Giáo án tổng hợp Tuần thứ 7 - Lớp 3 năm 2010

Giáo án tổng hợp Tuần thứ 7 - Lớp 3 năm 2010

*. Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn . Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng .( trả lời được các CH trong SGK).

 *. Kể chuyện:

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện .

II. đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần thứ 7 - Lớp 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7 :
Ngày soạn: 8/10/2010.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010.
Giáo dục tập thể :
 chào cờ đầu tuần 
 TRưởng khu soạn
 Tập đọc – Kể chuyện :
	 Trận bóng dưới lòng đường 
I. Mục đích yêu cầu: 
 *. Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn . Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng .( trả lời được các CH trong SGK).
 *. Kể chuyện:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện .
II. đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học :
 Tập đọc :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng 1 đoạn của bài : Nhớ lại buổi đầu đi học ( 3 HS ) trả lời câu hỏi với ND đoạn vừa đọc .
-> GV nhận xét ghi điểm .
3. Bài mới: 
a. GTB : ghi đầu bài lên bảng 
b. Luyện đọc :
-. GV đọc toàn bài 
- GV HD cách đọc 
- HS chú ý nghe 
-. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu 
- HS nối tiép nhau đọc từng câu trong bài 
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS giải nghĩa từ mới 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3 
- 1 vài nhóm thi đọc 
-> GV nhận xét . 
- Lớp bình xét 
+ Đọc đồng thanh 
- Lớp đọc đồng thanh bài 1 lần 
c. Tìm hiểu bài :
- Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ? 
- Chơi bóng dưới lòng đường 
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? 
- Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy 
- Chuyệngười gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? 
- Quang sút bóng vào đầu 1 cụ già 
- Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn sảy ra ? 
- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy 
- Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận khi mình gây ra tai nạn ? 
- Quang sợ tái cả người, Quang thấy chiếc lưng còng của ông cụ giống ông nội mình thế 
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
- HS nêutheo ý hiểu 
* GV chốt lại : Các em không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tại nạn
- HS chú ý nghe 
d. Luyện đọc lại :
- GV HD HS đọc lại đoạn 3 
-1 HS đọc lại 
-1 vài HS thi đọc diễn cảm đoạn 3 
- 1 vài tốp HS phân vai thi đọc toàn truyện 
-> GV nhận xét ghi điểm 
-> Lớp nhận xét bình chọn 
Kể chuyện:
1. GV nêu nhiệm vụ : Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn của câu chuyện .
2.GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập 
- Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai ? 
- Người dẫn chuyện 
- Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhận vật nào ? 
- Kể đoạn 1: Theo lời Quang, Vũ, Long bác lái xe máy 
- Đoạn 2 : theo lời Quang, Vũ, Long , cụ già, bác đứng tuổi .
- Đoạn 3 : Theo lời Quang, ông cụ , bác đừng tuổi, bác xích lô.
- GV nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập " Nhập vai " 
- GV gọi HS kể mẫu 
- 1 HS kể mẫu đoạn 1 
- Cae lớp nghe 
- GV nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể 
- GV mời từng cặp kể 
- Từng cặp HS kể 
-3- 4 HS thi kể 
- > Lớp bình chọn người kể hay nhất 
-> GV nhận xét tuyên dương 
 4. Củng cố dặn dò: 
- Em có nhận xét gì về nhân vật Quang ? 
- HS nêu 
- GV nhắc HS lời khuyên của câu chuyện 
- GV nhận xét tiết học 
Toán :Tiết 31
	 Bảng nhân 7 
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu thuộc bảng nhân 7 .
- Vận dụng phép nhân trong giải toán .
II. Đồ dùng dạy học:
- 10 tấm bài, mỗi tấm bìa có gắn 7 hình tròn .
- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 7 ( không ghi kết quả ) 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 	- 2 HS lên bảng làm bài tập 1 VBT ( trang 30 ) 
	 -> GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
a. hoạt động 1: Thành lập bảng nhân 7 
* HS lập và nhớ được bảng nhân 7 
- GV gắn tấm bìa 7 hình tròn lên bảng hỏi : Có mấy hình tròn ? 
