Giáo án tổng hợp Tuần học 19 - Lớp 3 năm 2012

Giáo án tổng hợp Tuần học 19 - Lớp 3 năm 2012

1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai:thuở xưa,ngút trời.

-Giọng đọc phù hợp với diễn biến cuả câu chuyện.

2/Rèn kĩ năng đọc-hiểu:

-Đọc thầm với tốc độ nhanh.

-Hiểu nghĩa các từ ngữ:giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu.

-Hiểu nội dung truyện:Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai bà Trưng và nhân dân ta.Trả lời được các câu hỏi trong sgk.

*GDKNS: -Đảm nhận trách nhiệm , giải quyết vấn đề, kiên định.

B.Kể chuyện:

Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

-Kể tự nhiên,phối hợp được lời kể với điệu bộ động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện.

*GDKNS:-Lắng nghe tích cực.

 

doc 46 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học 19 - Lớp 3 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Từ ngày 9/1/2012 đến ngày13/1/2012
Ngày soạn: 6/1/2012 Thứ Hai:9/1/2012
Tiết 1+2 : Tập đọc – kể chuyện: 
HAI BÀ TRƯNG
I.Mục tiêu:
A.Tập đọc:
1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai:thuở xưa,ngút trời...
-Giọng đọc phù hợp với diễn biến cuả câu chuyện.
2/Rèn kĩ năng đọc-hiểu:
-Đọc thầm với tốc độ nhanh.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ:giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu...
-Hiểu nội dung truyện:Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai bà Trưng và nhân dân ta.Trả lời được các câu hỏi trong sgk.
*GDKNS: -Đảm nhận trách nhiệm , giải quyết vấn đề, kiên định.
B.Kể chuyện:
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
-Kể tự nhiên,phối hợp được lời kể với điệu bộ động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện.
*GDKNS:-Lắng nghe tích cực.
 -Tư duy sáng tạo.
 II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ truyện trong sgk.
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III.KTBC:3p
GV kiểm tra việc chuẩn bị sgk tập 2 của học sinh và cách bao bọc.
GV nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
33p
10p
2p
18p
HĐ1:Giới thiệu bài(GV giới thiệu 7 chủ điểm trong học kỳ 2)
*HĐ2: HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
-HD luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1.
+GV giải nghĩa từ: giặc ngoạu xâm, đô hộ.
?Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta?
+GV nhắc nhở cách đọc.
-Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2.
+GV phát hiện và sửa sai.
+GV giải thích từ:Mê Linh, nuôi chí.
?Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?(Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông)
-Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3.
+GV giải nghĩa: Luy Lâu, trẩy quân,giáp phục, phấn khích.
?Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?(Vì Hai Bà yêu nước thương dân...)
?Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa.
-Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4.
+GV sửa lỗi phát âm.
?Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
?Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
HĐ3: Luyện đọc lại
-Gv chọn đọc diễn cảm 1 đoạn của bài.
KỂ CHUYỆN
 HĐ1:GV nêu nhiệm vụ.
*HĐ2:HD kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-GV nhắc nhở học sinh trước khi tập kể.
-Gv nhận xét.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe Gv đọc.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 câu trong đoạn.
-2 học sinh đọc cả đoạn trước lớp.
-Học sinh luyện đọc đoạn 1 theo cặp.
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
-Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Vài học sinh thi đọc lại đoạn văn.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 câu trong đoạn 2.
-2 học sinh đọc cả đoạn trước lớp.
-Luyện đọc theo cặp,
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Vài học sinh thi đọc đoạn văn.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc 8 câu trong đoạn 3.
-2 học sinh đọc đoạn 3.
-từng cặp luyện đọc,
- cả lớp đọc đồng thanh.
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Vài học sinh thi đọc.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 câu trong đoạn 4.
-2Học sinh đọc trước lớp.
-Học sinh luyện đọc theo cặp.
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Vài học sinh thi đọc đoạn.
-1học sinh đọc lại bài văn.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
-4học sinh kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
-Cả lớp nhận xét bình chọn.
Hs yếu đọc đoạn 1.
Hs yếu đọc đoạn 2.
Hs yếu đọc đoạn 4.
*V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Hỏi:Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì?
-Dặn học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 3 – Toán: Tiết 91
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:
-Học sinh nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0).
-Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
-Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số( trường hợp đơn giản)
II.Đồ dùng:
GV chuẩn bị bảng cài và các chữ số.
III.KTBC:3p
GV kiểm tra việc chuẩn bị sgk đầu học kỳ 2của học sinh.
Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
14p
15p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Giới thiệu số có bốn chữ số.
*Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
-GV gắn 10 hình vuông mỗi hình biểu diễn 100 và hỏi:
+Có mấy trăm?
+10 trăm còn gọi là gì?
-GV ghi số 1000 vào dưới 10 hình biểu diễn.
-GV hướng dẫn với các hàng còn lại của số 4231.
-Cho học sinh đọc nhiều lần từng hàng của số và cả số.
HĐ3:Thực hành
Bài 1:Gv hướng dẫn học sinh nêu bài mẫu sau đó học sinh tự làm bài.
-Gv đặt câu hỏi:Số ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục , mấy đơn vị?
Bài 2:Gv hỏi: bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
5947:Năm nghìn chín trămbốn mươi bảy.
9174:Chín nghìn một trăm bảy mươi bốn.
2835:Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm.
Bài 3:(Câu a,b) theo 5842
 cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời miệng.
Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh đọc .
-Học sinh trả lời câu hỏi.
-TL: bài tập yêu cầu chúng taviết số và đọc số theo yêu cầu.
-Học sinh làm việc theo nhóm và trả lời miệng.
Hs yếu đọc được số.
Hs yếu đọc 1 số.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p 
 -Gv viết số 1995 cho HS phân tích hàng và đọc số.
Ngày soạn:7 /1/2012 Thứ Ba:10/1/2012
Tiết 1–Mĩ thuật: Tiết 19
VẼ TRANG TRÍ:TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I.Mục tiêu:
-Học sinh hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông.
-Học sinh biết cách trang trí hình vuông.HS khá giỏi chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính , phụ.
-Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II.Đồ dùng:
GV:Một số khăn vuông,khăn trải bàn,gạch hoa...
-Hình gợi ý cách trang trí hình vuông.
HS:Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy.
III.KTBC:3p
GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh và nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
5p
7p
13p
4p
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2:Quan sát, nhận xét.
-GV cho học sinh xem vài bài trang trí hình vuông để học sinh thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu.
+Cách sắp xếp hoạ tiết:Hoạ tiết lớn thường ở giữa( làm rõ trọng tâm), hoạ tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh, hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau à vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
+Cách vẽ màu:Màu cần rõ ở trọng tâm,màu có đậm ,có nhạt.
-Gv chỉ ở hình mẫu để học sinh nhận ra.
HĐ3:Cách trang trí hình vuông
-GV vẽ lên bảng để hướng dẫn: vẽ hình vuông,kẻ các đường trục, vẽ hình mảng, vẽ hoạ tiết cho phù hợp với các mảng.
-Gợi ý để học sinh nhận ra độ đậm nhạt.
HĐ4:Thực hành
-Gv hướng dẫn cách vẽ màu:không dùng quá nhiều màu, vẽ hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ và nền sau, màu có độ đậm, nhạt cho rõ trọng tâm.
HĐ5:Nhận xét, đánh giá
Gv chọn một số bài đẹp, gợi ý để học sinh nhận xét.
-Học sinh nhắc đề.
-Học sinh quan sát và nêu nhận xét.
-Học sinh chú ý theo dõi các bước của GV.
-Học sinh thực hành.
Học sinh nhận xét, tự tìm ra bài mình thích.
Hs yếu vẽ được bài.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Dặn học sinh về nhà sưu tầm tranh về đề tài Ngày tết và lễ hội.
 Tiết 2 – Toán : Tiết 92
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
-Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số( mỗi chữ số đều khác 0).
-Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số.
-Làm quen bước đầu với các số tròn nghìn( từ 1000 – 9000).BT 1,2,3(a,b), 4.
II.Đồ dùng:
Bảng viết nội dung bài tập 3,4.
III.KTBC: 3p
-GV kiểm tra vở bài tập của học sinh.
-HS1:viết và đọc số: 1678.Phân tích từng hàng.
-HS2:Viết số thích hợp vào chỗ trống: 3456;.....;.......;3459;.....
Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài:
HĐ2:Thực hành
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-GV đọc cho học sinh viết bảng lớp.
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng.
Bài 2:Gọi 1học sinh đọc yêu cầu bài.
-GV kẻ bảng, gọi học sinh lên bảng điền.
Bài 3:Hỏi:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Cho học sinh làm bài vào vở, GV chấm điểm.
a)8650;8651;8652;8653;8654;8655;8656.
b)3120;3121;3122;3123;3124;3125;3126
-Gọi vài học sinh đọc lại dãy số.
Bài 4:GV tổ chức cho học sinh làm bài nhanh.
-Hỏi:Các số trong dãy số này có điểm gì giống nhau?
-GV giới thiệu:Các số này được gọi là các số tròn nghìn.
-Yêu cầu học sinh đọc lại các số tròn nghìn.
Học sinh nhắc đề.
-1học sinh đọc yêu cầu bài.
-Học sinh thay nhau viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
-Học sinh làm bài trên bảng.
-TL:bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào chỗ trống.
-Học sinh làm bài vào vở, chấm điểm.
-vài học sinh đọc lại dãy số.
-Học sinh chia thành các nhóm thảo luận, thi làm bài nhanh.
-TL:các số này đều có hàng trăm,hàng chục, hàng đơn vị là 0.
-2học sinh nêu lại các số tròn nghìn.
Hs yếu viết 1 số.
Hs yếu đọc 1lần.
V.Hoạt động nối tiếp:2p
-Gv gọi học sinh lên bảng viết số do GV đọc:số gồm 4nghìn, 3trăm, 2chục, 6 đơn vị; số gồm 5nghìn,4trăm, 4chục, 4đơn vị.
-Dặn học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 3 –Tự nhiên và xã hội: Bài 37
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Thực hiện đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
-Có ý thức bảo vệ môi trường.
*GDKNS: KN QS, tìm kiếm và xử lí hông tin.KN tư duy phê phán, làm chủ bản thân, ra quyết định và hợp tác.
II.Đồ dùng:
Các hình trong sgk trang 70,71.
III.KTBC:3p
-Gv kiểm tra vở bài tập của học sinh.
-gọi học sinh nêu lại nội dung bài học trước.
-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
14p
15p
HĐ1:Giới thiệu bài
*HĐ2:Quan sát tranh.
-Gv yêu cầu một số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
-Gv nhận xét và nêu kết luận.
-Kết luận:Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh.Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; Không để vật nuôi (chó, mèo...) phóng uế bừa bãi.
*HĐ3:Thảo luận nhóm.
_Giáo viên chia nhóm học sinh và yêu cầu các em quan sát hình 3,4 / 71 SGK và trả lời theo gợi ý : 
 _Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình 
 _Ở địa phương bạn thường sử dụng các loại nhà tiêu nào ?
 _Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ 
 ... p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Kiểm tra
-Gv nêu nội dung kiểm tra “Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II”
-Cho học sinh nhắc lại quy trình các chữ đã học.
-Gv nhận xét.
-Tổ chức cho học sinh thực hành.
-Gv quan sát học sinh làm bài, có thể gợi ý cho những em còn lúng túng.
HĐ3:Đánh giá
-Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
-Cho học sinh tìm và chọn sản phẩm mình ưa thích, nhận xét.
-Gv đánh giá sản phẩm theo 2 mức độ:hoàn thành và chưa hoàn thành.
Học sinh nhắc đề.
-Học sinh nghe.
-Vài học sinh nhắc lại quy trình.
-Học sinh thực hành.
-Trưng bày sản phẩm.
-Chọn bài mình thích và nhận xét.
Hs yếu cắt được 2 chữ.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
..................................................
 Tiết 2 –Toán :tiết 100
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000
I.Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000( bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
 -Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).BT 1,2,(b), 3,4.
 - Ham thích học môn toán 
II.Đồ dùng:
 Bảng phụ, bảng con, Vở
III.KTBC:3p
- GV kiểm tra bài tập . -Nhận xét- ghi điểm.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
14p
15p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:HDHS tự thực hiện phép cộng 3526+2759
_GV nêu phép cộng 3526 + 2759 = ?
 _GVcho HS tự nêu cách thực hiện phép tính cộng.
 +Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào?
+ GV kết luận: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,.; rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
 HĐ3: Thực hành:
 +Bài 1, 2(b):
+Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề toán 
Bài giải
Cả hai đội trồng dược số cây là:
3680+4220 = 7900( cây)
ĐS:7900cây.
+Bài 4:
 +Yêu cầu HS xác định trung điểm của các cạnh hình chữ nhật ABCD và tô màu vào vào hình tứ giác MNPQ.
-GV nhận xét.
Học sinh nghe.
_HS nêu cách đặt tính và tính
- 1 HS lên bảng tự đặt tính và tính, HS khác theo dõi
- Vài HS nêu lại cách tính và tự viết tổng của phép cộng:
3526 + 2759 = 6285
- HS tự trả lời
-1 HS làm bài bảng, HS cả lớp làm vào bảng con.
-1 học sinh đọc đề.
-1 HS tóm tắt bài toán bằng lời rồi giải.
- HS làm vào vở và nêu bài làm của mình. 
 P
Hs yếu nêu lại.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Học sinh nhắc lại cách thực hiện phép cộng.
Tiết 3– Chính tả( nghe-viết)
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I.Mục tiêu:
 -Nghe – viết chính xác trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
 -Làm đúng bài tập phận biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x; uôt/ uôc). 
 Đặt câu đúng với các từ ghi tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x; uôt/uôc)
II.Đồ dùng:
 1/GV :Bảng lớp viết nội dung BT2a, 2b. Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to cho 4 nhóm HS thi làm BT3
 2/Học sinh : VBT
III.KTBC:3p
2học sinh viết bảng lớp: thuốc men, ruột thịt, ruốc cá, trắng muốt.
GV nhận xét và ghi điểm.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
24p
5p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:HD nghe –viết
a)Hướng dẫn HS chuẩn bị:
_GV đọc đoạn văn viết chính tả. 
_ GV hỏi: Tìm câu văn cho biết bộ đội đang vượi một cái dốc rất cao .
_Đoạn văn nói lên điều gì?
b/Hướng dẫn cách trình bày .
_Đoạn văn có mấy câu ?
_Trong đoạn văn những từ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
c/Viết chính tả :
-Gv đọc cho học sinh viết.
d)Chấm, chữa bài
_GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lỗi .
_GV chấm bài 
HĐ3: bài tập 
Bài tập 2 
_HS đọc thầm nội dung bài, làm bài cá nhân.
_GV mời 2HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải a: sáng suốt – xao xuyến – sóng sánh – xanh xao
Bài tập 3
GV nêu yêu cầu của BT 
Học sinh nhắc đề.
_1HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
_Đoàn quân nối thành .kéo thẳng đứng.
-Đoạn văn có 7 câu .
_Những chữ đầu câu .Người, Đường, đoạn , Họ , Nhìn , Những.
-Học sinh viết bài.
_HS dùng bút chì đổi vở cho nhau và soát lỗi 
_1 HS đọc yêu cầu 
_2HS làm bảng lớp , Cả lớp làm bằng bút chì vào vở.
_Bốn, năm HS đọc lại kết quả.
_HS làm bài cá nhân.
Hs yếu nhắc lại từ.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Dặn học sinh về nhà viết lỗi.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 4 –Tập làm văn: Tiết 20
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I.Mục tiêu:
 Bước đầu biết báo cáo trước các bạn về họat động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (BT1); 
 GD cho học sinh lòng yêu tiếng việt.
II.Đồ dùng:
1/Giáo viên : sgk
 2/Học sinh : VBT
III.KTBC:3p
2 học sinh kể lại câu chuyện Chàng trai làng phù Uûng(mỗi em kể 1đoạn.) và trả lời câu hỏi b,c.
Gv nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:HD làm bài tập
Bài tập 1 :
HS đọc yêu cầu của bài .
+GV nhắc HS:
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1.Học tập; 2 Lao động. Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn”
+ Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình (không bắt chước máy móc các nội dung trong bài tập đọc. VD: nếu tổ không nhổ cỏ bồn hoa trong sân trường thì không kể việc này.)
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin
Không làm Bài tập 2.(theo 5842)
Học sinh nghe.
-1 học sinh đọc.
 _Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
+ Các thành viên trao đỗi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. Mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi.
 _Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng 
 _Một vài HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Học sinh nêu lại các hoạt động.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
........................................................
Tiết 5-Sinh hoạt tập thể:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TUẦN 20
KẾ HOẠCH TUẦN 21
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết tổng kết tình hình học tập tuần 20
-Nắm bắt được kế hoạch tuần 21
-Gd cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
II.Đồ dùng:
GV chuẩn bị nội dung, kế hoạch tuần 21
III.KTBC:3p
GV kiểm tra tinh thần chuẩn bị của các tổ trưởng.
GV nhận xét
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
23p
HĐ1:Gv giới thiệu nội dung.
HĐ2:Tiến hành
-GV theo dõi và giải đáp thắc mắc của học sinh.
*Kế hoạch tuần 21:
-Kèm học sinh yếu .
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập .
-Tiếp tục ôn các bài hát múa của Đội.
-Sinh hoạt Sao.
Học sinh lắng nghe.
-Các tổ tiến hành họp và báo cáo.
-Lớp trưởng nhận xét.
-Học sinh nhận khuyết điểm và sửa chữa.
-Cả lớp tự đề ra hướng khắc phục cho thời gian đến.
-Học sinh lắng nghe kế hoạch tuần 21.
V.Hoạt động nối tiếp: 7p 
 Gv tổ chức cho học sinh hát múa tập thể.
Tiết 1-Thể dục: Bài 39
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I.Mục tiêu:
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 3 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
-Chơi trò chơi:Thỏ nhảy. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
-GD cho học sinh tính kỷ luật trong khi tập luyện.
II.Đồ dùng:
Chuẩn bị sân tập, còi .
III.KTBC:2p
Gv gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học trước.
Gv nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
25p
2p
HĐ1:Phần mở đầu.
-Gv phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Khởi động:Chạy chậm thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân.
+Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
-Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Có chúng em .
HĐ2:Phần cơ bản
*ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 3 hàng dọc.
-Gv chia học sinh theo từng tổ để tập luyện ở các khu vực phân công.
-Gv đi lại quan sát và sửa sai, giúp đỡ cho học sinh.
-GV tổ chức cho các tổ thi đua với nhau.
*Chơi trò chơi:thỏ nhảy.
-Gv cho học sinh khởi động lại các khớp, ôn lại cách bật nhảy rồi chơi.
HĐ3:Phần kết thúc
-Hồi tĩnh:đi thường theo nhịp và hát.
-Học sinh lắng nghe.
-Cán sự điều khiển các bạn khởi động.
-học sinh tham gia trò chơi chủ động.
-Học sinh tập luyện theo tổ ở các khu vực phân công.
-Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều.
-Học sinh khởi động và tham gia trò chơi.
-Học sinh tập động tác hồi tĩnh.
Hs yếu biết tập hợp hàng ngang.
V.Hoạt động nối tiếp:3p
-Gv hỏi lại nội dung bài vừa học.
-giao bài về nhà:Ôn động tác đi đều.
Tiết 1 –Thể dục: Bài 40
TRÒ CHƠI LÒ CÒ TIẾP SỨC
I.Mục tiêu:
-Ôn động tác đi đều theo 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng.
-Học trò chơi:Lò cò tiếp sức.Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
-GD cho học sinh tính kỷ luật trong khi tập luyện
II.Đồ dùng:
GV chuẩn bị coi, dụng cụ, kẻ sẵn ô, vạch cho tập luyện ĐhĐn và trò chơi.
III.KTBC:2p
Học sinh nhắc lại nội dung bài trước.
Gv nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
25p
2p
HĐ1:Phần mở đầu
-Gv phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Khởi động:Đứng vỗ tay và hát.
+Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
-Trò chơi:Qua đường lội..
+GV nhắc lại cách chơi, cho học sinh chơi thử và tổ chức cho học sinh chơi.
HĐ2:Phần cơ bản
-Gv điều khiển lần đầu.Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc.
-Gv bao quát chung.
-Làm quen trò chơi: Lò cò tiếp sức.
Trước khi tập Gv cho học sinh khởi động kĩ các khớp. Tập trước các động tác lò cò của từng chân, cách nhún của chân và phối hợp với đánh tay để tạo đà lò cò rồi mới tập động tác lò cò liên tục và tiếp xúc đất một cách nhẹ nhàng.Khi tập thuần thục động tác riêng lẻ rồi mới cho học sinh chơi thử 1 lần.
-Gv hướng dẫn thêm các trường hợp vi phạm để học sinh nắm được luật chơi.
HĐ3:Phần kết thúc
Hồi tĩnh;đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-Học sinh lắng nghe.
-Cán sự điều khiển.
-Học sinh tham gia trò chơi.
-Học sinh ôn dưới sự điều khiển của Gv và cán sự.
-Thi đua giữa các tổ xem tổ nào trình diễn có nhiều bạn làm đúng động tác, đều và đẹp nhất.
-Học sinh khởi động kĩ các khớp, tập riêng lẻ các động tác sau đó chơi.
-HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
V.Hoạt động nối tiếp: 3p
-Học sinh nêu lại nội dung bài.
-Giao bài về nhà: Ôn lại động tác đi đều.
-Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAn 19+20.doc