Giáo án tổng hợp Tuần học 9 - Lớp 3 năm 2010

Giáo án tổng hợp Tuần học 9 - Lớp 3 năm 2010

. Mục đích yêu cầu

 - Đọc đúng rành mạch đoạn văn , bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút). HS khá, giỏi đọc lưu loát(tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút)

 - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho(BT2).

 - Tìm đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh(BT3).

 II .Đồ dùng:

 Phiếu tập đọc

 Bảng phụ viết sẵn câu văn ở bài tập 2.

 III. Hoạt động dạy học

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học 9 - Lớp 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9
 Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
 Tập đọc
Ôn tập- kiểm tra giữa kỳ I (tiết 1)
 I. Mục đích yêu cầu
 - Đọc đúng rành mạch đoạn văn , bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút). HS khá, giỏi đọc lưu loát(tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút)
 - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho(BT2).
 - Tìm đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh(BT3).
 II .Đồ dùng: 
 Phiếu tập đọc
 Bảng phụ viết sẵn câu văn ở bài tập 2.
 III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
 - Giới thiệu MĐ,YC của tiết học
2.Kiểm tra tập đọc ( Khoảng 6 HS )
 - Từng HS lên bốc thăm, chọn bài tập đọc 
 - Gọi HS đọc bài trước lớp + trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
 - Nhận xét, cho điểm.
3.Bài tập 2/69
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
 - Mở bảng phụ, mời 1 HS phân tích 1 câu làm mẫu
 Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
 Sự vật 1	 Sự vật 2	 
 Câu(a): Hồ nước Chiếc gương bầu dục 
 Câu(b): Cầu Thê Húc	 Con tôm
 Câu(c): Đầu con rùa Trái bưởi
4.Bài tập 3/69
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
 - Cho HS làm bài vào vở( Chỉ ghi những từ cần điền ứng với mỗi câu a, b, c)
 - Gọi HS lên bảng chữa bài.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
+Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
+Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
5.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học 
 - Về nhà HTL những câu văn có hình ảnh so sánh trong bài 2,3. 
- HS nghe
- 6 HS lên bốc thăm
 - Đọc bài, trả lời câu hỏi.
 - 1 HS đọc
 - Thực hiện yêu cầu .
 - Làm bài, nhận xét
- 1HS đọc , lớp đọc thầm
 - Làm vào vở
- 2 HS chữa bài
 - Lớp nhận xét
- 1 HS đọc lại KQ
 Tiết 2
 I .Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1)
 - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận trong kiểu câu : Ai là gì?(BT2)
 - Kể lại lưu loát, trôi chảy một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu(BT3).
 II. Đồ dùng :
 - Phiếu tập đọc , Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc: (6 HS)
Các bước thực hiện tiến hành như tiết 1
Nhận xét cho điểm
3. Bài tập 2/69
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
 - HD:Cần xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu nào?
 - Yêu cầu HS làm ra nháp
 - Gọi HS đọc câu hỏi mình đặt được.GVnhận xét, viết nhanh lên bảng câu hỏi đúng
 Câu a) Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
 Câu b) Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
 4 .Bài tập 3/69
 - Yêu cầu HS nói nhanh tên các truyện đã học trong các tiết tập đọc từ đầu năm và các tiết TLV. Sau đó GV mở bảng phụ đã viết đủ tên truyện đã học
 - YC suy nghĩ, tự chọn nội dung kể, thi kể 
 - Nhận xét, bình chọn em kể hay. 
 5. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét giờ học 
 - HD: Về nhà tiếp tục luyện đọc.
-6 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
 - 2 HS đọc
- Làm bài theo YC
 - 3,4 HS đọc
 - 4 ,5 HS nêu
 - 3 HS kể
 - Nhận xét bạn kể.
Toán(41)
 Góc vuông, góc không vuông
I.- Mục tiêu:
 - Bước dầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
 - Biết dùng ê ke để nhận biết và vẽ góc vuông
II- Đồ dùng
 GV: ê ke, thước, phấn màu
 HS: ê ke, thước 
III. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra:
- 2 em làm BT 2/40
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
a): Làm quen với góc.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ1.
- GV nêu: Hai kim trong mặt đồng hồ có chung một điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc.
- Tương tự HS quan sát đồng hồ thứ 2 và 3 để nhận biết góc.
- GV vẽ góc và GT: Góc được tạo bởi 2 cạnh có chung một góc. Góc thứ nhất có 2 cạnh OA và OB, chung gốc O ( Hay còn gọi là đỉnh O).
- ( Tương tự GV GT góc thứ 2 và góc thứ 3)
* HD HS đọc tên các góc: 
(VD: Góc đỉnh O; cạnh OA, OB.)
b: GT góc vuông và góc không vuông.
+ Vẽ góc AOB và nói đây là góc vuông
- Nêu tên đỉnh và các cạnh tạo thành góc vuông AOB?
+ GV vẽ hai góc MPN và góc CED và GT: Đây là góc không vuông.
- Nêu tên đỉnh và các cạnh của từng góc?
c: Giới thiệu Ê-ke.
- Thước êke dùng để kiểm tra góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
- Thước ê-ke có hình gì? Có mấy cạnh và mấy góc?
- Tìm góc vuông của thước?
- Hai góc còn lại có vuông không?
d): HD dùng êke để KT góc vuông, góc không vuông.
+ GV vừa giảng vừa thao tác:
- Tìm góc vuông của ê-ke
- Đặt một cạnh của góc vuông trong thước trùng với cạnh của góc cần KT
- Nếu cạnh góc vuông còn lại của ê-ke trùng với cạnh của góc cần KT thì góc này là góc vuông và ngược lại là góc không vuông.
e): Thực hành:
 Bài 1/42: Treo bảng phụ
- Hình chữ nhật có mấy góc vuông?
- HD học sinh dùng êke để vẽ theo yêu cầu phần(b).
- GV theo dõi giúp đỡ.
Bài 2/42:
- Gọi đọc đề?
- Góc nào vuông, không vuông?
Nhận xét chốt lại KQ đúng 
Bài 3/42:
- Tứ giác MNPQ có các góc nào?
- Dùng êke để KT xem góc nào vuông, không vuông?
- GV nhận xét, kết luận: 
Góc M,Q vuông; Góc N,P không vuông. 
Bài 4/42:
YC quan sát hình vẽ SGK trả lời
- Hình bên có bao nhiêu góc?
- Dùng êke để KT từng góc? Đánh dấu góc vuông và góc không vuông?
- Đếm số góc vuông và nêu KQ khoanh vào đáp án nào?
- GV nhận xét, chốt lại KQ đúng: Khoanh vào D 
3. Củng cố, dặn dò:
- Đánh giá kết quả thực hành của HS.
-Thực hành kiểm tra góc vuông.
- 2 HS làm, lớp theo dõi
- Nhận xét
- HS quan sát 
- HS nghe
- Qsát và nhận xét
 - Theo dõi theo GV
- 4,5 HS đọc
- Quan sát, theo dõi.
- 2 HS nêu
- Theo dõi; Nghe
- 2,3 HS nêu
- HS quan sát 
- Vài HS nêu
- HS tìm, chỉ và trả lời.
- Quan sát, theo dõi và nghe
- Thực hành dùng êke để kiểm tra góc
- Dùng êke để KT xem góc nào vuông và trả lời:
- HS thực hiện YC.
 - 2,3 HS đọc 
- Dùng ê- ke để kiểm tra
- Vài em trả lời
- 3,4 HS nêu miệng 
- HS thực hành, nêu KQ
- Vài HS nêu
- Kiểm tra theo yêu cầu
- Đếm và nêu KQ
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
 Toán(42)
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê- ke
 I. Mục tiêu
 - Biết dùng ê- ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông
 và vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản. 
 II. Đồ dùng
 - GV: ê- ke; phấn màu
 - HS: SGK,ê ke
 III. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Dùng ê-ke để vẽ hình tam giác có 1 góc vuông
- GV nhận xét, cho điểm
3. Luyện tập- Thực hành:
 Bài 1/43:
 HD vẽ góc vuông đỉnh O:
- Đặt đỉnh góc vuông của ê- ke trùng với O và một cạnh góc vuông của ê-ke trùng với cạnh đã cho. Vẽ cạnh còn lại của góc theo cạnh còn lại của góc vuông ê-ke.. Ta được góc vuông đỉnh O.
- Tương tự với các góc còn lại.
- GV theo dõi, giúp đỡ, nhận xét KQ.
 Bài 2/43:
- Mỗi hình có mấy góc vuông?
- GV nhận xét, kết luận.
( Hình1: 4 góc vuông; Hình 2: 2 góc vuông.)
 Bài 3/43:Treo bảng phụ
- Hình A ghép được từ hình nào?
- Hình B ghép được từ hình nào? 
- GV nhận xét, KL:
( Hình A ghép được từ hình1 và 4
 Hình B ghép được từ hình 2 và 3)
 Bài 4/43:(HS khá, giỏi):
- GV yêu cầu HS lấy giấy và gấp như SGK
- KT, nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Vẽ hình tam giác có một góc vuông?
- Vẽ hình tứ giác có một góc vuông?
- VN: Ôn lại bài.
- Hát 
- 1 em thực hiện
- Lớp nhận xét
- HS thực hành vẽ nháp theo HD
- 2 HS vẽ trên bảng,lớp làm nháp
- Nhận xét 
- HS dùng ê-ke để kiểm tra.
- vài em nối tiếp nêu KQ
- HS quan sát , tưởng tượng để ghép hình.
-Vài em nêu KQ
- HS thực hành gấp
- 2 HS thi vẽ hình
 Tiếng việt(Chính tả):
Ôn tập giữa kì I (tiết 3)
 I. Mục tiêu
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc( Yêu cầu như tiết 1)
 - Đặt được câu theo đúng mẫu: Ai là gì?( Đặt khoảng 2 - 3 câu); HS khá, giỏi đặt được trên 3 câu.
 - Hoàn thành đơn xin tham gia câu lạc bộ thiếu nhi theo mẫu(BT3).
II. Đồ dùng:
 - Phiếu học tập
 - HS: Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc : 6 HS
- Các bước tiến hành như tiết 1
3. Bài tập 2/69
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập: Đặt câu theo mẫu:Ai là gì?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở
 - Gọi HS đọc câu văn mình đã đặt. GV ghi nhanh lên bảng 
 - GV nhận xét .
4. Bài tập 3/69
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
 HD: Nội dung phần kính gửi chỉ cần viết tên xã
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS đọc lá đơn của mình trước lớp
- GV nhận xét giúp HS thực hiện đúng YC bài tập.
5. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét giờ học
 - VN : Ghi nhớ mẫu đơn và luyện đọc đơn.
 - HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- 2HS đọc 
- HS làm bài theo YC
- Một số HS đọc
- HS khác nhận xét
- 2HS đọc 
- Nghe HD
 - HS làm bài vào vở BT
 - 4,5 HS đọc
- Lớp nhận xét
	Tự nhiên và xã hội(17)
 Ôn tập- Kiểm tra: Con người và sức khoẻ.
I. Mục tiêu
 - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
 - Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan đó.
II. Đồ dùng
 - Hình SGK
 - Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập
 III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra: Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
 Nhận xét 
2.Bài mới
 HĐ1: Cấu tạo ngoài và các chức năng của các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS lên rút thăm, trả lời
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung câu trả lời. 
 HĐ2: Đóng vai nói với người thân.
 + GV hướng dẫn các bước:
 - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 - Bước 2: Thực hành trong nhóm
 - Bước 3: Trình bày và đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét giờ học 
 - VN : Ônlại bài , và thực hành tốt bài học.
- 2 HS nêu
- Từng HS lên rút thăm phiếu câu hỏi, chuẩn bị, trả lời
- HS thực hiện trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
 - Thực hành trong nhóm
 - Thực hành trước lớp
Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2010
 Toán
Tiết 43: Đề- ca- mét. héc- tô- mét.
 I .Mục tiêu
 - Biết tên gọi và kí hiệu của đề- ca - mét(dam), héc-tô -mét (hm)
 - Biết được quan hệ giữa dam và hm
 - Biết đổi đon vị từ dam ,hm, ra m
 II. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ
 - HS: SGK
 III. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức:
2.Bài mới:
a) HĐ1: Ôn lại các đơn vị đo độ dài đã học:
- Các em đã học những đơn vị đo độ dài nào?
b) HĐ 2: GT đề- ca- mét, héc- tô- mét.
- GT: Đề - ca- mét là đơn vị đo độ dài 
 kí hiệu là : dam
- Độ dài của 1dam bằng 10m
- Héc-tô-mét là đơn vị đo độ dài.kí hiệu là:hm
 - Độ dài của 1hm bằng 100m và bằng độ dài của 
10 dam.
c) HĐ 3: Luyện tập:
* Bài 1: 
- BT yêu cầu gì?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 2:
+ HD: -1dam bằng bao nhiêu m?
- 4 dam gấp mấy lần 1dam?
 ... nh.
23 2 66 : 6
12 4 96 : 3
 Bài 3: Điền dấu" >; <; =" thích hợp vào chỗ chấm.
3m 5cm.........3m 7cm 8dm 4cm............8dm12mm
4m 2dm.........3m 8dm 6m 50cm...........6m 5dm
3m 70dm........10m 5dm 33cm.........8dm 2cm
 Bài 4: 
Lan sưu tầm được 25 con tem, Ngọc sưu tầm dược gấp đôi số tem của Lan. Hỏi Ngọc sưu tầm được bao nhiêu con tem?
Bài 5:
a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8cm.
 b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB.
D. Cách đánh giá:
Bài 1( 2điểm): Mỗi phép tính đúng được điểm.
Bài 2( 2 điểm): Mỗi phép tính đúng được điểm.
Bài 3( 2 điểm): Mỗi phép tính đúng được điểm
Bài 4( 2 điểm)
 - Câu trả lời đúng được điểm.
 - Phép tính đúng được 1 điểm.
 - Đáp số đúng được điểm.
Bài 5( 2 điểm)
 - Vẽ đoạn thẳng AB đúng được 1 điểm
 - Vẽ đoạn thẳng CD đúng được 1 điểm
* Củng cố:
- Thu bài, nhận xét giờ học. - VN: Tự ôn lại bài
Tập viết(10)
Ôn chữ hoa G ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu
 - Viết đúng chữ hoa G ( 1 dòng Gi ), Ô, T (1dòng); Viết tên riêng : ông Gióng(1dòng)
 - Viết câu ứng dụng : Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương(1lần).
B. Đồ dùng
 - GV : Mẫu chữ hoa : G, Ô, T, tên riêng và câu ứng dụng	
 - HS : Vở tập viết
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : G, Gò Công
- Nhận xét cho điểm.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ YC của tiết học
2. HD HS luyện viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài
- GV giới thiệu chữ mẫu và viết mẫu Gi, Ô, T, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc tên riêng ( viết sẵn bảng)
- GV giới thiệu : theo 1 câu chuyện cổ, Ông Gióng quê ở làng Gióng là người sống vào thời vua Hùng, ông đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- GV viết mẫu : Ông Gióng
- GV uốn nắn cách viết
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng ( viết sẵn bảng)
- GV giúp HS hiểu ND câu ca dao
- Nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao
- GV HD HS luyện viết
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
3. HD HS luyện viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu của bài viết
- GV uốn nắn, giúp đỡ HS viết bài
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
IV. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét chung giờ học
 - VN: Tâp viết thêm ở nhà.
- Hát
-2 HS lên bảng viết, cả lớp 
viết bảng con
 - 2,3 HS nêu
 - quan sát, nghe HD
 - Tập viết vào bảng con
- 2HS đọc lại
- Theo dõi cách viết
- QS, tập viết trên bảng con
- Vài em đọc
- 2,3 HS nêu
- HS luyện viết bảng con 
- Viết bài theo YC.
- HS nghe
_____________________________________________
Chính tả( 20): Nghe - viết 
Quê hương
A. Mục tiêu
 - Nghe - viếtđúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
 - Làm đúng BT điền tiếng có vần et/oet( BT2). Làm đúng BT3(a)
 B. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết BT2,
	HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : quả xoài, nước xoáy, đứng lên, thanh niên
- Nhận xét sửa sai.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS viết chính tả
a. HD chuẩn bị viết chính tả
- Đọc thong thả, rõ ràng 3 khổ thơ đầu
- Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương ? 
( Chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước nước ven sông, cầu tre nhỏ)
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ?
- GV đọc : trèo hái, rợp, cầu tre, ....
b. GV đọc cho HS viết
- GV theo dõi động viên HS
c. Chấm, chữa bài
- Chấm bài, nhận xét bài viết của HS 
3. HD HS làm BT chính tả
 Bài tập 2/82:
 - Cho HS nêu yêu cầu BT(GV chép sẵn ND vào bảng lớp)
 - HD học sinh làm vở
- GV nhận xét, chữa bài
em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét
 Bài tập 3/82
- Nêu yêu cầu BT phần a
- HD làm nháp
- GV nhận xét, chữa bài:
nặng - nắng, lá - là
IV.Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - VN: Tự học bài
- 2 HS lên bảng 
- lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn viết
- 2, 3 HS đọc lại
- 2 HS trả lời
- 1,2 HS nêu
- Viết bảng con
- Viết bài vào vở
 - 1 HS nêu
- 2 HS lên bảng làm
- cả lớp làm vở
 - Nhận xét bài làm của bạn
- 2HS đọc câu đố(phần a)
- Ghi lời giải vào nháp. 
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
 Toán(50)
 Bài toán giải bằng hai phép tính.
A. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng 2 phép tính.
 - Rèn KN tóm tắt và giải toán.
 B. Đồ dùng: 
 - Bảng phụ 
C.Các hoạt động dạy học 
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ
III Bài mới:
1) Bài toán 1:
- Gọi HS đọc đề?
- Hàng trên có mấy kèn?
- GV mô tả bằng hình vẽ sơ đồ như SGK.
- Hàng dưới nhiều hơn hàng trên mấy kèn? vẽ sơ đồ thể hiện số kèn hàng dưới.
- Bài toán hỏi gì?
Tìm số kèn hàng dưới ta làm ntn?
- Tìm số kèn cả hai hàng ta làm ntn?
- GV giải BT như SGK/50.
 2) Bài toán 2: HD Tương tự các bước như bài toán 1 và giới thiệu cho HS biết đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
3) Luyện tập:
Bài 1/50: 
 Yêu cầu học sinh đọc đề?
- GV vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán lên bảng.
- Anh có bao nhiêu tấm ảnh?
- Số bưu ảnh của em ntn so với số bưu ảnh của anh?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cả hai anh em có mấy tấm ảnh ta cần biết gì?
- Đã biết số bưu ảnh của ai? Chưa biết số bưu ảnh của ai?...
- Nêu các bước giải bài toán?
- Yêu cầu HS làm và chữa bài
- GV chấm, chữa bài 
Bài giải:
Số bưu ảnh của em là:
15 - 7 = 8( bưu ảnh)
Số bưu ảnh của hai anh em là:
15 + 8 = 23( bưu ảnh)
 Đáp số: 23 bưu ảnh.
Bài 2/50: 
HD tương tự bài 1( HS khá, giỏi tự làm):
-GV theo dõi, chữa bài nhanh 
(Đáp số: 42 lít dầu) 
Bài 3/50:
- GV vẽ sơ đồ như SGK lên bảng
- Cho HS nêu YC.
- YC học sinh nêu bài toán và cách thực hiện
- Cho HS làm bài và chữa bài
- GV chấm và chữa bài.
Bài giải
Bao ngô cân nặng là:
27 + 5 = 32(kg)
Cả 2 bao cân nặng là:
27 + 32 = 59(kg)
 Đáp số: 59(kg)
IV Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Ôn lại bài đã chữa. Chuẩn bị bài học sau ở nhà.
-HS hát 
-2 HS đọc
-1 HS nêu
- HS nghe, theo dõi và trả lời.
-HS nêu lần lượt các câu trả lời, nêu lời giải từng phần. 
- Theo dõi.	 
- Thực hiện theo YC.
-2 HS đọc,lớp đọc thầm
- Theo dõi và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Vài HS nêu
- Lớp làm vở, 1 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, chữa bài.
- HS theo dõi
- Vài HS nêu YC.
- Vài em nêu BT
- HS làm vở, 1 em làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
 Tập làm văn(10)
Tập viết thư và phong bì thư
A. Mục tiêu
 - Biết viết 1 bức thư ngắn ( khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân. HS khá, giỏi có thể viết trên 4 câu.
 - Biết cách ghi phong bì thư.
 B. Đồ dùng
GV : Bảng phụ viết gợi ý BT1, 
 1 bức thư và phong bì thư đã viết mẫu 
 HS: giấy rời và phong bì thư
C. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Thư gửi bà
- Nhận xét về cách trình bày 1 bức thư ?
Chốt lại ND 1 bức thư
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm BT
 Bài tập 1/83
- Nêu yêu cầu BT
- Treo bảng phụ ghi phần gợi ý
Mời HS nói mình viết thư cho ai?
Thông thường một bức thư gồm mấy phần?
Một bức thư gồm 3 phần:
 + Đầu thư ghi nơi viết, ngày..tháng..năm..
 + Nội dung thư ghi lời thăm hỏi, chúc sức khoẻ, kể về bản thân....
 + Cuối thư ghi lời chào ( hứa hẹn), tên người gửi.
- HD làm mẫu nói về bức thư mình sẽ viết(theo các bước gợi ý).
- Cho HS thực hành viết
- GV nhận xét giúp HS thực hiện đúng YC.
Bài tập 2/83
- Nêu yêu cầu BT: 
- Cho HS quan sát phong bì viết mẫu:Trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì
- HD học sinh thực hiện ghi trên phong bì
- Cho HS đọc trước lớp
- GV nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Ghi nhớ mẫu viết thư để viết khi cần; ôn bài.
- HS Hát
- 1 HS đọc bài
- Vài HS nhận xét
- 1 HS nêu
- 1 HS đọc phần gợi ý
- 4, 5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai 
- 2,3 HS nêu
- 1 HS giỏi làm mẫu 
- Lớp nhận xét
- Thực hành viết bức thư trên giấy rời, sau đó đọc thư trước lớp. 
Lớp nhận xét bài bạn.
- HS quan sát thực hiện YC.
- ghi cụ thể trên phong bì thư theo HD
- 4, 5 HS đọc kết quả
__________________________________________
An toàn giao thông.
Bài 6: An toàn khi đi ô tô,xe buýt.
A-Mục tiêu:
- HS biết nơi chờ xe buýt. Ghi nhớ những quy định khi lên xuống xe. 
- Biết mô tả, nhận biết hành vi an toàn và không an toàn khi ngồi trên xe.
- Biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi xe.
- Có thói quên thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công 
cộng.
B- Nội dung:
Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng hẳn .
Ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn, đúng quy định. Phải đợi xe trên vỉa hè hoặc 
nhà chờ.
Không qua đường ngay khi vừa xuống xe.
C- Chuẩn bị:
Thầy:tranh , phiếu ghi tình huống.
D- Hoạt động dạy và học:
HĐ1: An toàn lên xuống xe buýt.
a- Mục tiêu:Biết nơi đứng chờ xe buýt, cách lên xuống xe an toàn .
b- Cách tiến hành: 
Em nào được đi xe buýt?
Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách?
 (Sát lề đường).
ở đó có đặc điểm gì để nhận ra?
 (ở đó có biển thông báo điểm đỗ xe buýt.)
- GT biển:434
Nêu đặc điểm , nội dung của biển báo?
Biển hình chữ nhật, nền mầu xanh lam, bên trong có hình vuông mầu trắng và có vẽ hình chiếc xe buýt mầu đen.
- Khi lên xuống xe phải lên xuống như thế nào cho an toàn? 
(Chờ xe dừng hẳn mới lên xuống.Bám vịn chắc chắn vào thành xe mới lên hoặc xuống.)
*KL: - Chờ xe dừng hẳn mới lên xuống.Bám vịn chắc chắn vào thành xe mới lên hoặc xuống, không chên lấn, xô đẩy.Khi xuống xe không được qua đường ngay.
 HĐ2: Hành vi an toàn khi ngồi trên xe.
a-Mục tiêu:Nhớ được những hành vi an toàn giải thích được vì sao phải thực hiện những hành vi đó.
b- Cách tiến hành:
Nêu câu hỏi YC các cặp thảo luận
Nêu những hành vi an toàn khi ngồi trên ô tô, xe buýt?
*KL:Ngồi ngay ngắn không thò đầu,thò tay ra ngoài cửa sổ.Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh. Khi ngồi không xô đẩy, không đi lại, đùa nghịch
khi đi ô tô, xe buýt. 
Đ- Củng cố- dăn dò.
- Hệ thống kiến thức:
Khi đi ô tô, xe buýt em cần thực hiện các hành vi nào để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác?
Thực hiện tốt các hành vi khi đi xe ô tô hoặc xe buýt.
-Vài HS nêu.
-Vài em trả lời
-Thảo luận theo YC
- Đại diện báo cáo kết quả.
2 em trả lời:
-Thực hành các hành vi an toàn khi đi ô tô, xe buýt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuµn 9.doc