- Có 7 hình tròn 
- Hình tròn được lấy mấy lần ? 
- 7 được lấy 1 lần 
-> 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép tính nhận 7 x 1 -> GV ghi bảng phép nhân này 
- Vài HS đọc 7 x 1 = 7 
- GV gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng 
- HS quan sát 
+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 hình tròn . Vậy 7 tấm bìa được lấy mấy lần ? 
- 7 hình tròn được lấy 2 lần 
-Vậy 7 được lấy mấy lần ? 
- 7 được lấy 2 lần 
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần ? 
- Đó là phép tính 7 x 2 
- 7 nhân 2 bằng mấy ? 
- 7 nhân 2 bằng 14 
- Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14 ?
-> Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14
- GV viết lên bảng phép nhân 7 x 2 = 14 
- Vài HS đọc 
- GV HD phân tích phép tính 7 x 3 tương tự như trên 
+ Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 7 x 4 = ? 
- HS nêu : 7 x 4 = 7 + 7+ 7+ 7 = 28 
 7 x 4 = 21 + 7 vì ( 7 x 4 ) = 7 x 3 + 7 
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân còn lại 
- 6 HS lần lượt nêu 
+ GV chỉ bảng nói : đây là bảng nhân 7 
- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 vừa lập được 
- Lớp đọc 2 – 3 lần 
- HS tự học thuộc bảng nhân 7 
- GV xoá dần bảng nhân cho HS đọc thuộc lòng 
- HS đọc thuộc lòng 
- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng 
- HS thi đọc thuộc lòng 
b. Hoạt động 2 : Thực hành 
 Bài 1 : Củng cố cho HS bảng nhân 7 .
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi chuyền điện 
- HS làm vào SGK – 2 HS lên bảng làm 
- HS chơi trò chơi -> nêu kết quả 
7 x 3 = 21 7 x 8 = 56 7 x 2 = 14 
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 10 = 70
7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63
-> GV nhận xét sửa sai cho HS 
 Bài 2 : Củng cố về tuần lễ có liên quan đến bảng nhân 7 .
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu 
- GV HD HS làm bài vào vở 
- HS phân tích bài toán -> giải vào vở 
 Bài giải :
 4 tuần lễ có số ngày là :
 7 x 4 = 28 (ngày ) 
 Đáp số : 28 ngày 
-> GV nhận xét sửa sai cho HS 
 Bài 3 : Củng cố cho HS về cách đếm thêm 7. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS đếm thêm 7 -> nêu miệng 
- HS làm vào Sgk -> đọc bài 
- Vài HS đọc bài làm 
-> GV nhận xét ghi điểm 
KQ: 28,35,49,56,70.
4. Củng cố dặn dò :
- đọc lại bnảg nhân 7 ? 
- 1 HS 
- Về nhà dọc bài chuân bị bài sau 
* Đánh giá tiết học 
Ngày soạn: 9/10/2010.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010.
 Chính tả : ( tập chép )
	 Trận bóng dưới lòng đường 
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép và trình bày đúng bài CT .
- Làm đúng BT(2) a/b. 
- Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng . ( BT3)
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết sẵn bài tập chép .
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS viết bảng , cả lớp viết vào nháp các từ sau : ngoằn ngoè , nhà nghèo, xào rau, sóng biển 
 -> GV nhận xét 
3. Bài mới: 
a. GTB : ghi đầu bài 
b. HD HS tập chép .
 + HD chuẩn bị .
- GV đọc đoạn chép trên bảng 
- HS chú ý nghe -> 2 HS đọc lại 
- GV HD HS nhận xét 
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa ? 
- Các chữ đầu câu, đầu đoạn 
+ Lời các nhân vật được đặt sau các dấu gì ? 
- Dấu 2 chấm, xuống dòng, ghạch đầu dòng .
