Đọc yêu cầu BT
- GV HD làm bài.
- Giáo viên nhận xét 
 Kết quả: a) con ruồi, quả dừa, cái giếng
 b) con khỉ, cái chổi, quả đu đủ
- 2 HS lên bảng, các lớp viết bảng con
- HS nghe, theo dõi SGK
- 1, 2 HS đọc lại, 
- HS nối tiếp trả lời.
- HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở
-1 HS nêu
- 2 em lên bảng, cả lớp làm vở
- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn
- Đọc bài làm của mình
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc
- QS hình minh hoạ, giải câu đố theo HD
- HS viết lời giải – 4, 5 HS lên bảng viết lời giải, đọc kết quả
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét những lỗi thường mắc trong bài viết chính tả
	- Nhận xét chung giờ học. Dặn HS tiếp tục ôn bài
 Tự nhiên và xã hội(25)
 Một số hoạt động ở trường 
I. Mục tiêu
 Sau bài học HS có khả năng
 - Kể được tên 1 số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học
 - Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các HĐ đó
 -Tham gia các hoạt động do trường tổ chức.
 - Biết tham gia tổ chức các HĐ để đạt được KQ tốt( HS khá, giỏi).
 II. Đồ dùng
 - Hình minh hoạ SGK
 III .Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- Kể 1 số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học?
- ở trường công việc chính của HS là gì? Nêu tên môn học mà em thích nhất? Giải thích tại sao?
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
a. Mục tiêu: 
+ Biết 1 số hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học
+ Biết 1 số điểm cần chú ý khi tham gia các hoạt động đó
 b. Tiến hành
 Bước 1: HS quan sát H.trang 48, 49 /SGK
 Bước 2: GV gọi một số HS lên hỏi và trả lời trước lớp
VD:- Bạn cho biết H1 thể hiện hoạt động gì?
 - Hoạt động này diễn ra ở đâu?
 - Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kỉ luật của các bạn trong hình?
 - GV nhận xét, kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ thể thao, vệ sinh , trồng cây
 Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm
a. Mục tiêu: Giới thiệu được các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường
b.Tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bài tập sau:
STT
Tên hoạt động
ích lợi của hoạt động
Em phải làm gì để đạt kết quả?
1
2
3
4
 Bước 2: Gọi HS trình bày
- GV nhận xé ...  bảng chia 9
- Nhận xét 
3. Bài mới:
a) HD thực hiện phép chia.
+ Phép chia 72 : 3
- Gọi HS đặt tính theo cột dọc
 - Yêu cầu HS lấy nháp để thực hiện tính chia, nếu HS lúng túng thì GV hướng dẫn HS chia
( Như SGK)
+ Phép chia 65 : 2( Tương tự )
b) Luyện tập
 Bài 1/70:(K,G làm thêm cột 4)
- Nêu yêu cầu BT?
- Cho làm BT, khi chữa bài yêu cầu HS nêu từng bước thực hiện của mình
- Nhận xét KQ; yêu cầu HS nêu các phép chia hết , chia có dư trong bài?
 Bài 2/70:
- Đọc đề?
- Nêu cách tìm một phần năm của một số?
- HD làm bài
- Nhận xét, chữa bài
Bài giải
Số phút của giờ là:
60 : 5 = 12 ( phút)
 Đáp số: 12 phút.
 Bài 3/70:
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
HD: Muốn biết 31 m vải may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo mà mỗi bộ may hết 3 m thì ta phải làm phép tính gì?
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải.
- GV chấm, chữa bài
Bài giải
Ta có: 31 : 3 = 10( dư 1)
Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1mét vải.
Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải
4. Củng cố:
- Lưu ý cách đặt tính và thực hiện tính.
- Nhận xét giờ
- HDVN: làm vở bài tập.
 - Hát
- 2 em đọc
- 1 HS lên bảng tính,
- Lớp làm nháp
- HS thực hiện theo HD
- 1 HS nêu
- 3 HS làm trên bảng
- Lớp làm vào vở, nhận xét bài làm bảng lớp.
- 2HS nêu
- 2HS đọc
- Vài HS nêu
 - làm vở theo HD
- 1 HS chữa bài
- 1 HS đọc đề, nêu tóm tắt.
- Vài HS trả lời
- Nghe HD
- Lớp làm vở
- 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nghe
	 Tập viết(14)
 Ôn chữ hoa: K
I. Mục tiêu
 - Viết đúng chữ hoa K ( viết 1 dòng), kh, y (1 dòng) thông qua BT ứng dụng :
 - Viết đúng tên riêng : Yết Kiêu bằng chữ cỡ nhỏ9 1 dòng).
 - Viết câu ứng dụng ( Khi đói cùng chung một dạ, ..một lòng ) bằng chữ cỡ nhỏ(1 lần).HS khá,giỏi có thể viết thêm.
