Giáo án tổng hợp Tuần học thứ 22 - Lớp 3 tháng 2 năm 2012

Giáo án tổng hợp Tuần học thứ 22 - Lớp 3 tháng 2 năm 2012

- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng

 - *Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm)

 - Củng cố về kĩ năng xem

 - GDHS yêu thích học toán.

II Đồ dùng dạy học:

Tờ lịch

IIIHoạt động dạy - học:

 

doc 74 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học thứ 22 - Lớp 3 tháng 2 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 22 (Thùc häc)
Thø hai ngµy 13 th¸ng 2 n¨m 2012
To¸n
TiÕt 106: LuyÖn tËp
IMục tiêu: 
 - Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng
 - *Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm)
 - Củng cố về kĩ năng xem
 - GDHS yêu thích học toán.
II Đồ dùng dạy học:
Tờ lịch
IIIHoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:3’
- Một năm có mấy tháng ? Nêu tên những tháng đó.
- Hãy nêu số ngày trong từng tháng ?
2.Bài mới: 30’
a) Giới thiệu bài: 1’ 
b) Hướng dẫn HS luyện tập:29’
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS xem lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
- Hướng dẫn cho học sinh làm mẫu 1 câu.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Gọi HS nêu miệng kết quả. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2 
- Yêu cầu xem lịch năm 2005 và làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở rồi chữa bài.
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh.
c) Củng cố - Dặn dò:2’
 - Về nhà tập xem lịch, chuẩn bị compa cho tiết học sau.
- 2HS trả lời miệng.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi.
- Một học sinh nêu đề bài.
- Xem lịch và tự làm bài.
+ Ngày 3 tháng 2 là thứ ba.
+ Ngày 8 tháng 3 là thứ hai.
+ Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5. +Chủ nhật cuối cùng tháng 3 là ngày 28.
- Một em nêu yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp xem lịch năm 2005 và làm bài.
- 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung. 
+ Ngày quốc tế thiếu nhi 1 T 6 là thứ tư .
+ Ngày quốc khánh 2 T 9 là ngày thứ sáu 
+ Ngày nhà giáo VN 20 T 11 là chủ nhật 
+ Ngày cuối cùng năm 2005 là thứ bảy.
- Một học sinh nêu đề bài tập 3 .
- Cả lớp làm vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét. 
+ Trong một năm : 
a/ Những tháng có 30 ngày là tháng: tư, sáu, chín và tháng mười một .
b/ Những tháng có 31 ngày: tháng một, ba, năm , bảy, tám mười và mười hai. 
______________________
Tù nhiªn vµ x· héi
TiÕt 43: RÔ c©y
I.Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS biết :
 - Nhận dạng và nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm , rễ phụ và rễ củ.
 - Kể tên một số cây có rể cọc , rể chùm, rể củ hoặc rể phụ.
 - Phân loại một số rễ cây sưu tầm được.
 - GDHS chăm sóc cây, hiểu được ích lợi của một số rể cây.
IIĐồ dùng dạy học : - Các hình trong SGK trang 82, 83.
 - Sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp.
IIIHoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:3’
- Kiểm tra 2HS:
+ Nêu chức năng của thân cây đối với cây.
+ Nêu ích lợi của thân cây.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới: 30’
a) Giới thiệu bài:1’
b) Tìm hiểu bài:29’ 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về rễ cây . 17’ 
 Bước 1 :. Thảo luận theo cặp :
- Yêu cầu từng cặp quan sát các hình 1, 2, ... 7 trang 82, 83 và mô tả về đặc điểm của rễ cọc rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Mời một số em đại diện một số cặp lên trình bày về đặc điểm của rễ cọc , rễ chùm và rễ phụ , rễ củ.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2 : Trình bày sản phẩm .12’
* Bước 1: - Chia lớp thành hai nhóm. 
- Phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính .
- Yêu cầu hai nhóm dùng băng keo gắn các loại rễ đã sưu tập được lên tờ bìa rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại rễ.
Bước 2: - Mời đại diện từng nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của nhóm mình trước lớp. 
- Nhận xét, khen ngợi nhóm sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp, nhanh và giới thiệu đúng. 
c) Củng cố - Dặn dò:2’
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2 em trả lời nội dung câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi.
- Từng cặp ngồi quay mặt với nhau quan sát tranh 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 trong sách giáo khoa trang 82 và 83 chỉ tranh và nói cho nhau nghe về tên và đặc điểm của từng loại rễ cây có trong các hình. 
- Một số em đại diện các cặp lần lượt lên mô tả về đặc điểm và gọi tên từng loại rễ cây.
- Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung. 
- Các nhóm thảo luận rồi dán các loại rễ cây mà nhóm sưu tầm được vào tờ bìa và ghi tên chú thích về đặc điểm của từng loại rễ vào phía dưới các rễ vừa gắn. 
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chỉ và giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cho lớp nghe.
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
_____________________________________________________
Thø ba ngµy 14 th¸ng 2 n¨m 2012
To¸n
TiÕt 107: H×nh trßn, t©m, ®­êng kÝnh, b¸n kÝnh.
I Mục tiêu: 
 - *Học sinh biết biểu tượng hình tròn ; biết tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 
 - Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm , và bán kính cho trước.
 - GDHS yêu thích học toán.
II Đồ dùng dạy học: - Một số mô hình về hình tròn như : mặt đồng hồ, đĩa hình, compa.
III Hoạt động day - học:
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ :3’
- KT về cách xem lịch.
- Nhận xét ghi điểm .
2.Bài mới:30’ 
a) Giới thiệu bài: 1’ 
b) HĐ1: Tìm hiểu bài :12’
* Giới thiệu hình tròn :
- Đưa ra một số vật có dạng hình tròn và giới thiệu: Chiếc đĩa có dạng hình tròn, mặt đồng hồ có dạng hình tròn.
- Cho HS quan sát hình tròn đã vẽ sẵn trên bảng và giới thiệu tâm O, bán kính OM ,và đường kính AB
 M
 A B
 Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng OA và độï dài đoạn thẳng OB.
+ Ta gọi O là gì của đoạn thẳng AB ?
+ Độ dài đường kính AB gấp mấy lần độ dài của bán kính OA hoặc OB ? 
- GV kết luận: Tâm O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Độ dài đường kính AB gấp 2 lần độ dài bán kính.
- Gọi HS nhắc lại kết luận trên.
*Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn 
- Cho học sinh quan sát com pa.
+ Compa được dùng để làm gì ?
- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.
- Cho HS vẽ hình tròn
c) HĐ2: Luyện tập:17’
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS vẽ vào vở.
- Theo dõi uốn nắn cho các em.
Bài 3: - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét đánh giá bài làm HS.
d) Củng cố - Dặn dò:3’
- Gọi HS lên bảng chỉ và nêu tên, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Về nhà học tập vẽ hình tròn.
-2HS lên bảng chữa bài số 4.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
- Lớp theo dõi giới thiệu. 
- Cả lớp quan sát các vật có dạng hình tròn.
- Tìm thêm các vật khác có dạng hình tròn như : mặt trăng rằm , miệng li 
- Lớp tiếp tục quan sát lên bảng và chú ý nghe GV giới thiệu và nắm được:
- Tâm O là trung của đường kính AB
-Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bàn kính
+ Độ dài 2 đoạn thẳng OA và OB bằng nhau.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
+ Gấp 2 lần độ dài bán kính.
- Nhắc lại KL.
- Quan sát để biết về cấu tạo của com pa .
- Com pa dùng để vẽ hình tròn.
- Theo dõi.
- Thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm theo hướng dẫn của giáo viên .
- Một em đọc đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 2HS nêu kết quả, lớp theo dõi bổ sung.
 P B
 D
 M N A B C 
 Q 
 + Đường kính MN, PQ còn các đoạn OM , ON ,OP,OQ là bán kính .
+ Đường kính : AB còn CD không phải là đường kính vì không đi qua tâm O.
- Vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm và đường tròn tâm I, bán kính 3cm.
- HS vẽ vào vở.
- 1HS nêu cầu BT.
- Cả lớp tự vẽ bán kính OM, đường kính CD vào hình tròn tâm O cho trước, rồi trả lời BTb. M
 C D
_____________________
TËp ®äc – kÓ chuyÖn
TiÕt 64 – 65: Nhµ b¸c häc vµ bµ cô
 I. Mục tiêu: 
 - Rèn đọc đúng các từ: Ê - đi - xơn, đèn điện , lóe lên , miệt mài , móm mém , 
 - *Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẩn chuyện với lời các nhân vật
 - Hiểu nghĩa các từ khó (SGK), nội dung ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn giàu sáng kiến luôn mong muốn đêm khoa học phục vụ cho con người (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)
 - Kể chuyện: Biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo lối phân vai
 - GDHS tìm tòi học hỏi trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa. 
 - Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ:3’
- Gọi 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Bàn tay cô giáo “ và TLCH.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:30’ 
a) Giới thiệu bài :1’
b) HĐ1:Luyện đọc: 14’ 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- YC đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HD giải nghĩa từ khó: nhà bác học, cười móm mém.
-Đặt câu với từ móm mém.
- YC đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
c) HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu bài: 14’
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và chú thích dưới ảnh Ê - đi - xơn, TLCH:
+ Hãy nói những điều em biết về Ê - đi - xơn? 
+ Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra từ lúc nào ?
 .
+ Bà cụ mong muốn điều gì ?
+ Vì sao bà cụ lại ước được một cái xe không cần ngựa kéo?
+ Từ mong muốn của bà cụ đã gợi cho Ê - đi - xơn một ý nghĩ gì ?
+ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện ?
+ Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người ?
c)HĐ3: Luyện đọc lại : 11’
- Đọc mẫu đoạn 3.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn. 
- Mời 2HS lên thi đọc đoạn 3. 
- Mời ba HS đọc phân vai toàn bài. 
-GV theo dõi bình chọn HSđọc hay nhất 
 Kể chuyện: 18’
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Gọi học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
2 Hướng dẫn dựng lại câu chuyện 
- Nhắc HS nói lời nhân vật do mình nhập vai .Kết hợp làm một số động tác điệu bộ .
- Yêu cầu từng tốp 3 em lên phân vai kể lại 
- GV NX bình chọn nhóm kể hay nhất .
d) Củng cố dặn dò : 2’
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Về nhà học bài xem trước bài “Cái cầu”. 
- 3 học sinh lên bảng đọc bài. 
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó phát âm.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ mới (SGK) và đặt câu:
 -Bà em cười móm mém.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và phần chú thích về Ê - đi - xơn để trả lời:
+ Ê - đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ. Ông sinh năm 1847 và mất năm 1931...
+ Câu chuyện xảy ra ngay vào  ... 
- Tả cảnh thanh bình ngoài gian phònng như hòa với tiếng đàn.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng thi tìm nhanh từ.
- Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở.
Mang thanh hỏi
đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, chủng chẳng, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, hể hả
Mang thanh ngã
Rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ,
* Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Nhắc HS đọc lại các BT2.
- Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
___________
Mü thuËt
TiÕt 24: VÏ tranh: TËp vÏ tranh ®Ò tµi tù do.
(GV chuyªn so¹n, gi¶ng).
Thø s¸u ngµy 2 th¸ng 3 n¨m 2012
To¸n
TiÕt 120: Thùc hµnh xem ®ång hå
I. Mục tiêu 
 - Nhận biết được về thời gian( chủ yếu là về thời điểm).
 - *Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. Làm BT 1, 2, 3.
GDHS yêu thích học toán
II. Đồ dùng dạy học 
 - Mặt đồng hồ có ghi số, có các vạch chia phút và có kim giờ, kim phút, quay được. 
III. Hoạt động dạy học 
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi hs lên bảng sửa bài  VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs.
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
- Nghe GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn xem đồng hồ 
Mục tiêu :
- Củng cố hiểu biết về thời điểm.
- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
 Cách tiến hành :
- GV sử dụng mặt đông hồ có các vạch chia phút để giới thiêu chiếc đông hồ, chú trọng đến giới thiệu các vạch chia phút tren mặt đông hồ, hoặc y/c HS quan sát hình minh hoạ trong SGK.
-
- GV y/c HS quan sát hình1 và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Chỉ 6 giờ 10 phút.
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2. 
- Y/c HS quan sát chiếc đồng hồ thứ 2.
- HS quan sát theo y/c.
- Hỏi : Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào ?
- Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút, vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ.
- GV : Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được 1 phút. Vậy bạn nào có thể tính được số phút kim phút đã đi từ vị trí số 12 đến vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2, tính theo chiều quay của đồng hồ.
- HS tính nhẩm miệng 5, 10 (đến vạch số 2) tính 11,12,13, vậy kim phút đi được 13 phút.
- Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ ?
- Chỉ 6 giờ 13 phút.
- Y/c HS quan ssát đồng hồ thứ 3,
- HS quan sát.
- GV hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút?
- Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số11 thêm 1 vạch nữa.
- Khi kim phút chỉ đến vạch số 11 là kim đã điđược 15 phút tính từ vạch số 12 theo chiều quay kim đồng hồ, kim chỉ thêm được 1 vạch nữa là thêm được một phút, vậy kim phút chỉ đến phút thứ 56. Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
- Nghe giảng.
- Vậy còn thiếu mấy phút nữa thhì đến 7 giờ ?
- Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ.
- GV : Để biết còn thiếu mấy phút nữa thhì đến 7 giờ , em có thể đếm số vạch từ vạch số 12 đến vị trí vạch chỉ của kim phút nhưng theo chiều ngược chều kim đông hồ.
- GV cùng cả lớp đếm : 1, 2, 3, 4. Vậy còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ, ta có cách đọc giờ thứ 2 là 7 giờ kém 4 phút.
- HS đếm theo và đọc : 7 giờ kém 4 phút.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo nêu vị trí các kim đồng hồ mỗi thời điểm.
- Thực hành xem đồng hồ theo cặp, HS sửa lỗi sai cho nhau.
- GV yêu cầu HS nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ.
a) 2 h 9’
b) 5 h16’ 
c)11 h 21’ 
d) 9 h 34’ hay 10 giờ kém 26 phút
e) 10 h 39’ hay 11 giờ kém 21 phút
g) 3 h 57’ hay 4 giờ kém 3 phút
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- GV cho HS tự vẽ thêm phút trong các trường hợp của bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
Bài 3
- GV cho 1 HS lần lượt đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định 1 HS bất kỳ trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ giờ đó. GV cũng có thể tổ chức thành trò chơi thi quay kim đồng hồ. GV lần lượt đọc các giờ ghi cho HS quay kim. Mỗi lượt chơi chõ HS lên bảng cùng quay kim đồng hồ đến 1 thời điểm GV đọc. HS nào quay nhanh và đúng là thắng cuộc.
* Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 3 h 27’ : B
- 12 giờ rưỡi : G
- 1 giờ kém 16 phút : C
- 7h 55’ : A
- 5 giờ kém 23 phút : E
- 18 h 8’ : I
- 8 h 50’ : H
- 9 h 19’ : G
___________________
TËp lµm v¨n
TiÕt 24: Nghe kÓ: Ng­êi b¸n qu¹t may m¾n
I. Môc tiªu
 *Nghe- kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
 GDHS yêu thích học tiếng việt
II. ChuÈn bÞ
Bảng lớp viết các gợi ý kể chuyện.
Tranh minh hoạ truyện trong SGK. 
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
1 . Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- 3 HS đọc lần lượt bà trước lớp đã làm Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- GV nhận xét , cho điểm
3. Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Giới thiệu bài 
Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe về một bà lão bán quạt thật may mắn. Gánh quạt của bà đang ế ẩm bỗng nhoáng một lúc bà đã bán hết sạch. May mắn gì đã đến với bà cụ ? Ai đã giúp bà ? Giúp bà như thế nào ? Câu chuyện các em sẽ rõ điều đó.
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe kể (30’)
Mục tiêu :
 HS nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
Cách tiến hành :
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- GV kể chuyện lần 1 theo tranh, kể xong lần 1 hỏi HS : 
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ như thế nào ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- GV kể lần 2. 
- HS kể mẫu
- HS tập kể
- Các nhóm thi kể theo các bước :
+ 4 HS trình độ tương đương đại diện 4 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Từng tốp 3 HS phân vai (người dẫn chuyện, bà lão bán quạt và ông Vương Hi Chi ) kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất, những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện và có nhận xét chính xác nhất. 
- Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
- Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? 
Kết luận : Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nuớc Trung Hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để về trang trí nhà cửa để lưu giữ như một tài sản quý
* Củng cố dặn dò 
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nghe GV giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- Nghe GV kể và trả lời.
+ Gặp ông Vương Hi Chi bà phàn nàn quạt bán ế ẩm, chiều nay cả nhà phải nhịn cơm.
+ Ông viết chữ, làm thơ vào quạt. Ông nghĩ sẽ giúp đựơc bà cụ. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua.
+ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm quí giá.
-1 HS kể mẫu
- Từng tốp 3 HS tập kể.
- Các nhóm thi kể.
- Cả lớp nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất, những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện và có nhận xét chính xác nhất. 
- Ông là người có tài và giúp đỡ mị người.
- HS trả lời.
_____________________
Tù nhiªn vµ x· héi
TiÕt 48: Qu¶
I. Môc tiªu:
 - Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
 - Kể tên các bộ phận thường có của quả.
 -GDHS chăm sóc và bảo vệ cây xanh
*GDKNS: -Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.
-Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.
II. ChuÈn bÞ:
 Một số loại quả khác nhau.
 Các hình minh hoạ SGK/92;93.
 Băng bịt mắt để chơi trò chơi.
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Hoa
 Nêu bộ phận của một bông hoa?
 Nêu ích lợi của hoa?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1. Sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của các loại quả.
+ Học sinh để các loại quả đã chuẩn bị. Yêu cầu nêu tên quả, màu sắc, mùi vị khi ăn quả.
- Quả chín thường có màu gì?
- Hình dạng quả của các loại cây giống nhau hay khác nhau?
- Mùi vị của các loại quả giống nhau hay khác nhau?
+ Giáo viên kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị.
* Hoạt động 2: Các bộ phận của quả.
Học sinh quan sát hình 1;2;4;5;6;7;8 SGK
+ Tìm các bộ phận chính của quả.
- Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó.
+ Giáo viên kết luận: Mỗi quả thường có 3 phần chính: vỏ, hạt, thịt.
- Mở rộng: Vỏ của quả khác nhau thì khác nhau. Có loại quả có vỏ không ăn được, có quả lại có vỏ mỏng dính sát vào thịt và ăn đươc. Có quả có nhiều hạt, có quả chỉ có một hạt. Có hạt ăn được (đỗ, lạc), có hạt không ăn được (xoài, bưởi, cam )
* Hoạt động 3. Ích lợi của quả, chức năng của hạt.
+ Giáo viên kết luận: 
- Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
- Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi, chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin, ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ.
+ Chơi trò chơi : Đố quả.
+ Học sinh làm việc theo cặp.
+ Quan sát và trả lời.
- Thường có màu đỏ (vàng), có quả có màu xanh.
- Thường khác nhau.
- Mỗi quả có mùi vị khác nhau, có quả rất ngọt, có quả rất chua, chát 
+ Vài học sinh nhắc lại kết luận.
+ Học sinh quan sát, suy nghĩ.
+ Học sinh thảo luận, đại diện nhóm nêu ý kiến.
Quả gồm các bộ phận: vỏ, hạt, thịt.
+ Vài học sinh lên bảng nêu và chỉ vào quả thật.
+ Học sinh nhắc lại.
+ Học sinh phát biểu ý kiến.
+ SGV/61.
* Củng cố & dặn dò:
+ Học sinh nhắc lại “ bóng đèn toả sáng”.
+ Chốt nội dung bài học. Liên hệ giáo dục học sinh. Dặn dò hoàn thành bài tập, ghi nhớ SGK.
+ Chuẩn bị bài: Động vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 22 den 24.doc