* Luyện viết tiếng khó 
+ GV đọc : xích lô, quá quắt, lưng còng
-HS luyện viết vào bảng con 
 + Viết bài : 
- HS nhìn bảng chép bài vào vở 
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS 
c. Chấm chữa bài : 
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở dùng bút chì soát lỗi 
- GV chữa lỗi 
- GV thu bài chấm điểm 
-> Nhận xét bài viết 
 d. HD làm bài tập : 
 Bài tập 2 a : 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 
- HS đọc thầm bài tập xem tranh minh hoạ và gợi ý -> làm vào nháp 
-> GV nhận xét , chốt laị lời giải đúng 
- HS nêu miệng bài làm -> lớp nhận xét 
VD : tròn, chẳng, trâu 
 Bài tập 3 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 
- Lớp làm vào nháp 
- 1 tốp nối tiếp nhau lên bảng làm bài 
-> Lớp nhẫnét 
- GV gọi HS đọc bài 
- 3- 4 HS đ
ứng đọc 11 chữ ghi trên bảng 
- HS học thuộc lòng 11 chữ 
-> GV nhận xét 
-> cả lớp chữa bài 
4. Củng cố dặn dò : 
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học 
 Tập đọc :
	 Bận 
I. Mục đích yêu cầu : 
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.
- Hiểu ND : Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời .(trả lời được CH 1,2,3; thuộc được một câu thơ trong bài)
II . Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGk. 
III . Các hoạy động dạy học.
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ. 2 HS đọc lại tryuện lừa và ngựa và nói đến câu chuyện muốn khuyên các em .
3. bài mới .
a . Giới thiệu bài .
b. Luyện đọc .
+ GV đọc diễn cảm bài thơ 
- HS chú ý nghe 
- GV hướng dẫn cách đọc 
+ HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng dòng thơ
- Mỗi HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- HS nối tiếp đọc 
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3 
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ 
c. Tìm hiểu bài . 
+ Đọc thầm khổ 1+2 
- Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận
Những việc gì ? 
- Trời thu, bận xanh, xe bận chạy , mẹ bận hát ru, bà bận thổi nấu .
- Bé bận những việc gì ? 
- Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi 
* GV nói : Bé bú mẹ, ngủ ngoan, tập khóc
 Cười  cũng là em đang bận rộn với công việc của mình 
- HS chú ý nghe 
+ 1 HS đọc đoạn 3 
- Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui 
- HS nêu theo ý hiểu 
VD : vì những việc có ích luôn mang lại niềm vui 
- Em có bận không ? Em thường bận rộn 
Với những công việc gì ? Em có bận rộn 
- HS tự liên hệ 
Mà vui không ? 
d. Học thuộc lòng bài thơ .
- GV đọc diễn cảm bài thơ .
- HS chú ý nghe 
-1 HS đọc lại 
- GV HD HS đọc thuộc lòng từng khổ, 
- HS đọc theo dãy, nhóm, cá nhân 
Cả bài 
- HS thi đọc thuộc từng khổ, bài
-> lớp nhận xét bình chọn 
-> Gv nhận xét ghi điểm 
4. Củng cố dặn dò .
- Nêu lại nội dung bài 
- 1 HS nêu 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
 Toán :Tiết 32
	 	 Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán 
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể .
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 	 - Đọc bảng nhân 7 ( 2 HS ) 
	 - > GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
a GTB : ghi đầu bài 
b. Hoạt động 1 : Bài tập 
 Bài 1 : Củng cố bảng nhân 7 . 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài và cách làm 
- HS nêu yêu cầu và cách làm 
- HS làm nhẩm , nêu miệng kết q ...  bảng chia 7 .
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7)
II. Đồ dùng dạy học :
- Các tấm bìa, mỗi tấm bài có 7 chấm tròn 	
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 	- Đọc bảng nhân 7 ( 2 HS ) 
	- GV nhận xét 
3. Bài mới :
 Hoạt động : HD HS lập bảng chia 7 
Yêu cầu lập và nhớ được bảng chia 7 
- GV cho HS lấy 1 tấm bìa ( có 7 chấm tròn ) 
- HS lấy 1 tấm bìa 
+ 7 lấy 1 lần bằng mấy ?
- 7 lấy 1 lần bằng 7 
- GV viết bảng : 7 x 1 = 7 
- GV chỉ vào tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi : 
+ Lấy 7 chấm tròn chia thành các nhóm 
Mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ? 
- Thì được 1 nhóm 
- GV viét bảng : 7 : 7 = 1 
- GV chỉ vào phép nhân và phép chia ở trên 
- HS đọc 
- GV cho HS lấy 2 tấm bìa ( mỗi tấm có 7 chấm tròn )
- HS lấy 2 tấm bìa 
+ 7 Lấy 2 lần bằng mấy ? 
- 7 lấy 2 lần bằng 14 
- GV viết bảng : 7 x 2 = 14 
- Gv chỉ vào 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 
Chấm tròn và hỏi : Lấy 14 chấm tròn chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ?
- Được 2 nhóm 
- GV viết lên bảng : 14 : 7 = 2 
- GV chỉ vào phép nhân và phép chia 
- HS đọc 
* Làm tương tự đối với 7 X 3 = 21 Và 
21 : 7 = 3 
- GV HD HS tương tự các phép chia còn lại 
- GV cho HS đọc lại bảng chia 7 
- HS luyện đọc lại theo nhóm, dãy bàn, cá nhân 
- GV gọi HS luyện đọc bảng chia 7 
- 1 vìa Hs đọc thuộc bảng chia 7 
 Hoạt động 2 : thực hành 
a. Bài 1 : Củng cố về bảng chia 7 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu BT1 
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả 
- HS làm nhẩm -> nêu miệng kết quả 
 28 : 7 = 7 70 : 7 = 10 
 14 : 7 = 2 56 : 7 = 8 
 49 : 7 = 7 35 : 7 = 5 ..
-> cả lớp nhận xét 
-> GV nhận xét 
b. Bài 2 : Củng cố về mối quan hệ giữa nhân với chia .
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu Bài tập 
- GV yêu cầu HS tính nhẩm -> nêu kết quả 
- HS tính nhẩm nêu miêng kết quả 
 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 
 35 : 7 = 5 42 : 6 = 7 
 35 : 5 = 7 42 : 7 = 6 
- Gv hỏi : 
+ Làm thế nào nhẩm nhanh được các phép tính chia ?
- Lấy tích chia chi 1 thừa số, được thừa số kia 
- cả lớp nhận xét 
-> Gv nhận xét ghi điểm 
Bài tập 3 : 
- HS nêu yêu cầu BT 
- Gv gọi HS nêu yêu cầu 
- HS phân tích giải vào vở 
- GV HD HS phân tích giải 
 Bài giải :
 Mỗi hàng có số HS là :
 56 : 7 = 8 ( HS ) 
 Đáp số : 8 HS 
-> GV nhận xét sửa sai cho HS 
* Bài 4 : - GV gọi HS nêu yêu cầu BT 
 - HS nêu yêu cầu BT 
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở 
 - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm 
-> lớp nhận xét 
Bài giải :
 Xếp được số hàng là :
 56 : 7 = 8 ( hàng ) 
-> GV sửa sai cho HS 
 Đáp số : 8 hàng 
4. Củng cố dặn dò : 
- Đọc lại bảng chia 7 
- 1 HS 
- Về nhà đọc lại bài chuẩn bị bài sau 
* Đánh giái tiết học 
 Tự nhiên xã hội :Tiết 14
	 	 Hoạt động thần kinh (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của mọi người.
* Tiến hành 
- Bước 1: Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát H1 (30)
+ GV yêu cầu HS dựa vào cách phân tích ở tiết trước để trả lời.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu hỏi của GV
- Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam có phản ứng như thế nào?
- Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu?.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Lớp nhận xét, bổ xung.
- GV gọi HS rút ra kết luận?
- HS rút ra kết luận 
- Nhiều học sinh nhắc lại.
* Kết luận: GV nhắc lại kết luận (SGV)
Hoạt động2: Thảo luận
* Mục tiêu:
Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp moiu hoạt động của cơ thể.
* Tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân 
- HS đọc ví dụ về hoạt động H2 (31)
- HS lấy VD thực tế và phân tích.
Bước 2: Làm việc theo cặp 
- 1 số HS trình bày trước lớp VD để chứng tỏ vai trò não trong việc điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
+ Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
- Não 
- Vai trò của não trong hoạt động TK là gì?
- HS nêu
* Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta ghi nhớ.
- GV cho HS chơi trò chơi: Thử trí nhớ.
4: Củng cố – dặn dò:
- Nêu lại ND bài?
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
 Thể dục :Tiết 14
 Trò chơi : Đứng ngồi theo hiệu lệnh 
( GV bộ môn soạn giảng)
 Giáo dục tập thể
 Sinh hoạt lớp cuối tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
 1. ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a. Ưu điểm:
	- Đi học đúng giờ.
	- Sách vở đầy đủ, sạch sẽ.
	- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
	- Đa số các em ngoan, lễ phép.
	- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	- ý thức học tập tốt, chăm học.
 b. Nhược điểm:
- Hay nghỉ học không lý do: Chiến, 
	- ý thức học tập chưa tốt điển hình như em : Chiến.
	- Còn lười học: Hiền, Linh, Niên
3. Đánh giá kết quả học tập :
	- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS.
	- Kết quả học tập theo chủ điểm đạt kết quả tốt.	
4. Phương hướng: 
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có.
- Chấm dứt việc nghỉ học không có lí do.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
5. Văn nghệ:
 Hát về chủ điểm ngày thành lập phụ nữ VN 
 Đồng thanh, cá nhân.
 Hát + biểu diễn.
GV nhận xét chung 
 An toàn giao thông
 Bài 2: giao thông đường sắt
I.Mục tiêu:
	- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những quy định đảm bảo an toàn GTĐS.
	- Biết thực hiện các quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ ( có rào chắn và jhông có rào chắn).
	- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên dường sắt, không ném đất đá hay vật cứng lên tàu.
II. Nội dung an toàn giao thông:
Đặc điểm đường sắt: đường rành riêng cho tàu hoả.
Quy định về ATGT nơi đường sắt cắt ngang đường bộ.
III. Chuẩn bị:
Biỉen báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có rào chắn và không có rào chắn.
Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga tàu hoả.
Bản đồ tuyến đường sắt VN (ĐSVN)
Phiếu học tập.
IV. Các hoạt động chính:
 Hoạt động1: Đặc điểm của giao thông đường sắt.
a.Mục tiêu: Biết được đặc điểm của GTĐS và hệ thống GTĐS
b.Cách tiến hành:
 - Để vận chuyển người và hàng hoá, ngoài phương tiện ô tô, xe máy em còn biết có loại phương tiện nào ?
 - Tàu hoả đi trên loại đường NTN ?
 - Em hiểu thế nào là đường sắt ?
 - Em nào đã được đi tàu hoả, hãy nói sự khác biệt giữa tàu hoả và ô tô ?
 - GV dùng tranh ảnh đường sắt, nhà ga, tàu hoả để GT.
 - Vì sao tàu hoả phải có đường riêng ?
 - Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hoả có thể dừng ngay được không ?Ví sao ?
- Tàu hoả
- Đường sắt
- Đường dành riêng cho tàu hoả có hai thanh sắt nối dài còn gọi là đường day.
- Tàu hoả gồm có đầu máy và các toa chở hàng, toa chở khách, tàu hoả chở được nhiều người và hàng hoá.
- Gồm có đầu tàu, kéo theo nhiều toa tàu, thành đoàn dài, chở nặng, chạy nhanh, các phương tiện GT khác phải nhường đường cho tàu đi qua.
