Giáo án tổng hợp Tuần số 15 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần số 15 - Lớp 3 năm 2011

-Mục tiêu: A- Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các CH 1, 2, 3 , 4).

B - Kể chuyện:

- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.

- HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện

II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- Các hoạt động dạy - học:

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần số 15 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - Kể chuyện 
Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011
Hũ bạc của người cha
I-Mục tiêu: A- Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các CH 1, 2, 3 , 4). 
B - Kể chuyện: 
- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện
II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Gọi 1 em đọc 1 đoạn bài: Người liên lạc nhỏ.
- Kể lại 1 đoạn trong chuyện đó?
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Luyện đọc câu:
- GV HD phát âm từ khó, dễ lẫn: 
 (+) Luyện đọc đoạn trước lớp:
+ Yêu cầu 5 hs đọc nối tiếp nhau 5 đoạn, GV nhắc hs đọc phân biệt lời kể với lời ông lão
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: hũ, người Chăm, dúi, thản nhiên, dành dụm 
(+) Luyện đọc đoạn theo nhóm
- Cho hs thi đọc giữa các nhóm
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu 1 em đọc đoạn 1 
- Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?
- Ông muốn con trai trở thành người tn?
 + YC đọc thầm đoạn 2
- Ông vứt tiền xuống ao để làm gì?
+ YC đọc thầm 3 đoạn 
- Người con đã làm lụng vất vả tn?
+ Gọi 1 em đọc Đ 4, 5
- Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa người con làm gì
 Vì sao người con phản ứng như vậy?
- Thái độ ông ntn khi thấy con thay đổi?
- Tìm câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện
4) Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 4, 5
- HD đọc diễn cảm.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- Hs qsát tranh 
- Hs đọc nối tiếp từng câu 
(2 lượt).
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn 
(2 lượt).
- hs luyện đọc theo nhóm 5
- lớp đọc thầm theo
- vì con trai lười biếng.
- Siêng năng chăm chỉ,
- thử xem có phải tiền con mình kiếm ra không.
- Anh đi xay thóc thuêmang về
- Vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra
- Vì anh làm lụng vất vả suốt 3 tháng
- Cười chảy nước mắt vì vui mừng cảm động.
- Câu 1( đoạn 4), câu 2(Đ5)
- Hs thi đọc dc đoạn 4,5.
* Kể chuyện :
1- GV nêu nhiệm vụ:
2- Hướng dẫn hs kể chuyện .
- Cho hs quan sát tranh
-YC sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện
- Từng nhóm hs dựa vào tranh mỗi em kể 1 đoạn câu chuyện
- Cho hs thi kể trước lớp.
5) Củng cố - dặn dò: Em thích NV nào? VS
- quan sát tranh trong sgk
- xếp lại : 3, 5, 4, 1, 2
- Từng nhóm hs luyện kể .
- Hs thi kể...
Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
 I. Mục tiêu : - Biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho một số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). 
- Rèn KN làm thành thạo các phép chia 
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 Gọi h/s lên bảng làm bài: 46 : 3 = ; 84 : 4 = H/s làm bảng con -> Nhận xét
2. Hoạt động 2: 
a.Giới thiệu phép chia: 648 : 3 = ?
+ Số bị chia là số có mấy chữ số?
+ Số chia là số có mấy chữ số?
Gọi 1 h/s lên bảng đặt tính
+ Chia theo thứ tự nào? 
b. Giới thiệu phép chia: 236 : 5
+ Gọi 1 H/s lên bảng đặt tính
+ Một em chia và nêu cách chia
+ VD a và b có gì khác nhau?
3. Hoạt động 3. Thực hành
* Bài 1: Tính : (Cột 1, 3, 4)
- GV ghi các phép tính lên bảng
+ Gọi 3 h/s lên bảng làm 
Cột 2: (dành cho hs khá, giỏi)
* Bài 2: 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 + Muốn biết 234 h/s xếp bao nhiêu hàng làm thế nào?
- Gọi 1 học sinh chữa bài
* Bài 3: Giáo viên treo bảng phụ
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn giảm 432m đi 8 lần làm thế nào?
+ Muốn giảm 432m đi 6 lần làm thế nào?
