.Mục tiêu:
A.Tập đọc:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu nội dung câu chuyện:Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi Trả lời được các câu hỏi trong sgk.
B.Kể chuyện:
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa(HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện).
*GDKNS:
-Tư duy sáng tạo.
-Ra quyết định: giải quyết vấn đề.
-Lắng nghe tích cực.
TUẦN 17 Từ ngày: 19/12/2011 đến ngày: 23/12/2011. Ngày soạn:17/12/2011 Thứ Hai: 19/12/2011. Tiết 1+2 : Tập đọc +Kể chuyện: MỒ CÔI XỬ KIỆN I.Mục tiêu: A.Tập đọc: -Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. -Hiểu nội dung câu chuyện:Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi Trả lời được các câu hỏi trong sgk. B.Kể chuyện: -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa(HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện). *GDKNS: -Tư duy sáng tạo. -Ra quyết định: giải quyết vấn đề. -Lắng nghe tích cực. II.Đồ dùng: -Tranh minh hoạ truyện trong sgk. -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III.KTBC:3p Gv gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài Về quê ngoại và nêu nội dung bài. -GV nhận xét- ghi điểm . IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 1p 25p 10p 10p 2p 18p HĐ1:Giới thiệu bài HĐ2: luyện đọc -GV đọc diễn cảm toàn bài. -Cho học sinh xem tranh minh hoạ. -HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: -GV sửa lỗi phát âm. -GV nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và kết hợp giải nghĩa từ. -Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn. -1 Học sinh đọc toàn bài. *HĐ3:Tìm hiểu bài -Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1. +Trong truyện có những nhân vật nào? +Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? -Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2. +Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi bồi thường? +Lúc đó , Mồ Côi hỏi bác thế nào? Bác nông dân trả lời ra sao? -Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 3. +Chàng Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào? +Vì sao chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần? -Như vậy, nhờ sự thông minh, tài trí chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà. Em thử đặt tên khác cho truyện. *HĐ4:Luyện đọc lại -Gv chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu học sinh luyện đọc lại bài theo vai. -Tổ chức cho học sinh đọc theo vai. -GV nhận xét và ghi điểm cho học sinh. KỂCHUYỆN HĐ1: Gv nêu nhiệm vụ *HĐ2:HD kể toàn bộ câu chuyện -GV kể mẫu nội dung tranh 1. -Nhắc học sinh kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện, ngắn gọn, không nên kể nguyên văn như lời của truyện. -Mời 1 học sinh khá kể mẫu lại đoạn 1. -Yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp. -Gọi học sinh kể trước lớp. -Tổ chức cho học sinh thi kể. -Gv nhận xét và ghi điểm. Học sinh lắng nghe. -Học sinh lắng nghe. -Học sinh xem tranh minh hoạ trong sgk. -Học sinh đọc nối tiếp câu. -Đọc từng đoạn trước lớp. -Đọc từng đoạn trong nhóm. -3 học sinh đọc 3 đoạn. -1 học sinh đọc toàn bài. -1 học sinh đọc đoạn 1.Cả lớp theo dõi sgk và trả lời câu hỏi. +Trả lời: chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi. +về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. -Cả lớp đọc thầm đoạn 2. +Bác nông dân nói: Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. +Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không? Bác nông dân thừa nhậnlà mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán. -Cả lớp theo dõi sgk. +Chàng Mồ Côi yêu cầu bác cho đồng tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần. +Vì bác nông dân chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần mới đủ 20 đồng. +Đặt tên là: vị quan toà thông minh, ăn hơi trả tiếng -Học sinh lắng nghe. -Học sinh luyện đọc theo vai và thi đọc.Cả lớp nhậ xét, bình chọn. -Học sinh lắng nghe. -1 học sinh kể mẫu đoạn 1. -Học sinh luyện kể theo cặp. -Học sinh thi kể từng đoạn và cả câu chuyện. -Cả lớp bình chọn. HS yếu đọc đoạn 1. HS yếu đọc đoạn 3. GV giúp học sinh yếu keå tranh 1. V.Hoạt động nối tiếp: 2p -Gọi 2 học sinh nhắc lại nội dung truyện . -Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tiết 3 – Toán: Tiết 81 TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC ( Tiếp theo) I.Mục tiêu: -Biết tính giá trị của BT códấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này. -Bài tập 1,2,3. - Học sinh tính toán cẩn thận. II.Đồ dùng: Gv chuẩn bị bảng phụ. III.KTBC: 2p Vài học sinh nêu lại các quy tắc đã học. -Nhận xét- ghi điểm. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 1p 10p 20p HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Giảng bài. -GV viết 2 biểu thức lên bảng: 30+5:5 và (30 + 5) :5. -Yêu cầu học sinh tìm cách giải. -GV viết biểu thức 30 +5 : 5 và yêu cầu học sinh nêu thứ tự các phép tính cần làm. -Hỏi: Muốn thực hiện phép tính 30+5 trước rồi mới chia5, ta có thể kí hiệu như thế nào? (30 + 5) : 5 = 35 : 5 = 7. -Gv nêu cách thực hiện. HĐ3:Thực hành Bài1:Yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm và lên bảng làm bài. Bài 2: Gọi học sinh lên bảng, cả lớp làm bảng con. Bài 3: Bài giải *Cách 1: Số sách xếp trong mỗi tu ûlà: 240 : 2 = 120 (quyển) Số sách xếp trong mỗi ngăn là: 120 : 4 = 30 ( quyển) ĐS: 30 quyển sách *Cách 2: Số sách có cả 2 tủ là: 4 x2 = 8 (ngăn) Số sách xếp trong mỗi ngăn là: 240 : 8 = 30(q) . Đs: 30 quyển. Học sinh lắng nghe. -Học sinh tìm cách giải. -Học sinh nêu thứ tự các phép tính cần làm. -Học sinh nêu dấu ngoặc đơn ( ). -Học sinh nhắc lại.Cả lớp đọc đồng thanh. -Học sinh nêu lại cách thực hiện và làm bài. -Học sinh làm bảng con. -Thảo luận tìm ra cách giải. HS yếu nhắc lại. HS yếu đọc đề toán. V.Hoạt động nối tiếp: 2p -Học sinh nhắc lại quy tắc vừa học. -Chuẩn bị tiết sau. Ngày soạn: 18/12/2011 Thứ Ba: 20/12/2011 Tiết 1- Mĩ thuật: Tiết 17 VẼ TRANH: ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI I.Mục tiêu: -Tập vẽ tranh đề tài Chú bộ đội. -Vẽ được tranh về đề tài chú bộ đội.HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II.Đồ dùng: Gv:sưu tầm một số tranh,ảnh về đề tài bộ đội.Hình gợi ý vẽ tranh. HS:Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. III.KTBC:2p Gv kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 1p 6p 7p 13p 4p HĐ1:Giới thiệu bài: HĐ2:Tìm chọn nội dung đề tài. -GV giới thiệu một số tranh ,ảnh, gợi ý để học sinh nhận biết: +Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội. +Tranh vẽ phong phú. -Gọi học sinh nêu một số nội dung về đề tài. HĐ3:Cách vẽ tranh. -Gv yêu cầu học sinh nhớ lại hình ảnh cô, chú bộ đội: +Quân phục:áo quần, súng, mũ +Trang thiết bị: pháo, -GV gợi ý học sinh cách thể hiện nội dung: Có thể vẽ chân dung hoặc một sốcảnh khác. -Cho học sinh xem một số tranh ,ảnh của học sinh năm trước. HĐ4:Thực hành: -Gv nhắc nhở học sinh cách vẽ: vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau -Gv quan sát và hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong khi thực hành. HĐ5:Nhận xét, đánh giá. -Gv tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm. -GV cùng học sinh nhận xét sản phẩm. Học sinh lắng nghe. -Học sinh quan sát tranh và nêu nhận xét. -Học sinh nêu. -Học sinh nhớ lại hình ảnh cô, chú bộ đội. -Học sinh tưởng tượng cảnh để vẽ. -Học sinh quan sát một số tranh vẽ của học sinh lớp trước. -học sinh thực hành. -Học sinh trưng bày sản phẩm.Cả lớp chọn bài vẽ đẹp và nhận xét. Hs yếu veõ ñöôïc hình daùng ñôn giaûn. V.Hoạt động nối tiếp: 2p -Gọi học sinh nêu một số trang phục của bộ đội. -Dặn học sinh quan sát cái lọ hoa. Tiết 2 – Toán : Tiết 82 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: -Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn ( ). -Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu ,=.BT 1,2,3 (dòng 1), bài 4. -HS yêu thích học môn toán. II.Đồ dùng: Gv chuẩn bị bộ xếp hình tam giác. III.KTBC:3p -Gv kiểm tra vở bài tập của học sinh. -Gọi vài học sinh nhắc lại 4 quy tắc đã học. -Nhận xét- ghi điểm. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 1p 29p HĐ1:Giới thiệu bài HĐ2:Thực hành Bài 1: Gv viết bảng: 238- (55 -35) = -Yêu cầu học sinh nhận dạng giá trị biểu thức, sau đó gọi học sinh lên bảng chữa bài. a)238 –(55 -35) = 238- 20 = 218. .175 – ( 30 +20) = 175- 50 =125. b) 84 : (4:2) = 84 : 2 =42. .(72 +18 ) x 3 = 90 x3 = 270. Bài 2:Gv gọi 2 học sinh thực hiện câu a. a)(421 -200) x 2 = 221 x 2 = 442. .421 – 200 x 2 = 421 – 400 = 21. Gv nhắc: cần đi đúng các bước như quy tắc thì kết quả mới đúng được. Bài 3(dòng 1) Gv hướng dẫn bài đầu và cho học sinh tự làm các bài còn lại. Bài 4: Cho học sinh sử dụng bộ xếp hình, xếp thành hình cái nhà. Học sinh nhắc đề. -Học sinh nêu biểu thức này thuộc loại có dấu ngoặc đơn và nêu cách thực hiện. -2học sinh lên bảng làm câu a. -Học sinh nhận xét kết quả 2 biểu thức trên. -Học sinh tự làm các bài còn lại. -Học sinh xếp hình. Hs yếu laøm 1 baøi treân baûng. V.Hoạt động nối tiếp: 2p -Vài học sinh nhắc lại các quy tắc đã học. -Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. Tiết 3 – Tự nhiên và xã hội: Bài 33 AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP I.Mục tiêu: -Học sinh hiểu một số quy định chung khi đi xe đạp: đi bên phải, đi đúng vào phần đường dành cho xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.Nêu được các trường hợp đi xe đạp đúng luật và sai luật giao thông. -Thực hành đi xe đạp đúng qui định. -Có ý thức tham gia giao thông đúng luật, an toàn. *GDKNS:KN tìm kiếm và xử lí thông tin, Kn kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.KN làm chủ bản thân. II.Đồ dùng: Các hình trong sgk trang 64,65. III.KTBC: 2p -GV kiểm tra vở bài tập của học sinh. -Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài trước. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 1p 10p 10p 10p HĐ1: Giới thiệu bài *HĐ2:Quan sát tranh theo nhóm. -Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm , quy định thời gian. -Gv theo dõi các nhóm làm việc và nhắc nhở các nhóm thực hiện nghiêm túc. -Gọi đại diện nhóm trình bày. -Gv nhận xét. *HĐ3:Thảo luận nhóm. -Gv chia mỗi nhóm 4 học sinh và trả lời câu hỏi: +Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông? -Gv nêu kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. *HĐ4:Chơi trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ. -GV phổ biến luật chơi cho học sinh nắm.-Tổ chức cho học sinh chơi thử sau đó chơi. *Trưởng trò hô: Đèn xanh: cả lớp quay tròn hai tay. Trưởng trò hô: Đèn đỏ: cả lớp dừng quay. Ai làm sai thì bị phạt hát một bài. Học sinh nghe. -Học sinh làm việc theo nhóm, chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai. -Đại diện nhóm trình bày kết quả 1 hình. -Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày. -Các nhóm khác bổ sung. -Học sinh đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải trên. Hs yếu ñoïc laïi muïc baïn caàn bieát. V.Hoạt động nối tiếp:2p -Học sinh nêu lại nội dun ... sắp xếp các chữ đã cắt trên đường chuẩn. Bôi hồ vào mặt kẻ ô và dán vào vị trí. -Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào vở. -Gv tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm. -GV theo dõi và giúp đỡ học sinh. Học sinh lắng nghe. -Học sinh quan sát chữ mẫu và nêu nhận xét. -Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ đã học. -Học sinh quan sát các bước Gv làm mẫu. -Học sinh tập kẻ, cắt chữ VUI VẺ và trình bày sản phẩm theo nhóm. Hs yếu nhắc lại cách kẻ, cắt chữ V, U. V.Hoạt động nối tiếp: 2p -Gọi học sinh nhắc lại các bước cắt dán chữ VUI VẺ. -Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. -Nhận xét tiết học. Tiết 2- Toán: Tiết 85 HÌNH VUÔNG I.Mục tiêu: -Học sinh nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông . -Biết vẽ hình vuông đơn giản ( trên giấy kẻ ô vuông).BT1,2,3,4. -Học sinh ưa thích học phân môn hình học. II.Đồ dùng: -Một số mô hình về hình vuông. -Ê ke, thước kẻ. III.KTBC: 3p -Gv kiểm tra vở bài tập của học sinh. -Vài học sinh nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật. -Gv nhận xét- ghi điểm. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 1p 9p 20p HĐ1:Giới thiệu bài: HĐ2:Giới thiệu hình vuông -GV vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật, 1hình tròn, 1hình tam giác. -Hỏi:Theo em, các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc như thế nào? -Yêu cầu hs dùng êke kiểm tra kết quả, sau đó đưa ra kết luận:Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông. -Yêu cầu học sinh dùng thước kiểm tra các cạnh của hình vuông. *Kết luận:Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. -Gv cho học sinh liên hệ thực tế. -Yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật. HĐ3:Thực hành: Bài 1:Học sinh nêu yêu cầu bài và tự kiểm tra. Bài 2:Yêu cầu học sinh nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài. Bài 3:Tổ chức cho học sinh kẻ thi. Bài 4: Yêu cầu học sinh kẻ đúng hình như sgk. Học sinh lắng nghe. -Học sinh chú ý quan sát. -TL:các góc ở các đỉnh của hình vuông đều là góc vuông. -Học sinh dùng êke kiểm tra. -Học sinh dùng thước kiểm tra cạnh của hình vuông. -học sinh tìm các vật có dạng hình vuông trong thực tế. -Nêu điểm giống và khác của hình vuông và hình chữ nhật. -HS nêu được hình EGHI là hình vuông và giải thích. -Học sinh làm bài. -Thi giữa các nhóm. -Học sinh kẻ vào vở. Hs yếu nhắc lại kl. V.Hoạt động nối tiếp:2p -Vài học sinh nhắc lại đặc điểm hình vuông. -Dặn học sinh về nhà làm bài tập. Tiết 3 – Luyện từ và câu: Tiết 17 ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY. I.Mục tiêu: -Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1) -Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một đối tượng.(BT2) -Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3a,b) II.Đồ dùng: -Bảng lớp viết nội dung bài tập 1. -Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. III.KTBC:4p -Gv gọi 2 học sinh làm miệng bài 1 tiết luyện từ và câu tuần 16. -Gv nhận xét – ghi điểm. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 1p 29p HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2:HD làm bài tập. Bài tập 1:-Gọi học sinh đọc yêu cầu . -Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập. -GV nhắc nhở học sinh khi làm bài. -Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, GV nhận xét nhanh các ý kiến của học sinh. Bài tập 2: -Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. -Yêu cầu học sinh đọc mẫu. -Hỏi:Câu Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay cho ta biết điều gì về buổi sớm hôm nay? -HD: Để đặt câu miêu tả theo mẫu Ai thế nào? Về các sự vật được đúng, trước hết em cần tìm được đặc điểm của sự vật được nêu. -Gọi học sinh nêu câu mình làm. -GV nhận xét và ghi điểm cho những câu đúng. Bài tập 3: -Gọi học sinh đọc đề bài. -Gọi học sinh lên bảng thi làm bài nhanh. -Nhận xét –ghi điểm cho học sinh. Học sinh lắng nghe. -Học sinh đọc yêu cầu bài tập. -Làm bài vào vở. -3 học sinh lên bảng làm bài. -Học sinh đọc yêu cầu bài. -1 học sinh đọc câu mẫu. -Học sinh trả lời:câu văn cho ta biết về đặc điểm của buổi sớm hôm nay là lạnh cóng tay. -Học sinh nêu câu mình làm. -Học sinh đọc yêu cầu bài. -Học sinh thi làm bài nhanh. Hs yếu đọc yêu cầu. Hs yếu nêu câu mình làm được. V.Hoạt động nối tiếp:1p -Học sinh nêu lại nội dung vừa học. -Dặn học sinh xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. Tiết 4 – Tập làm văn: Tiết 17 VIẾT VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN. I.Mục tiêu: -Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. -Học sinh yêu thích viết văn. II.Đồ dùng: Bảng lớp viết trình tự mẫu của lá thư. III.KTBC:3p -Kiểm tra miệng 2 học sinh. + học sinh kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. -GV nhận xét – ghi điểm. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 1p 29p HĐ1:Giới thiệu bài HĐ2:HD làm bài tập -Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu của bài. -Hỏi: EM cần viết thư cho ai? -Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. -HD:Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành. -Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư. -Gv treo bảng phụ cho học sinh đọc lại. -Gọi 1học sinh làm miệng trước lớp. -Yêu cầu cả lớp viết thư. +Gv theo dõi và giúp đỡ những học sinh còn khó khăn trong khi làm bài. -Gọi 5 học sinh đọc bài. -Gv nhận xét- ghi điểm cho học sinh. Học sinh nhắc đề. -2 học sinh đọc yêu cầu của bài. -TL:Viết thư cho bạn. -Học sinh nghe Gv hướng dẫn cách làm bài. -Học sinh nhắc lại cách trình bày một bức thư. -Học sinh đọc lại gợi ý. - 1học sinh làm miệng. -Cả lớp viết bài vào vở. -5 học sinh đọc thư. Hs yếu đọc yêu cầu bài. V.Hoạt động nối tiếp: 2p -Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài vừa học. -Nhắc nhở những học sinh chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài. -Nhận xét tiết học. Tiết 5 – Sinh hoạt tập thể: Tiết 17 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HỌC TẬP TUẦN 17 KẾ HOẠCH TUẦN 18. I.Mục tiêu: -Học sinh biết tổng kết tình hình học tập tuần 17. -Nắm bắt được kế hoạch tuần 18. -Gd cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. II.Đồ dùng: GV chuẩn bị nội dung, kế hoạch tuần 18. III.KTBC:3p Gv kiểm tra tinh thần chuẩn bị của các tổ trưởng. Nhận xét. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 2p 23p HĐ1:Gv thông qua nội dung. HĐ2: Tiến hành sinh hoạt. -GV lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho học sinh. *Kế hoạch tuần 18: -Tiếp tục học các môn còn lại. -Nghe giáo viên thông báo kết quả kiểm tra cuối học kỳ I. -Tiếp tục ôn các bài hát múa của Đội. -Tham gia công tác tu sửa bồn hoa cùng với lớp 4. -Sinh hoạt Sao. Học sinh lắng nghe. -Các tổ tiến hành họp và báo cáo. -Lớp trưởng nhận xét. -Học sinh nhận khuyết điểm và sửa chữa. -Cả lớp tự đề ra hướng khắc phục cho thời gian đến. -Học sinh lắng nghe kế hoạch tuần 18. V.Hoạt động nối tiếp: 7p -GV tổ chức cho học sinh hát múa tập thể. Tiết 1 –Thể dục: Bài 33 ÔN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN TRÒ CHƠI: CHIM VỀ TỔ I.Mục tiêu: -Tiếp tục ôn tập các động tác đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản đã học. Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. -Chơi trò chơi: Chim về tổ. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động. II.Đồ dùng: GV chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi mà học sinh ưa thích. III.KTBC: 2p Gv gọi học sinh nhắc lại nội dung tiết trước. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 3p 25p 2p HĐ1: Phần mở đầu: -GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. -Cho học sinh khởi động. -Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. HĐ2: Phần cơ bản: *Tiếp tục ôn tập các động tác đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản đã học. -Gv nhắc lại một số điểm cần chú ý và giao cho cán sự điều khiển. -Gv theo dõi và bao quát chung. -Chia theo tổ và khu vực để các em được thay phiên nhau điều khiển các nội dung đã học. -Tổ chức cho học sinh thi đua trình diễn. -Gv nhận xét. *Chơi trò chơi: Chim về tổ. -Gv nêu tên trò chơi,nhắc lại cách chơi và nội qui chơi sau đó cho học sinh chơi. HĐ3: Phần kết thúc Hồi tĩnh: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. Gv cho cán sự điều khiển cả lớp cùng thực hiện. -Học sinh lắng nghe. -Cả lớp cùng khởi động chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. -Học sinh tham gia trò chơi. -Học sinh ôn tập dưới sự điều khiển của cán sự. -Học sinh tích cực tham gia trò chơi và bảo đảm an toàn. -Học sinh thực hiện. HS yếu tham gia troø chôi. V.Hoạt động nối tiếp: 3p -Gv gọi vài học sinh nhắc lại nội dung vừa ôn tập. -Dặn học sinh về nhà ôn tập lại các nội dung và bài thể dục tay không . -Nhận xét tiết học. Tiết 1 – Thể dục: Bài 34 ÔN ĐHĐN VÀ THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN I.Mục tiêu: -Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 2 hàng dọc. -Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái. -Trò chơi: Mèo đuổi chuột. II.Đồ dùng: GV chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi mà học sinh ưa thích. III.KTBC: 2p Gv gọi vài học sinh thực hiện lại một số động tác đã học. GV nhận xét – tuyên dương. IV.Bài mới: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học HTĐB 3p 25p 2p HĐ1: Phần mở đầu -GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. -Khởi động:cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. -Chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. HĐ2: Phần cơ bản *Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng,đi đều theo 2 hàng dọc. -GV chia khu vực cho học sinh tập luyện. -GV quan sát, nhắc nhở học sinh tập luyện nghiêm túc. *Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái. -GV điều khiển cho học sinh tập luyện theo đội hình hàng dọc. -Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột. +GV nhắc lại cách chơi và cho học sinh khởi động lại các khớp. + Cho học sinh chơi thử và sau đó chơi thật. HĐ3:Phần kết thúc: Hồi tĩnh:Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.Gv điều khiển cho học sinh thực hiện. -Cán sự tập hợp lớp và báo cáo. -Cả lớp khởi động. -Học sinh chơi tích cực. -Các tổ tập luyện theo khu vực qui định. -Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc. -Học sinh tham gia trò chơi tích cực. -Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát Nguyệt tham gia trò chơi. V.Hoạt động nối tiếp:3p -Gọi học sinh nêu lại nội dung vừa học. -Giao bài:Ôn bài thể dục và đội hình đội ngữ. -Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: