Giáo án tổng hợp Tuần thứ 9 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần thứ 9 - Lớp 3 năm 2011

- TĐ: Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (trả lời được các câu hỏi 1,2 ,3 ,4)

- KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- Yêu thích học Tiếng Việt.

 II. Chuẩn bị:

- GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

- HS: Ôn lại bài.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Khởi động: (1’)

 

docx 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần thứ 9 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học Môn Tập đọc – kể chuyện Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 10 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy GIỌNG QUÊ HƯƠNG Tiết: 17
I. Mục tiêu: 
TĐ: Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (trả lời được các câu hỏi 1,2 ,3 ,4)
KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
Yêu thích học Tiếng Việt.
 II. Chuẩn bị:
GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS: Ôn lại bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Khởi động: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (4’) Tiếng ru
Bài mới:
Giới thiệu bài: Tranh minh họa bài: Giọng quê hương (2’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
11’
10’
17’
Hoạt động 1: luyện đọc 
+ Mục tiêu: Đọc đúng , rành mạch 
+ Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu toàn bài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu, đoạn kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS đọc đồng thanh theo tổ, cả lớp
Hoạt động 2: Đọc hiểu 
+ Mục tiêu: Đọc hiểu và biết trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Cách tiến hành:
- GV cho học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi: 1, 2, 3, 4 trong SGK. 
- Gọi HS trả lời được câu 5 trong SGK.
- Nhận xét.
+ Câu chuyện này nói lên điều gì? (dùng kĩ thuật khăn trải bàn)
- GV nêu ý chính
Hoạt động 3: luyện đọc lại 
+Mục tiêu: Bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. 
+ Cách tiến hành
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và 3
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Giáo viên cho HS đọc theo nhóm.
- Giáo viên cho thi đọc phân vai.
- Nhận xét.
Hoạt động 4: kể chuyện theo tranh. 
+ Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
+ Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát 3 tranh trong SGK 
- Gọi HS nêu nội dung từng tranh
- GV cho HS tập kể đoạn chuyện mà em yêu thích theo tranh minh họa.
- Gọi HS kể tồn bộ câu chuyện.
Nhận xét.
HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu, đoạn v giải nghĩa từ
- HS đọc
HS đọc thầm.
HS trả lời
Lớp nhận xét
- HS thảo luận nhóm 4
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc theo nhóm
- HS thi đọc
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS nêu
- HS kể
- HS kể
- HS lắng nghe
Củng cố: ( 2’ )
Hỏi tựa bài
Nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện?
GDTT: Giọng quê hương rất có ý nghĩa đối với mỗi người: gợi nhớ đến quê hương, đến những người thân, đến những kỉ niệm thân thiết. Dù có đi đâu chúng ta cũng nhớ về quê hương là nơi chơn nhau cắt rốn của mình.
GV nhận xét
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 10 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG (Tr.41) Tiết: 41
I. Mục tiêu:
Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. Biết dùng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông theo mẫu.
Biết đọc đỉnh và các cạnh góc vuông và góc không vuông.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Ê-ke 
HS: Ê- ke
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Luyện tập (3’)
Gọi học sinh lên bảng sửa bài 3. 4.
Nhận xét ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
20’
Hoạt động 1: Giới thiệu góc 
+ Mục tiêu: Giúp HS làm quen với góc.
+ Cách tiến hành:
Làm quen với góc.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ nhất.
Hai kim trong các mặt đồng hồ trên có chung một điểm góc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc.
- Y/c HS quan sát đồng hồ thứ hai, thứ ba.
- Sau đó vẽ các góc gần như các góc tạo bởi hai kim đồng hồ.
-Theo em mỗi hình vẽ trên được coi là một góc không? 
- KL: Góc có 2 cạnh xuất phát từ 1 điểm
- Hướng dẫn đọc tên các góc và tên cạnh của góc
Giới thiệu góc vuông và góc không vuông 
- Vẽ lên bảng góc AOB và giới thiệu: Đây là góc vuông.
- Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, các cạnh tạo thành của góc vuông AOB.
- Tiếp theo vẽ hai góc MPN; CED và giới thiệu Góc MPN; CED là góc không vuông 
- Yêu cầu HS nêu tên các đỉnh các cạnh của từng góc.
Giới thiệu ê-ke.
- Cho HS cả lớp quan sát ê-ke loại to và giới thiệu cạnh và góc vuông của Ê- ke
Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết góc vuông , góc không vuông, tên đỉnh và cạnh của góc
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Dùng ê-ke nhận biết góc vuông:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
a) - Cho HS dùng Ê- ke để kiểm tra góc vuông.
b) - Hướng dẫn cách vẽ góc thứ nhất 
- Yêu cầu HS thực hành vẽ góc thứ 2
Bài 2: Nêu tên đỉnh góc vuông và góc không vuông
- Mời HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- Cho HS học nhóm đôi
- Gọi HS trả lời miệng
. Bài 3: Góc nào vuông, góc nào không vuông?
- Yc HS dùng ê-ke kiểm tra góc vuông, góc không vuông rồi đánh dấu vào hình trong SGK
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Cho HS nêu cách làm
- Yêu cầu HS khoanh vào trong SGK
- Gọi HS trả lời miệng
- Quan sát đồng hồ thứ nhất 
- Quan sát đồng thứ hai.
- Trình bày theo hiểu biết cá nhân 
- Đọc theo HD của GV
- Lắng nghe
- 1HS đọc tên các góc. Nhận xét bổ sung.
- 1HS nêu
- Quan sát, theo dõi
- Quan sát, theo dõi
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Thực hành kiểm tra các góc 
- Quan sát cách vẽ
- Thực hành vẽ
- 1 HS đọc YC bài
- 2 HS nêu
- Học nhóm đôi
- Lần lượt trả lời
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- 2 HS lên bảng làm bài
- 2 HS nêu
- Làm bài vào SGK
- Trả lời
Củng cố: (3’) Trò chơi “Ai nhanh hơn”
	- GVphổ biến luật chơi: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số góc vuông trong hình bên là: 
	A.1 	B. 2 	C. 3 	D. 4 
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Dặn dò.
Nhận xét tiết học. 
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Chính tả Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 11 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy NGHE – VIẾT: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT Tiết: 17
I. Mục tiêu:
Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay. Làm được bài tập 3 a/b
Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II. Chuẩn bị: 
GV: bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT2, 3
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (4’)
GV gọi 3 HS lên bảng viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r bằng d, gi
GV nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết 
+ Mục tiêu: nghe - viết đúng bài chính tả
+ Cách tiến hành
 - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi HS đọc lại bài.
GV hỏi :
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Những chữ nào trong bài văn viết hoa?
+ Bài văn có mấy câu?
+ Nội dung đoạn chính tả nói gì?
+ Trên đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, vậy các em cần làm gì để giữ gìn môi trường đó?
Giáo dục BVMT: HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
Hướng dẫn HS viết những từ dễ sai: ruột thịt, biết bao, quả ngọt, ngủ, 
Đọc cho học sinh viết:
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
Cho HS đổi vở, dò lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành luyện tập
+ Mục tiêu: Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay. Làm được bài tập 3 a/b
+ Cách tiến hành
Bài tập 2: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
- GV chia nhóm cho HS thảo luận nhóm (dùng kĩ thuật khăn trải bàn)
- Gọi 2 nhóm làm nhanh nhất lên trình bài 
- GV nhận xét.
Bài tập 3: 
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV cho HS thi, viết đúng và nhanh, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
- GV nhận xét.
HS nghe 
2 – 3 HS đọc
- HS trả lời. Lớp nhận xét
HS viết vào bảng con
- Cá nhân
- HS viết bài vào vở
- HS trao đổi vở dò lỗi
- HS đọc
- HS thảo luận
- 2 nhóm lên trình bày. Bạn nhận xét
- HS đọc
- HS viết vở
- HS thi đua. Lớp nhận xét
- Cá nhân
Củng cố: (3’)
Hỏi tựa bài
Thi đua viết từ: Hí hoáy
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 11 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE 
Tiết: 42
I. Mục tiêu:
Biết sử dụng êke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông. Vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
HGK - G: Vẽ được góc vuông trong nhiều trường hợp.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Ê-ke, bảng phụ.
HS: Giấy bìa, Ê-ke
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (3’)
Góc vuông, góc không vuông.
Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 3.
Nhận xét ghi điểm.
Bài mới: (1’)
Giới thiệu bài. (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
16’
Hoạt động 1: Thực hành
+ Mục tiêu: Giúp HS biết dùng ê ke để vẽ góc vuông và để kiểm tra góc vuông.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Dùng êke vẽ góc vuông.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hướng dẫn vẽ mẫu 1 góc.
- Cho HS vẽ các góc còn lại.
- Mời 2 HS lên bảng vẽ.
Bài 2: Dùng ê ke kiểm tra góc vuông
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK
- Mời 2 HS lên bảng thực hành
Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết ghép được chữ có góc vuông.
+ Cách tiến hành:
Bài 3: Ghép hình:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi đại diện 2 nhóm lên thi đua
A: 1 và 4
B: 2 và 3
Bài 4: Thực hành gấp mảnh giấy để được góc vuông
- Yc HS lấy tờ giấy nháp ra thực hành theo hình mẫu
- Gọi HS lên bảng thực hiện 
- 1HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi
- HS vẽ các góc còn lại.
- 2 HS lên vẽ
- 1HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào SGK
- Lên bảng kiểm tra góc vuông
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học nhóm đôi
- 2 HS thi đua làm nhanh
- Lấy giấy nháp ra thực hành
- 1 HS lên bảng
Củng cố: (1’)
Cho 2 HS thi vẽ góc vuông
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Chuẩn bị: Đê- ca-mét; Héc-tô-mét.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 
 ... ?
Kể về người hàng xóm:
+ Người đó tên gì, bao nhiêu tuổi?
+ Người đó làm nghề gì?
+ Tình cảm gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
+ Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
III. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Phụ đạo Toán Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 13 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
Ôn tập các đơn vị đo độ dài (cộng, trừ đơn vị đo độ dài; chuyển đổi, so sánh hai đơn vị đo độ dài)
II. Nội dung:
Bài 1: Tính
50dm 	+ 4dm	 	= 
70cm 	+ 26cm 	= 
75dam+ 5dam 	=
40dam – 20dam	=
235m 	– 56m	= 
165mm – 23 mm	=
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
5m 4dm =	dm
7m 26cm =	cm
Bài 3: Điền dấu = thích hợp vào các dấu chấm
 5m 30cm	530cm
 7m 4cm	740cm
III. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Tập làm văn Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 14 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌA THƯ Tiết: 9
I. Mục tiêu: 
Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để hỏi thăm, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK).
Biết cách ghi phong bì thư.
HS thích viết thư.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư, một bì thư.
HS: Vở bài tập, Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy HS, 1 phong bì thư
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: (1’)
Kiểm tra bài cũ: Kể về người hàng xóm (4’)
Giáo viên trả bài và nhận xét về bài văn “Kể về một người hàng xóm” mà em yêu quý 
Nhận xét 
Bài mới: (1’)
Giới thiệu bài: Tập viết thư và phong bì thư 
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
17’
8’
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết thư
+ Mục tiêu: Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để hỏi thăm, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK).
 + Cách tiến hành
 - Yêu cầu HS đọc đề bài 1.
Gọi HS đọc gợi ý trên bảng
+ Em sẽ viết thư gửi cho ai?
+ Dòng đầu thư em viết thế nào?
+ Em viết lời xưng hô với người nhận thư thế nào cho tình cảm, lịch sự thể hiện sự kính trọng?
+ Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư, em sẽ viết những gì?
+ Em sẽ thông báo gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân?
+ Ở phần cuối thư, em muốn chúc người thân của mình những gì?
+ Em có hứa với người thân điều gì không?
+ Kết thúc lá thư, em viết những gì?
Gọi HS trả lời các câu hỏi gợi ý.
GV nhắc nhở HS chú ý trước khi viết thư :
+ Trình bày thư đúng thể thức (rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào )
+ Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư (kính trọng người trên, thân ái với bạn bè)
Yêu cầu HS cả lớp viết thư
GV gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS
Hoạt động 2: Viết phong bì thư 
+ Mục tiêu: Biết cách ghi phong bì thư.
 + Cách tiến hành
-Yêu cầu HS đọc phong bì thư được minh họa trong SGK.
- Hỏi:
+ Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì?
+ Góc bên phải, phía dưới của phong bì ghi những gì?
+ Cần ghi địa chỉ của người nhận thế nào để thư đến tay người nhận?
+ Chúng ta dán tem ở đâu?
Yêu cầu HS viết bì thư.
GV cho HS đọc bài làm của mình
Giáo viên nhận xét 
- 3 HS đọc
- HS trả lời 
- HS lắng nghe
- HS viết thư
- 2, 3 HS đọc bài 
- HS đọc
- HS trả lời. Lớp nhận xét
- Học sinh viết 
- 1, 2 HS đọc. 
Củng cố: (3’)
Hỏi tựa bài
Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính trong một bức thư 
Giáo viên cho lớp nhận xét, tuyên dương.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: thi giữa HKI
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Tập viết Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 14 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ÔN CHỮ HOA: G (tt) Tiết: 9
I. Mục tiêu: 
Viết đúng chữ viết hoa G (1 dòng Gi), Ơ, T (1 dòng). 
Viết đúng tên riêng: Ông Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng: Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II. Chuẩn bị: 
GV: chữ mẫu G, Ô, T, tên riêng: Ông Gióng và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS: Vở tập viết, bảng con, phấn
III. Các hoạt động: 
Khởi động: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài trước.
Cho HS viết vào bảng con: Gò Công, G
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con 
+ Mục tiêu: Giúp học sinh viết chữ viết hoa G, viết tên riêng, câu ứng dụng
+ Cách tiến hành:
Luyện viết chữ hoa
Yêu cầu HS tìm và nêu các chữ hoa có trong bài
GV cho HS quan sát G, Ơ, T và nhận xét.
+ Chữ G hoa gồm những nét nào?
GV lần lượt viết mẫu kết hợp nêu cách viết
GV cho HS viết vào bảng con 
GV nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng (tên riêng)
GV cho HS đọc : Ông Gióng
GV: theo truyền thuyết, Ông Gióng quê ở làng Gióng là người sống vào thời vua Hùng, đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm.
GV treo bảng phụ viết tên riêng cho HS quan sát 
+ Những chữ nào viết hai li rưỡi?
+ Chữ nào viết một li?
+ Chữ nào viết 4 li?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ 
GV cho HS viết vào bảng con
GV nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV cho HS đọc câu ứng dụng.
Yêu cầu HS nêu cách hiểu của mình về câu ca dao.
GV: câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta 
Cho học sinh quan sát câu tục ngữ 
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa?
GV cho HS viết bảng con: G, Gi, T; tiếng Gióng, Tiếng
GV nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
+ Mục tiêu: Viết đúng chữ viết hoa G, Ơ, T. Viết đúng tên riêng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu :
+ Viết chữ Gi: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ Ô, T: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Ơng Gióng: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ: 1 lần
- Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
- Cho HS viết vào vở. 
- Chấm, chữa bài 
- GV thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
- GV nhận xét 
- HS tìm và trả lời
- Quan sát và nhận xét. HS trả lời 
- HS theo dõi
 - HS viết bảng con 
HS nghe
HS quan sát và trả lời
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- Cá nhân 
- HS nêu.
- HS nghe.
HS quan sát và nhận xét.
- HS viết bảng con
- HS nghe.
- HS nhắc
- HS viết vào vở
HS nghe.
Củng cố: (3’)
Hỏi tựa bài
Thi đua: Viết Ông Gióng 
Giáo viên cho lớp nhận xét, tuyên dương.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: thi giữa HKI
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 14 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LUYỆN TẬP (Tr.46) Tiết: 45
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo. Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo sang số đo độ dài có một đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia). Thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
HSK - G: đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành thạo.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ
HS: bảng con.
III. Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bảng đơn vị đo độ dài. (3’)
Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 3, 4.
Một HS nhắc lại cách tìm số chia.
Bài mới:
Giới thiệu bài (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7’
10’
10’
Hoạt động 1: Làm bài 1. 
+ Mục tiêu: Giúp HS làm quen với số có hai đơn vị đo.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
Phần a:
- Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1m9cm và yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng này bằng thước mét.
- Yêu cầu HS đọc
Phần b:
- Hướng dẫn mẫu như SGK
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.
- Gọi 5 HS lên bảng sửa bài
Hoạt động 2: Làm bài 2.
+ Mục tiêu: Giúp cho HS biết cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài một cách chính xác.
+ Cách tiến hành:
. Bài 2: Tính:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
- Chốt lại.
Hoạt động 3: Làm bài 3.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết so sánh các số đo độ dài.
+ Cách tiến hành:
. Bài 3: > < =?
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp thành 2 nhóm. Cho các nhóm thi làm bài tiếp sức
Yêu cầu: Trong thời gian 4 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- KL:
6m3cm 5m.
6m3cm > 6m 5m6cm < 6m.
6m3cm = 603cm 5m6dm = 506cm
6m3cm < 630cm 5m6cm < 560cm.
- Nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
- 1HS đọc yêu cầu 
- Theo dõi
- HS đọc 
- Theo dõi
- Cả lớp làm vào vở. 
- 5 HS lên bảng sửa bài.
- 1HS đọc yêu cầu 
- Tự làm bài. 
- 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu 
- Hai nhóm thi làm tiếp sức
- Nhận xét.
Củng cố: (1) 
Hỏi về cách làm toán +, -, x, : các số có đơn vị đo
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Chuẩn bị bài: Thực hành đo độ dài.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Phụ đạo Toán Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 14 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
Ôn tập các bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp hoặc giảm đi một số lần
II. Nội dung:
Bài 1: Trong thùng dầu có 30 lít dầu. Sau khi sử dụng, số dầu còn lại trong thùng bằng số dầu đã có. Hỏi trong thùng dầu còn lại bao nhiêu lít?
Bài 2: Trong thùng dầu có 30 lít dầu. Sau khi sử dụng, số dầu còn lại trong thùng giảm đi 3 lần. Hỏi trong thùng dầu còn lại bao nhiêu lít?
Bài 3: Hùng có 9 viên bi. Long có số viên bi gấp đôi Hùng. Hỏi số viên bi của Long là bao nhiêu?
Bài 4: Đoạn thẳng AB dài 56cm. Độ dài đoạn thẳng CD bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 16cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD?
III. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Phụ đạo Tiếng Việt Tuần 9
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 14 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy RÈN CHÍNH TẢ 
I. Mục tiêu:
Viết đúng chính tả bài Nhớ bé ngoan
II. Nội dung:
	Nhớ bé ngoan
	Đi xa bố nhớ bé mình
Bên bàn cậm cụi tay xinh chép bài
Bậm môi làm toán miệt mài
Khó ghê mà chẳng chịu sai bao giờ
Mải mê tập vẽ, đọc thơ
	Hát ru em ngủ ầu ơ ngọt ngào.
	Xa con bố nhớ biết bao
Nhưng mà chỉ nhớ việc nào bé ngoan.
	NGUYỄN TRUNG THU
III. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 3 tuan 9 minhphung26gmailcom.docx