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
+ Nêu các bước thực hiện phép chia
+ 3 chữ số
+ 1 chữ số
+ Chia từ trái sang phải
+ VD a là pc hết, VD b là pc có dư
+ H/s nêu yêu cầu
- Dưới lớp làm bảng con
+ Học sinh đọc đề toán
h/s lên bảng tóm tắt
+ Lớp làm vở . Đáp số: 26 hàng
- lấy 432 : 8 =
- lấy 432 : 6 =
Đạo đức
Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 2)
I) Mục tiêu : - HS hiểu thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng và vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng
- GD hs phải biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm trong cuộc sống hàng ngày
II) Tài liệu và phương tiện : Các tấm thẻ, Các bông hoa ghi nội dung yc ( HĐ3 ) 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
HĐ1: Đánh giá hành vi 
+ MT : HS biết đánh giá hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng .
+ Cách tiến hành : 
- GV đưa ra ý kiến của bài tập 4 ( VBT ĐĐ - Tr 24 ) ( HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ) 
- GV kết hợp hỏi vì sao em không tán thành ý b, c, đ? Và liên hệ thực tế HS ở từng ý kiến 
KL: Các việc a, d,e ,g là những việc làm tốt, các việc b, c, đ, là những việc làm không tốt 
HĐ2: Xử lí tình huống và đóng vai :
+ MT: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống cụ thể
+ Cách tiến hành : GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm . YC các nhóm thảo luận đóng vai .
N1 : Bác hàng xóm bị cảm, bác nhờ em đi gọi hộ con gái bác đang làm đồng .
N2 : Bác An đang vội đi đâu đó, bác nhờ em trông hộ .
N3 : Các bạn đến chơi nhà bà hàng xóm cùng với em . Trong khi đó bà đang ốm không có người chăm sóc .
N4 : Một người gửi em mang hộ phong thư và quà cho bác hàng xóm, em mang đến nhưng người hàng xóm lại không có nhà . ) 
GV gọi đại diện các nhóm lên thể hiện . Lớp NX và tìm cách giải quyết hợp lí cho từng tình huống . 
KL : GV chốt lại việc cần làm cho phù hợp ở mỗi tình huống .
HĐ3 : TC : Hái hoa dân chủ 
+ MT : Củng cố bài 
+ Cách tiến hành : - Gv gọi từng HS lên hái 1 bông hoa và thực hiện theo YC có ghi ở hoa
 Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2011
Toán
Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( tiếp theo)
I, Mục tiêu. - Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
- Rèn kỹ năng làm thành thạo các phép chia
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : Gọi hai em lên bảng làm 438 : 3; 594 : 4.
 - Nêu các bước thực hiện phép chia? 
2. Hoạt động 2 : giới thiệu phép chia 
+ 560 : 8 = ?
Số bị chia là số có mấy chữ số? Số chia có mấy chữ số.? + Gọi 1 h/s lên bảng đặt tính
* Đặt tính 560 8 
* Cách tính 56 70 
 00
 0
- Học sinh nêu cách chia 
+ 632 : 7 = ?
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính - rồi tính 632 : 7 =?
- ở lần chia thứ 2 số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương .
3. Hoạt động 3 : Luyện tập
+) Bài 1:(Cột 1,3, 4) Gọi hs nêu yc
- GV chép các phép tính lên bảng
- YC hs tính ra bảng con - 3 em lên chữa bài
- YC hs nêu cách chia 
- Cột 2: (Dành cho HS khá, giỏi)
+) Bài 2: treo bảng phụ
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết xem 1 năm có bn tuần ta làm tn?
- YC hs giải vào vở
+) Bài 3: điền Đ hay S
- Gv viết phép tính lên bảng
- Gọi hs lên điền
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: Nêu các bước thực hiện phép chia số có 3 cs cho số có 1 cs?
- Ba chữ số 
- 1 chữ số
- 1 đến 2 h/s nhắc lại
- Lớp quan sát
- nhắc lại
- tính
- làm bảng con
- chia từ trái sang phải
- HS nêu
- lấy 365 : 7
a, điền Đ
b, điền S
Chính tả ( nghe viết)
Hũ bạc của người cha
 I- Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui / uôi ( BT2).
- Làm đúng BT (3) a/ b.
- Gd học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy- học :
A-KTBC:- GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ : bãi biển, suối chảy.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới : 1- Gtb
2- Hướng dẫn nghe - viết : 
a) Chuẩn bị :
+ GV đọc bài chính tả 
+Hỏi: Lời nói của người cha được viết ntn?
- Trong bài có những chữ nào được viết hoa?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó:sưởi lửa, ném, lấy ra, làm lụng.
- Yêu cầu hs tập viết chữ khó vào bảng con.
b) GV đọc bài cho HS viết bài
c) Chấm 1 số bài , nhận xét. 
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+ BT2: treo bảng phụ: Điền vào chỗ trống
- Gọi 1 em lên điền
- Gvnhận xét .
+ Bài 3: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x
- Gọi hs tìm.
- YC lớp viết vào bảng con.
- NX chốt lời giải đúng.
 4 - Củng cố - Dặn dò: Về nhà luyện viết chữ khó 
- 2 HS viết bảng lớp .
- Lớp viết bảng con.
- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK..
- Viết sau dấu 2 chấm xuống dòng gạch đầu dòng.
- chữ đầu câu
- viết bảng con.
- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.
- Điền vào VBT
- mũi dao, con muỗi, hạt muối, múi bưởi
- sót, xôi, sáng.
Tự nhiên và xã hội.
Các hoạt động thông tin liên lạc.
 I. Mục tiêu:
- Kể tên 1 số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
- Có ý thức sử dụng các loại thông tin.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số bì thư, tem
- Điện thoại đồ chơi.
III. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động1 :
* Mục tiêu : - Biết 1 số hoạt động ngoài giờ lên lớp ,kể được1 số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
- Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện tỉnh trong đời sống .
+ Cách tiến hành.
1. Cho hs thảo luận nhóm 4 theo gợi ý sau.
+ Bạn đã đến nhà bưu tỉnh chưa? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
- Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện ( có hoạt động bưu điện thì ta nhận được những thư tín, bưu phẩm từ nơi xa hoặc gọi điện thoại )
 - đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
 Các nhóm khác bổ sung.
 Kết luận: Bưu điện giúp ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
+ Cách tiến hành.
- Bước 1: Thảo luận nhóm 
- Chia lớp làm 6 nhóm 
 Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình ( HS Thảo luận)
- Bước 2 : Các nhóm trình bày kết quả .
- GV kết luận.
- Khi đài truyền hình, đài phát thanh là cơ sở.
- Thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và nước ngoài.
 Giúp ta biết thông tin trong nước và nước ngoài.
3. Hoạt động3: Trò chơi : đóng vai hoạt động của nhà bưu điện.
* Mục tiêu: HS biết ghi địa chỉ ngoài phong bì thư.
Cách quay số điện thoại, cách giao tiếp điện thoại.
- C ... Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1).
- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2)
- Dựa theo tranh gợi ý, viết(hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh(BT3).
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh(BT4) 
- Rèn kỹ năng viết câu. 
II- Đồ dùng dạy- học : - Bảng phụ chép BT 2,4
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
A- KTBC - gọi 2 em làm miệng B1, 3 tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm .
B - Bài mới : 1- GTB
2- Hướng dẫn làm bài tập :
 a) BT1:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu- GV nhắc lại yc
- YC thảo luận nhóm và làm bài vào tờ giấy to
- Gọi đại diện lên dán kq.
- Gv nhận xét tuyên dương nhóm kể được nhiều DT nhất.
b) BT2: treo bảng phụ - Gv gọi hs nêu yêu cầu 
- YC hs đọc các câu và các từ trong ngoặc đơn.
- YC tìm từ để điền
- Gọi 1 em đọc lại câu đã điền.
c) BT 3: YC quan sát tranh sgk:
+ H1 vẽ sự vật nào?
+ Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh 2 sự vật đó.
- YC hs đặt tiếp 3 câu còn lại .
- Gọi 3 em lên viết câu
- Chữa bài.
d) BT 4: Gọi 1 em nêu YC
- YC HS tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
3- Củng cố - dặn dò: nhắc lại nội dung bài.
- 2 HS làm, lớp theo dõi .
- 1 em đọc, lớp đọc thầm theo
- hs làm vào phiếu
- 1 em nêu
- Đọc các câu
- HS tìm và điền vào VBT
- HS đọc 
- QS từng tranh
- mặy trăng và quả bóng
- Trăng tròn như quả bóng.
- làm vào VBT
- NX
- nêu yc
- tìm và điềnvào VBT
Thứ 5 ngày 01 tháng 12 năm 2011
Toán
Giới thiệu bảng chia
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách sử dụng bảng chia
- Rèn kỹ năng làm tính chia nhanh thành thạo
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi như SGK.
- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng -dưới lớp làm bảng con
 572 : 7 934 :3 
- Nhận xét.
2. Hoạt động 2: Bài mới:	
a) Giới thiệu bảng chia	
- GV nói hàng đầu tiên là thương của 2 số . 	 
- Cột đầu tiên là số chia
+ Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên ra mỗi số trong 1 ô là SBC.
b) Cách sử dụng.	
- Gv nêu VD : 12 : 4 = ?
- Em tìm số 4 ở cột đầu tiên và từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12, từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên . Số 3 là thương.
Vậy 12 : 4 = 3 .
3, Hoạt động 3: Thực hành.
* Bài 1: Gọi HS đọc bài.	
+ YC dùng bảng chia để tìm số thích hợp 
- Gọi 1 em lên bảng điền.
* Bài 2: Điền số : GV treo bảng phụ.
+ Nêu cách tìm thương?	
+ Nêu cách tìm SBC và số chia chưa biết .
 HS làm bảng 
- Nhận xét sửa.
* Bài 3: Gọi HS đọc bài.	
+ Bài toàn cho biếtgì?	
+ Bài toán hỏi gì?
- Tìm số trang chưa đọc bằng cách nào?
+ Gọi 1 em lên chữa .
* Bài 4: YC hs dùng 8 hình tam giác để xếp thành HCN
- Gọi 1 em lên xếp.
4, Hoạt động 4: củng cố - dặn dò:
HS nhìn theo GV chỉ
HS quan sát bảng
 HS quan sát làm theo
 Học sinh nêu kết quả
- hs nêu
- làm bảng con
- HS đọc đề toán
- Làm vào vở
 Đáp số: 99 trang
- hs tự xếp hình
 Chính tả (nghe viết)
Nhà rông ở Tây Nguyên 
I-Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định.
- HS làm đúng BT điền tiếng có vần ưi/ ươi (điền 4 trong 6 tiếng).
- Làm đúng BT(3) a / b
- Rèn kỹ năng trình bày đúng bài chính tả.
II- Đồ dùng dạy- học :phấn màu
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A- KTBC : - GV gọi 2 HS viết bảng lớp 
mũi dao, con muỗi, bỏ sót.
- GV nhận xét, cho điểm .
B - Bài mới :
1 - GTB: 
2- Hướng dẫn HS nghe - viết : 
a) Chuẩn bị : - GV đọc đoạn viết
- Gọi 1 em đọc lại
- Hỏi: Bài chính tả có mấy câu ?
- Trong bài có chữ nào cần viết hoa? VS? 
b) Gv hd viết chữ khó: giỏ mây, nông cụ, chiêng trống.
- Đọc cho h/s viết bảng con chữ khó: 
- Đọc bài cho hs viết vào vở .
-Nhắc nhở h/s cách ngồi viết, cách cầm bút .
c) Chấm, chữa bài , NX
3- Hướng dẫn làm bài tập :
+ BT2: Điền vào chỗ trống ưi hay ươi
- YC hs điền vào VBT.
- Gọi 1 em lên chữa bài.
+ BT 3a: tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau
 sâu, xâu
sẻ, xẻ
- YC làm vào vở BT
- Gọi 2 em lên làm
- NX, chốt lời giải đúng
- Bài b: HS làm miệng
4- Củng cố - dặn dò : Nhận xét giờ học
- HS khác viết bảng con : 
- HS theo dõi .
- HS theo dõi .
- 3 câu thơ
- Chữ đầu câu.