- Không dừng ngay được vì tàu rất dài, chở nặng, chạy nhanh nên khi dừng phải thời gian để tàu đi chậm dần rồi mới dừng được.
được. 
 Hoạt động 2 : Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta.
a.Mục tiêu: - Biết nước ta có đường sắt qua những đâu.
 - Tiện lợi của GT đường sắt
b. Cách tiến hành:
 - Em nào biết nước ta có đường sắt đi tới những đâu, từ Hà Nội đi được những tỉnh nào ?
 Dùng bản đồ GT 6 tuyến đường sắt chủ yếu của nước ta từ HN đi các tỉnh.
 + Hà Nội – Hải Phòng
 +Hà Nội - TP Hồ Chí Minh( Thống nhất)
 +Hà Nội – Lào Cai
 +Hà Nội - Lạng Sơn
 +Hà Nội – Thái Nguyên
 + Kép – Hạ Long
- HS trả lời.
- Đường sắt là PTGT thuận tiện vì:
	- Chở được nhiều người và hàng hoá.
	- Người đi tàu không mệt vì có thể đi lại trên tàu. Đi đường dài có thể ngủ qua đêm trên tàu.
	- Đường sắt ở nước ta đi qua nhiều thành phố, thị trấn, làng xã nơi đông dân cư , cắt ngang qua nhiều đoạn đường GTĐB(nhiều nơi không có rào chắn) nên dễ sẩy ra tai nạn cho người đi trên đường bộ nếu không có ý thớc chấp hành những quy định ATGT.
 Hoạt động 3: Những quy định đi trên dường bộ có đường sắt cắt ngang.
Mục tiêu: 
Nắm chác quy định khi trên đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang đường bộ trường hợp có rào chắn và không có rào chắn.
Biết được những nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi trên đương sắt. Thực hiện nghiêm chỉnh không chơi đùa trên đường sắt. không ném đất đá lên tàu.
b. Cách tiến hành:
- Các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? ở dâu ?
- Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không ?
- Khi đi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ em cần phải tránh ntn ?
- GT biển báo hiêu GTĐB số 211,210 nơi có tàu hoả đi qua có rào chắn và không có ràô chấn.
- Khi tàu chạy qua nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào ?
- HS trả lời
- Nêu có rào chắn cần đứng xa rào chắn 1m nếu không có rào chắn phải đứng cách đường day ngoài cùng ít nhất là 5m
- 2 HS nêu lại những tai nan có thể sẩy ra trên đường sắt.( do họp chợ, ngồi chơi trên đường sắt, đứng quá gần đường sắt, cố chạy qua đường sắt lúc tầu hoả đi qua.
- Nêu VD về người đi trên tàu bị thương vong do ném đất đá lên tàu.
* Kết luận: Không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt,.Không ném đá, đất vào đoàn tàu gây tai nạn cho người trên tàu.
 Hoạt động 4: Luyện tập.
Mục tiêu: Củng cố nhận thức về đường sắt và đẩm bảo an toàn GTĐS
Cách tiến hành:
Phát phiếu học tập cho HS yêu cầu ghi chữ Đ
(đúng) hoặc S (sai) vào ô trống.
 - Mẫu phiếu như sau:
1. Đường sắt là đường dùng chung cho các PTGT
2. Đường sắt là đường rành riêng cho tàu hoả.
3. Khi gặp tàu hoả chạy qua, em cần đứng cách xa đường tàu 5m.
4. Em có ngồi chơi hoặc đi bộ trên đường sắt.
5. Khi tàu đã đén và rào chắn đã đóng, em lách qua rào chắn để sanh bên kia đường tàu.
6. Khi tàu chạy qua đường nơi không có rào chắn, em có thể đứng sát đường tàu để xem.
Gọi HS nêu kết quả và phân tích lí do em vừa chọn.
 V. Củng cố dặn dò:
	- Nhắc lại ND bài.
	- Nhận xét giờ học - HDVN

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc