A. Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
II. Đồ dùng dạy học .
- Tranh minh hoạ truyểntong SGK
- Bảng lớp viết 5 gợi ý
III. Các hoạtđộng dạy học .
Tuần 25 Ngày soạn: 18/2/2011. Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011. Giáo dục tập thể: Chào cờ đầu tuần Trưởng khu soạn Tập đọc - kể chuyện: Hội vật I. Mục tiêu: A. Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu ND: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. B. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK). II. Đồ dùng dạy học . - Tranh minh hoạ truyểntong SGK - Bảng lớp viết 5 gợi ý III. Các hoạtđộng dạy học . Tập đọc : 1.Kiểm tra bài cũ : - Đọc bài tiếng đàn + trả lời ND bài ( 2HS ) -> HS + GV nhẫn xét 2. Bài mới : a. GTb : ghi đầu bài b. Luyện đọc . 1. GV đọc diễn cảm toàn bài - GVHD cách đọc 2. HD luyện đọc + giải nghĩa từ . + Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau đọctừng câu trong bài + Đọctừng đoạn trước lớp - GV HD cách ngắt nghỉ hơi đúng - HS nghe - HS đọc đoạn trước lớp + GV gọi HS giải nghĩa từ - HS giải nghĩa từ mới. - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo N2 - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Tìm hiểu bài: - Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ? - Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. - Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ cón gì khác nhau ? - Quắm Đen lăn xả vào, đánh dồn dập ráo riết. - Ông Cả Ngũ; chậm chạp, lớ ngớ - Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ? - Ông Cả Ngũ bước hụt Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông - Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào? - Quắm Đen gò lưng vẫn không sao kê nổi chân ông Cả Ngũlúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên nhẹ như giơ con ếch. - Theo em vì sao ông Cả Ngũ thắng ? - HS nêu. 4. Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu 1, 2 đoạn văn - HS nghe - HD cách đọc - Vài HS thi đọc đoạn văn - 1HS đọc cả bài - HS nhận xét - GV nhận xét. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ - HS nghe 2. HD học sinh kể theo từng gợi ý. - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu và 5 gợi ý. - GV nhắc HS: Để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật - HS nghe - HS kể theo cặp - 5HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn - HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. 3. Củng cố dặn dò: - Nêu lại ND chính của bài ? (2HS) - Về nhà chuẩn bị bài sau * Đánh giá tiết học Toán: Tiết 121: Thực hành xem đồng hồ I. Mục tiêu: - Nhận biết được về thời gian (thời điểm, không thời gian) - Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút ( cả trương hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã) - Biết thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS. II. Đồ dùng dạy học: - Mặt đồng hồ có ghi số, các vạch chia phút. III. Các HĐ dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - Nêu miệng bài tập 3 (1HS) - HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Thực hành. * Củng cố cho HS về xem đồng hồ (chính xác đến từng phút) 1. Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 HS hỏi, 1HS trả lời. - HS làm việc theo cặp - Vài HS hỏi đáp trước lớp a. Bạn An tập thể dục lúc 6h 10' b, 7h 13' c. 10h 24' e, 8h8' - GV nhận xét d. 5h 45' g, 9h55' - HS nhận xét. 2. Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS quan sát hình trong SGK + Đồng hồ A chỉ mấy giờ ? - 1h 25' + 1h 25' buổi chiều còn gọi là mấy giờ ? - 13h 25' + Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào? - Nối A với I - HS làm bài vào SGK - GV gọi HS nêu kết quả - HS nêu kết quả + B nối với H ; E nối với N - GV nhận xét C nối với K ; G nối với L D nối với M 3. Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS quan sát 2 tranh trong phần a. + Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc mấy giờ ? - 6 giờ + Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ ? - 6h 10' + Nêu vị trí của kim giờ, phút ? - HS nêu b. từ 7h kém 5' - 7h 5' 5 phút c. Từ 8h kết thúc 8h 30' 30 phút 3. Củng cố dặn dò: - Về nhà tập xem đồng hồ - Chuẩn bị bài sau Ngày soạn: 19/2/2011. Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011. Chính tả (nghe - viết) Hội vật I. Mục tiêu: -. Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT(2)a/b. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết ND bài 2a. III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - GV đọc: xã hội, sáng kiến, xúng xích (HS viết bảng con) - HS + GV nhận xét . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. HD viết chính tả. *. HD chuẩn bị: - GV đọc đoạn văn 1 lần - HS nghe - 2HS đọc lại * Hãy thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen ? - HS nêu + Đoạn văn có mấy câu ? - 6 câu + Giữa 2 đoạn ta viết như thế cho đẹp ? - Viết phải xuống dòng và lùi vào 1 ô + Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Những câu đầu và tên riêng. - GV đọc 1 số tiếng khó: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay - HS luyện viết bảng con - GV quan sát, sửa cho HS *. GV đọc bài - HS nghe - viết vào vở - GV theo dõi, uấn nắn cho HS. *. Chấm chữa bài - GV đọc lại bài - HS đổi vở, soát lỗi - GV thu vở chấm điểm *. HD làm bài tập * Bài 2 a - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - 2HS lên bảng làm + lớp làm vào vở * trăng trắng - GV nhận xét Chăm chỉ Chong chóng 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu lại ND bài - Chuẩn bị bài sau * Đánh giá tiết học Tập đọc Hội đua voi ở tây nguyên I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu ND bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Các HĐ dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - Đọc truyện Hội vật (2HS) - HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b. Luyện đọc 1. GV đọc diễn cảm bài văn GV hướng dẫn cách đọc GV hướng dẫn cách đọc - HS nghe 2. HD luyện đọc + giải nghĩa từ - Đọc từng câu - HS nối tiếp đọc từng câu trong bài - Đọc từng đoạn trước lớp + GV hướng dẫn cách nghỉ hơi đúng - HS nối tiếp đọc đoạn + GV gọi HS giải nghĩa từ - HS giải nghĩa từ mới - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo N2 - Cả lớp đọc ĐT cả bài. 3. Tìm hiểu bài: - Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? - Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi.. - Cuộc đua diễn ra như thế nào ? - Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man - gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về, trúng đích - Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương ? - Những chú voi chạy về đích trước tiên đều nghìm đá huơ cổ vũ, khen ngợi chúng 4. Luyện đọc lại: - GV đọc diễn cảm đoạn 2 - HS theo dõi - GV hướng dẫn cách đọc - 3HS thi đọc lại đoạn văn - 2HS đọc cả bài - GV nhận xét ghi điểm - NX 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu ND chính của bài? - 2HS - Về nhà chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 122: Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị I. Mục tiêu: - Biết cách giải các bài toán có liên quan đến về đơn vị. - Vận dụng làm tính và giải toán nhanh chính sác. II. Đồ dùng dạy - học: - HS chuẩn bị 8 hình III. Các HĐ dạy học - học: 1.Kiểm tra bài cũ - Nêu các bước giải 1 bài toán có lời văn ? - HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: . Hoạt động 1: HD giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. * HS nắm được cách giải và nắm được bước rút về đơn vị. GV rút bài toán (viết sẵn vào giấy) lên bảng - HS quan sát - 2HS đọc bài tập + Bài toán cho biết gì? - Có 35 lít mật ong đổ đều vào 7 can + Bài toán hỏi gì ? - 1 can có bào nhiêu lít mật ong? + Muốn tính số mật ong có trong mỗi can ta phải làm gì? - Phép chia: Lấy 33 lít chia cho 7 can - GV yêu cầu 1 HS lên bảng + lớp làm vào vở Tóm tắt Bài giải 7 can: 35 l Số lít mật ong có trong mỗi can là 1 can : l ? 