 II. Đồ dùng
	GV : Mẫu chữ viết hoa K, tên Yết Kiêu
	HS : Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra 
- Nhắc lại câu ứng dụng học trong tuần 13
- GV đọc : Ông ích Khiêm., ít
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. HD viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm viết chữ hoa có trong bài ?
- Viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc tên riêng
- Giới thiệu : Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng nhiều thuyền chiến của giặc.
- HD viết từ ứng dụng 
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu nghĩa câu tục ngữ của dân tộc Mường : Khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng đoàn kết đùm bọc nhau.
- HD tập viết: Khi
3. HD HS viết vào vở tập viết
- GV nêu YC của giờ viết
- GV theo dõi, động viên HS viết bài.
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài cả lớp
- Nhận xét bài viết của HS
-2em nêu: Ich Khiêm/ ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
- HS viết bảng con
- 2HS nêu
- HS quan sát, luyện viết Y, K trên bảng con
- 2HS đọc
- Nghe
- Viết trên bảng con : Yết Kiêu
-1 HS đọc
- HS nghe
- HS tập viết bảng con 
- Viết bài vào vở
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- VN: luyện viết thêm
Tự nhiên và xã hội(28)
Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống(2)
 I. Mục tiêu:
 +Vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá , y tế của tỉnh nơi em đang sống( K,G vẽ và mô tả 1 cách cụ thể hơn)
 +Có ý thức gắn bó với quê hương.
 II. Đồ dùng:
 - HS: Bút vẽ , giấy
 III. Hoạt động dạy học .
1. Kiểm tra :
-Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá , giáo dục nơi em đang sống?
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1:Vẽ tranh
 Bước 1 : GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá khuyến khích trí tưởng tượng của HS
 Bước 2 :Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu HS gắn tất cả các bức tranh vẽ lên bảng
- Gọi 1 số HS mô tả bức tranh/ bình luận
- GV nhận xét, khen 1 số em. 
3. Hoạt động nối tiếp : 
 - GV nhận xét giờ 
 - Hướng dẫn về nhà:làm theo bài học.
- 1 HS trả lời
-HS lắng nghe
- Thực hành vẽ
- HS trình bày tranh vẽ
- Mô tả, nhận xét , bình luận
 Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
	Toán(70)
 Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số(tiếp).
I- Mục tiêu
- HS biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
(có dư ở các lượt chia). 
- Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình ô vuông.
II- Đồ dùng 
	 SGK, Bộ đồ dùng học toán.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Đặt tính rồi tính
84 : 7
67 : 5
73 : 6
-Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
aHD thực hiện phép chia 78 : 4
- GV ghi bảng phép tính
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính
(Nếu HS không làm được, GV HD tính từng bước như SGK)
 b) Luyện tập
 Bài 1/71:
- Nêu yêu cầu BT?
- HD làm
- 3 HS làm trên bảng
- chữa bài, cho điểm
 KQ: 
 a)77 : 2 = 38( dư1) b) 69 : 3 = 23
 87 : 3 = 29 85 : 4 = 21(dư1)
 86 : 6 = 14( dư 2) 97 : 7 = 13( dư 6)
 99 : 4 = 24 (dư3) 87 : 6 = 14(dư3) Bài 2/71:
 - Lớp có bao nhiêu HS?
- Loại bàn trong lớp là loại bàn ntn?
- Nêu cách tìm số bàn?
- HD cách trình bày bài giải
- Nhận xét, chữa bài
 Bài giải
 Ta có 33 : 2 = 16( dư 1)
Vậy số bàn cho 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa cần kê thêm 1 bàn. Số bàn cần có là: 
 16 + 1 = 17( bàn)
 Đáp số: 17 bàn.
Bài 3/71:(HS khá, giỏi)
- HD HS làm và chữa bài nhanh
 Bài 4/71:
 - Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa các tổ, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng
- Tổ đó thắng cuộc
4. Củng cố, dặn dò:
- Đánh giá bài làm của HS
- VN: Ôn lại bài
- Hát
-3 HS làm trên bảng
- Nhận xét, chữa bài.
- đặt tính và thực hiện tính ra nháp
 - 1 HS lên bảng thực hiện 
- 1 HS nêu
- 4 HS lên bảng, HS khác làm nháp
 - Nhận xét
- 2HS đọc đề
- Vài em trả lời câu hỏi của GV
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa 
- Nhận xét , chữa bài
- HS khá ,giỏi làm theo HD
- HS thi ghép hình 
Chính tả (28): Nghe - viết 
Nhớ Việt Bắc
I. Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng ( thể thơ lục bát )
	- Làm đúng BT2 phân biệt, cặp vần dễ lẫn au/âu,
 - Làm đúng BT3a. ( HS khá, giỏi làm thêm BT3b) 
II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết ND BT 2, BT3
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra 
- Viết 3 từ có vần ay / ây
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu MĐ, YC tiết học
2. HD nghe - viết
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc 1 lần đoạn thơ
- Bài chính tả có mấy câu thơ ( 5 câu là 10 dòng thơ)
- Đây là thơ gì ?
- Cách trình bày các câu thơ thế nào ?
(Câu 6 viết cách lể vở 2 ô, câu 8 viết cách lề vở 1 ô)
- Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa ?
 ( Các chữ đầu dòng thơ
 Danh từ riêng Việt Bắc)
- Cho HS tự tìm và viết từ khó
b. GV đọc cho HS viết bài
- GV theo dõi động viên HS
c. Chấm, chữa bài
- Chấm và nhận xét bài chấm
 3. HD HS làm BT chính tả
 Bài tập 2 / 119
- Nêu yêu cầu BT
- HD làm
- GV nhận xét
hoa mẫu đơn, mưa mau hạt, lá trầu, đàn trâu, sáu điểm, quả sấu
 Bài tập 3 / 120
- Nêu yêu cầu BT phần a
- HD làm bài
- GV chữa bài
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
- Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- HD HS khá, giỏi làm BT3(b)
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết nháp
- Nhận xét
- HS nghe, theo dõi SGK
- 1 HS đọc lại
- Quan sát , trả lời câu hỏi 
- HS đọc thầm lại 5 câu thơ, tự viết ra nháp những tiếng dễ viết sai
- Viết bài vào vở
- 1 HS nêu
- HS làm bài cá nhân, 2 em làm chữa bảng 
 - 5, 7 HS đọc bài làm của mình
 - Nhận xét bài làm của bạn
 - 1HS nêu
 - HS làm vở, 2 em lên bảng
 - Đổi vở nhận xét bài làm của bạn
- HS làm theo HD
IV. Củng cố, dặn dò
	- Khen những em có ý thức tốt trong giờ học
	- Nhận xét chung giờ học
Tập làm văn(14)
Nghe kể : Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động
I. Mục tiêu
 - Nghe và kể lại đúng truyện vui “Tôi cũng như bác.”
 - Biết giới thiệu một cách đơn giản về các bạn trong tổ với người khác theo gợi ý( HS khá, giỏi giới thiệu không cần theo gợi ý)
II. Đồ dùng 
 Bảng lớp viết gợi ý kể lại chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc lại bức thư viết gửi bạn.
-Nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS làm BT
 Bài tập 1/ 120
- Nêu yêu cầu của bài
- GV kể chuyện lần 1
- Câu chuyện này xảy ra ở đâu ? 
(ở nhà ga)
- Trong câu chuyện có mấy nhân vật? 
(2 nhân vật : nhà văn già và người đứng cạnh.)
- Vì sao nhà văn không đọc được bảng
 thông báo ? (Vì ông quên không mang theo kính)
- Ông nói gì với người đứng cạnh ? (Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo.)
- Người đó trả lời ra sao ? (Xin lỗi tôi cũng như bác, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.)
- Câu trả lời có gì đáng buồn cười ?
( Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình.)
- GV kể tiếp lần 2
- Cho HS dựa vào gợi ý kể lại câu chuyện
- GV nhận xét
 Bài tập 2 / 120
- Nêu yêu cầu BT: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.
- HD HS cách làm:
- Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình, em dựa vào gợi ý nhưng cũng có thể bổ sung thêm ND
- Cho HS làm mẫu
- Cho HS thực hiện theo yêu cầu BT
- Cả lớp và GV nhận xét
- 3, 4 HS đọc lại.
- 2HS nêu
- Nghe, kể lại câu chuyện tôi cũng như bác.
- Cả lớp đọc lại 3 câu hỏi gợi ý.
- HS nghe và TLCH.
- HS nghe kể 
- HS nhìn gợi ý thi kể lại câu chuyện
- Lớp nhận xét
- 2HS đọc yêu cầu
- Nghe HD
- 1 HS khá giỏi làm mẫu.
- HS làm việc theo tổ, từng em tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu.
- Các đại diện tổ thi giới thiệu về tổ.
IV. Củng cố, dặn dò:
	- GV biểu dương những em có ý thức học tốt.
	- GV nhận xét chung tiết học.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình
	- Nhận thấy kết quả của mình trong tháng
	- GDHS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét ưu điểm :
	- Đi học đều đúng giờ
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng:Ngọc, Trang, Mạnh,...
2. GV nhận xét tồn tại:
	- Có hiện tượng ăn quà vặt vứt không đúng chỗ
 - Chưa chú ý nghe giảng:Tuấn.
4. Vui văn nghệ
5. Đề ra phương hướng tuần sau
 - Duy trì nề nếp trường lớp.
 - Khắc phục những tồn tại. Phát huy những ưu điểm đã đạt được.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13 minh.doc