- Viết bảng con.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi . 
- Đọc yc BT
- Làm VBT
- Làm VBT
sâu bọ, sâu sắc, xâu kim
san sẻ, thợ xẻ
Tự nhiện và xã hội.
Hoạt động nông nghiệp.
I. Mục tiêu:
- Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố) nơi các em đang sống.
- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
 II. Đồ dùng dạy- học.
- Các hình trang 58- 59 ( SKG) .
III. Hoạt động - dạy học.
1. Hoạt động1: Làm việc cả lớp
* Mục tiêu: Kể được tên 1 số hoạt động nông nghiệp.
+ Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
+ Cách tiến hành.
- Gv yc hs quan sát hình trang 58, 59( sgk) trả lời
+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình?( chăm sóc rừng, nuôi cá, cấy lúa, chăn nuôi gà, lợn)
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì? ( sản xuất ra nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống con người)
- GV kết luận: Các HĐ chăn nuôi , trồng trọt, đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng gọi là hoạt động nông nghiệp.
2. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
* Mục tiêu: Biết 1số hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
+ Cách tiến hành .
- Từng cặp kể nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống.
- Gọi 1 số cặp lên trình bày.
- Các cặp khác bổ sung.
- Kết luận: nông thôn chúng ta chủ yếu là cấy lúa, trồng hoa màu
3. Hoạt động 3: Củng cố bài
- Các hoạt động nào được gọi là HĐ nông nghiệp?
- Kể 1 số HĐ nông nghiệp khác ở vùng miền khác mà em biết qua tranh ảnh, sách báo..?( trồng ngô, khoai, sắn , chè)
- Nhận xét tiết học
Thủ công
Cắt, dán chữ V
I- Mục tiêu : - HS biết kẻ , cắt dán chữ V.
- Kẻ, cắt dán được chữ V đúng qui trình kĩ thuật.
- Hs hứng thú với giờ học cắt dán chữ.
II- Đồ dùng dạy- học : 
- Chữ mẫu đã dán và chưa dán . - Tranh qui trình 
- Giấy màu, thước kẻ, kéo, hồ
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
*HĐ1:GV hướng dẫn quan sát nhận xét
 - Cho hs quan sát mẫu chữ đã cắt. 
+ Chữ V cao mấy ô? rộng mấy ô? ( cao 5 ô, rộng 3 ô)
+ Nét chữ rộng mấy ô? ( 1 ô)
+ Nếu cô gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì em có NX gì?( 2 nửa trùng khít nhau)
* HĐ2: HD cách cắt dán 
- Cho quan sát qui trình kẻ, cắt, dán
- Gv vừa làm vừa hd - hs quan sát cô làm
+ Bước 1: Kẻ chữ V
+ Bước 2 : Cắt chữ.
+ Bước 3: Dán chữ
GV nhắc hs qui trình dán
- Kẻ 1 đường chuẩn xếp chữ cho cân đối trên đường đó.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán vào vị trí qui định
- Gọi hs nhắc lại các bước cắt dán chữ V .
- Cho 1 em lên thao tác lại kẻ cắt chữ V
- Lớp quan sát
* HĐ 3 :Thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ V
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
*HĐ4: Củng cố - dặn dò :
- Nhắc lại các bước cắt, dán chữ V 
- Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau : kéo, giấy thủ công, hồ , thước
Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn 
 Nghe - kể: Giấu cày. Giới thiệu tổ em
I- Mục tiêu:
- HS nghe và kể lại được câu chuyện: Giấu cày (BT1). 
- Viết được 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2).
- Rèn kĩ năng nói và viết.
II- Đồ dùng dạy- học: bảng phụ chép B1
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC :
- Gọi 1 hs kể lại chuyện : Tôi cũng như bác.
+ Gv nhận xét cho điểm.
B- Bài mới : 
1) GTB 
2) Hướng dẫn làm bài tập :
 a- Bài tập 1: 
- Gọi hs đọc yc 
- GV treo tranh và kể mẫu 
- Hỏi nội dung theo gợi ý
+ Bác nông dân đang làm gì?
+ Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói ntn?
+ Vì sao bác bị vợ trách?
+ Khi thấy mất cày bác làm gì?
+ Câu chuyện có gì đáng buồn cười?
- Gv kể lại lần 2 theo gợi ý trên
- Gọi 1 số cặp lên trình bày
- NX bình chọn bạn kể tốt: kể đúng yc, lưu loát, chân thật.
b- BT2:gọi hs nêu yc
- Dựa vào B2 tiết trước . Viết đoạn văn giới thiệu về tổ em. Không cần viết giới thiệu với khách.
+ Tổ em gồm những bạn nào ? DT nào?
+ Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
+ Tháng vừa qua các bạn làm được những việc gì tốt?
- Cho cả lớp viết bài vào vở
- Gọi 1 số HS đọc bài.
- GV, lớp nhận xét bổ sung.
3- Củng cố - dặn dò : 
- Hs theo dõi .
-1 Hs đọc yc của bài. 
- HS theo dõi
- Đang cày ruộng
- Để tôi giấu cái cày vào bụi đã.
- Vì giấu cày mà nói to thì kẻ gian sẽ biết
- Nhìn trước, saunó lấy mất cày rồi.
- Khi đáng nói nhỏ thì nói to. Khi đáng nói to thì nói nhỏ
- HS nhìn phần gợi ý và tập kể lại
- 1 hs đọc gợi ý
- tự nêu các bạn trong tổ , DT Kinh
- hát hay, có tài biểu diễn hài,. vẽ đẹp
- trong tổ tự kể
- Cả lớp viết bài.
Toán
luyện tập
Mục tiêu: - Biết làm tính nhân, chia (bước đầu làm quen với cách rút gọn) và giải toán có hai phép tính.
- Rèn kỹ năng làm đúng các phép nhân, chia và giải toán.
II- Đồ dùng dạy- học: Phấn màu
III- Các hoạt động dạy -học :
* Hoạt động 1: KTBC: gọi 2 em đọc bảng chia 9
* Hoạt động 2 : Luyện tập
+) Bài 1: Cột a/ c; Gọi hs nêu yc
- GV ghi bảng các phép tính
- 2 em lên bảng
- Nhắc lại cách thực hiện phép chia số có 3 cs cho số có 1 cs
- Cột b; dành cho HS khá, giỏi)
+) Bài 2 :( Cột a/ b/ c) Đặt tính rồi tính
- GV hd mẫu
- Cột d; (dành cho hs khá, giỏi) yc làm bảng con.
- Nhắc lại các bước thực hiện phép chia?
+) Bài 3: Gọi hs nêu yc
BT cho biết gì? hỏi gì?
 Muốn biết xem Q đường AC dài bn ta cần biết gì?
- Tìm quãng đường BC bằng cách nào?
- Yc giải vào vở
+) Bài 4: HD tương tự bài 3
+) Bài 5: (dành cho hs khá, giỏi) YC quan sát hình vẽ SGK
- HS tính và nêu miệng KQ
*Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 
- 2 em đọc, lớp theo dõi
- 1 em nêu
- làm bảng con.
- HS nêu
- tính ra bảng con
- HS tính ra bảng con
- biết quãng đường AC
- Lấy 172 x 4= 688
- Giải vào vở. Đs 860 m
- ĐS : 360 áo
- quan sát.
- tính và nêu miệng
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần
Kiểm điểm tuần 15 -phương hướng tuần 16
*1, Nhận xét tuần 15
 * Ưu điểm: - Duy trì tốt mọi nề nếp	 
 - Đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ . 
 - Trong giờ học hăng hái phát biểu.
- Tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ : múa tập thể, TD giữa giờ
- Thực hiện tốt kế hoạch lao động đã đề ra.
 * Tồn tại:
- 1 số em còn đi học muộn 
- Trong lớp còn nói chuyện riêng
- ý thức học tập của một số em chưa tự giác
*2, Phương hướng tuần 16:
 Hưởng ứng tích cực đợt thi đua cm : 22 - 12
+ Khắc phục những tồn tại của tuần trước.
+ Duy trì tốt các nề nếp.
+ Bảo quản CSVC của lớp
+ Thực hiện tốt việc vệ sinh lớp.
+ Tuyệt đối không ăn quà vặt ở cổng trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15.doc