35 : 7 = 5 (l ) Đáp số: 5 l mật ong + Để tính số lít ,ật ong trong mỗi can chúng ta làm phép tính gì? - Phép chia - GV giới thiệu: Để tìm được số mật ong trong 1 can chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị tức là tìm giá trị của 1 phần trong các phần khác nhau. - HS nghe * Bài toán 2: - GV gắn bài toán (viết sẵn) lên bảng - HS quan sát - 2HS đọc lại + Bài toán cho biết gì ? - 7 can chứa 35 lít mật + Bài toán hỏi gì? - Số mật trong 2 con + Muốn tính số mật ong có trong 2 can trước hết ta phải làm phép tính gì ? - Tính được số mật trong 1 can - GV yêu cầu 1 HS lên bảng + lớp làm vở Tóm tắt Bài giải 7 can: 35 l Số lít mật ong có trong mỗi can là: 2 can: l ? 35 : 7 = 5 (l) Số lít mật ong có trong 2 can là: 5 x 2 = 10 (l) Đáp số: 10 l + Trong bài toán 2, bước nào là bước rút về đơn vị ? - Tìm số lít mật ong trong 1 can - GV: Các bài toán rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước. + B1: Tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau - HS nghe + B2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau - Nhiều HS nhắc lại 2. Hoạt động 2: Thực hành. a. Bài 1 + 2 Củng cố về giải toán rút về đơn vị. * Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS phân tích bài toán - 2HS - Yêu cầu HS làm vào vở + 2HS lên bảng Bài giải Tóm tắt Số viên thuốc có trong 1 vỉ là 4 vỉ: 24 viên 24 : 4 = 6 (viên) 3 vỉ: .viên? Số viên thuốc có trong 3 vỉ là: 6 x 3 = 18 (viên) Đáp số: 18 (viên) - Bài toán trên thuộc dạng toán gì ? - Liên quan rút về đơn vị - Bước rút về đơn vị trong bài toán trên là bước nào? - Tìm số viên thuốc có trong 1 vỉ * Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS phân tích bài toán - 2HS - Yêu cầu 1 HS lên bảng + Lớp làm vở 7 bao : 28 kg Bài giải 5 bao:..kg? Số gạo trong 1 bao là: 28 : 7 = 4 (kg) Số gạo có trong 5 bao là: 4 x 5 = 20 (kg) Đáp số: 20 kg - Bài toán trên bước nào là bước rút về đơn vị ? Số kg gạo trong 1 bao. b.Bài 3: HSKG - 2HS nêu yêu cầu - HS xếp hình thi - Nhận xét - GV nhận xét 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu các bước của 1 bài toán rút về đơn vị - Về nhà chuẩn bị bài sau. Thủ công: Tiết 25: Làm lọ hoa gắn tường I. Mục tiêu: - Biết cách làm lọ hoa gắn tường. ... ghi đầu bài b. HD viết trên bảng con. * Luyện viết chữ viết hoa. - GV yêu cầu HS mở vở, quan sát - HS mở vở TV quan sát + Tìm các chữ viết hoa có trong bài ? - S,C,T - GV viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại cách viết. - HS quan sát - HS tập viết chữ S vào bảng con. - GV quan sát sửa sai. . HS viết từ ứng dụng: - GV gọi HS đọc - 2HS đọc từ ứng dụng - GV giới thiệu về Sầm Sơn; là nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. - HS tập viết Sầm Sơn vào bảng con - GV quan sát sửa sai. c. HS viết câu ứng dụng - HS nghe - HS viết bảng con: Sầm Sơn, Ta * GV quán sát sửa sai. 3. HD học sinh viết vào vở tập viết. - GV yêu cầu - HS nghe - GV quan sát, uấn nắn cho HS - HS viết vào vở 4. Chấm chữa bài. - GV thu vở chấm điểm - HS nghe - NX bài viết 5. Củng cố dặn dò - Về nhà chuẩn bị bài sau * Đánh giá tiết học: Chính tả (nghe viết) Hội đua voi ở Tây Nguyên I. Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - làm đúng BT (2) a/b. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi ND bài 2a. III. Các HĐ dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: GV đọc: Trong trẻo, chông chênh (HS viết bảng con) - HS + GV nhẫn xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b. HD nghe - Viết *. HD chuẩn bị - GV đọc 1 lần bài chính tả - HS nghe - 2HS đọc lại + Đoạn viết có mấy câu? - 5 câu + Các chữ đầu câu viết như thế nào ? - Viết hoa - GV đọc 1 số tiếng khó: Chiêng trống, hăng máu, biến mất - HS nghe viết vào vở. - GV quan sát, sửa sai cho HS *. GV đọc bài - HS viết vào vở - GV theo dõi uấn nắn cho HS *. Chấm, chữa bài - GV đọc lại bài - GV đọc lại bài - HS nghe đổi vở soát lỗi - GV thu vở chấm điểm *. HD làm bài tập Bài 2 (a) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân - GV dán bảng 3 - 4 tờ phiếu - 3 - 4 HS lên bảng thi làm bài - HS đọc kết quả nhận xét. - GV nhận xét - Nhiều HS đọc lại các câu thơ đã hoàn chỉnh a. trông, chớp,trắng, trên, 3. Củng cố - dặn dò: - Về nhà chuẩn bị bài sau - Đánh giá tiết học. Tự nhiên xã hội Tiết 49: Động vật I. Mục tiêu: - Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài. - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối vpí con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ đước bộ phận bên ngoài của một số động vật. II. Đồ dùng dạy học: Hình SGK III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - Kể tên bộ phận thường có của 1 quả? - Nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả? - HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. * Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa rạng của động vật trong TN. *Tiến hành: - GV yêu cầu quan sát hình (94, 95) - HS quan sát theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển. + Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ? - HS quan sát và nhận xét. + Hãy chỉ đâu là mình, đầu, chân của con vật ? + Nêuđiểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu toạngoài của chúng ? - Đại diệncác nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét -> GV nhận xét * Kết luận : Trong TN có rất nhiều loài động vật . Chúng có hình dạng, độ lớn . Khác nhau . Cơ thể chúng đều gồm 3 phần : Đầu, mình, và cơ quan di chuyển 2. Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân . * Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS ưa thích . * Cách tiến hành : - GV nêu yêu cầu - HS lấy giấy và bút chì để vẽ con vật mà em ưa thích sau đó tô màu - Từng nhóm HS dán vào tờ giấy to trình bày - HS nhận xét -> GV nhận xét, đánh giá - GV cho HS chơi trò chơi : Đố bạn con gì ? - GV phổ biến cách chơi, luật chơi - HS chơi trò chơi -> GV nhận xét 3. Dặn dò : - Nêu lại ND bài ? - 1 HS - Về nhà chuẩn bị bài sau Ngày soạn: 22/2/2011. Ngày giảng: Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011 Thể dục: Tiết 50: Ôn bài thể dục phát triển chung Nhảy dây - trò chơi: Ném bóng trúng đích. (GV bộ môn soạn giảng) Tập làm văn: Kể về lễ hội I. Mục tiêu: - Bước đầu kẻ lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh. II. Đồ dùng dạy học: - Hai bức ảnh lễ hội trong SGK. III. Các HĐ dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn ? (3HS) - HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. HD làm bài tập a. Bài 1 - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV viết lên bảng 2 câu hỏi: + Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào? - HS quan sát tranh - Từng cặp HS quan sát, tranh bổ xung cho nhau. + Những người tham gia lễ hội đang làm gì? - Nhiều HS tiếp nối nhau thi nói và giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. - GV nhận xét - HS nhận xét - GV ghi điểm. VD: ảnh 1: Đây là cảnh sân đình ở làng quê. Người tấp lập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm.Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh 2 TN đang chơi đu ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được treo trên bờ sông tăng vẻ náo nức cho lễ hội. 3. Củng cố - dặn dò: - Về nhà viết vào vở những điều mình vừa kể - Chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 125: Tiền Việt Nam I. Mục tiêu: - Nhận biết tiền Việt Nam loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. - Bước đầu biết đổi tiền . - Biết cộng; trừ trên các số với đơn vị là đồng. II. Đồ dùng dạy học: Tiền Việt Nam III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Làm lại bài tập 2, 3 tiết 124 (2HS) - HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: . Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000đ, 5000đ, 10000đ. * HS nắm được đặc điểm và giá trị của các tờ giấy bạc. - GV đưa ra 3 tờ giấy bạc 2000 đ, 5000đ, 10000đ - HS quan sát + Nêu đặc điểm của từng tờ giấy bạc ? + 5000 đ: màu xanh.. +1000 đ: màu đỏ. + Nêu giá trị các tờ giấy bạc ? - 3HS nêu + Đọc dòng chữ và con số ? - 2HS đọc 2. Hoạt động 2: Thực hành a. Bài 1 (130) * Củng cố về tiền Việt Nam - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - 2HS ngồi cạnh nhau quan sát và trả lời + Chú lợn (a) có bao nhiêu tiền ? Em làm thế nào để biết điều đó ? - Có 6200 đồng. Vì tính nhẩm 5000đ + 1000đ + 200đ= 6200đ - GV hỏi tương tự với phần b, c + Chú lợn (b) có 8400 đ vì 1000đ +1000đ + 1000 đ + 3000đ +200đ + 200đ = 8400đ b. Bài 2(131) * Củng cố và rèn luyện đổi tiền, cộng trừ với đơn vị tiền Việt Nam. - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn: Trong bài mẫu ta phải lấy 2 tờ giấy bạc 1000đ để được 2000đ - HS quan sát phần mẫu - HS nghe - HS làm bài - Có mấy tờ giấy bạc đó là những loại giấy bạc nào ? - Có 4 tờ giấy bạc loại 5000đ + Làm thế nào để lấy được 10000đ? Vì sao? - Lấy 2 tờ giấy bạc 5000đ vì 5000đ + 5000đ = 10000đ. c. Bài 3 (131) * Củng cố về tiền Việt Nam - giá trị của các sản phẩm được tính = tiền. - GV gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu - HS quan sát + trả lời + Đồ vật nào có giá trị ít tiền nhất + ít nhất là bóng bay: 1000đ Đồ vật nào có giá tiền nd nhất? + Nhiều nhất là lọ hoa: 8700 đ + Mua 1 quả bóng và 1 chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền ? - Hết 2500 đồng. + Làm thế nào để tìm được 2500 đ? - Lấy giá tiền 1 quả bóng + giá tiền 1 chiếc bút chì: 1000đ + 1500đ = 2500đ 3: Củng cố dặn dò: - Nêu lại ND bài ? (2HS) - Chuẩ bị bài sau. Tự nhiên xã hội: Tiết 50: Côn trùng I. Mục tiêu: - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với người. - Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật. - Nêu một số cách tiêu diệt những con côn trùng có hại. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong SGK - Các tranh ảnh về các bài côn trùng. III. Các HĐ dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau của động vật ? (2HS) - HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận của cơ thể của các côn trùng được quan sát. * Tiến hành - Bước 1: Làm việc theo nhóm + GV yêu cầu HS quan sát + trả lời câu hỏi: - Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh của từng côn trùng có trong hình? Chúng có mấy chân ?. - HS quan sát, thảo luận theo câu hỏi của GV trong nhóm (Nhóm trưởng điều khiển) - Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm lên trình bày - nhóm khác nhận xét. + Hãy rút ra đặc điểm chung của côn trùng ? - HS nêu; không có xương sống. Chúng có 6 chân, chân phân thành các đốt, Phần lớn các côn trùng đều có cánh. - Nhiều HS nhắc lại KL. b. Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được. * Mục tiêu: - Kể được tên 1 số côn trùng có ích mà 1 số côn trùng có hại đối với con người - Nêu được 1 số cách diệt trừ côn trùng có hại * Tiến hành - Bước 1: Làm việc theo nhóm - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trưng thật thành 3 nhóm: Có ích, có hại, không ảnh hưởng gì - con người. - Bước 2: Làm việc cả lớp - Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình trước lớp và thuyết minh. - HS nhận xét - GV nhận xét. 3. Dặn dò; - Về nhà chuẩn bị bài sau. * Đánh giá tiết học Giáo dục tập thể Sinh hoạt lớp cuối tuần I. Mục tiêu: - HS nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được. II. Nội dung: 1. ổn định: 2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS. a. Ưu điểm: - Đi học đúng giờ. - Sách vở đầy đủ, sạch sẽ. - Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, guốc dép đầy đủ. - Đa số các em ngoan, lễ phép. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - ý thức học tập tốt, chăm học. b. Nhược điểm: - Nghỉ học không lý do vẫn còn. - ý thức học tập chưa tốt . 3. Đánh giá kết quả học tập : - Thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS. - Kết quả học tập theo chủ điểm đạt kết quả tốt. 4. Phương hướng: - Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có. - Chấm dứt việc nghỉ học không có lí do. - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Phát động phong trào thi đua học tập và lao động lập thành tích chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3 5. Văn nghệ: Hát về chủ điểm mừng Đảng, Bác Hồ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh. GV nhận xét chung
Tài liệu đính kèm: