Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài: Vệ sinh môi trường - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thu Hương

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài: Vệ sinh môi trường - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thu Hương

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện hành vi đúng để tránh ô nhiiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống

3. Thái độ:

- Yêu thích tích cực bảo vệ môi trường

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: SGK TNXH lớp 3, GAĐT

- - Học sinh: SGK TNXH lớp 3, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm, phiếu nhóm

 

docx 9 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài: Vệ sinh môi trường - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Duyên Hà
Giáo viên: Trần Thị Thu Hương
Thứ năm ngày 9 tháng 1 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (Lớp: 3)
Bài: Vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nêu được tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
Kĩ năng:
- Thực hiện hành vi đúng để tránh ô nhiiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống
3. Thái độ:
- Yêu thích tích cực bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK TNXH lớp 3, GAĐT
- Học sinh: SGK TNXH lớp 3, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm, phiếu nhóm
III. Hoạt đông dạy học:
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
Các con vừa hát rất hay. Cô trò mình bắt đầu tiết học nhé!
- Cả lớp hát: Điều đó túy thuộc vào bạn
2. Bài mới
2’
a) GTB:
- GV giới thiệu: Các con ạ/ Tổ Quốc Việt Nam xanh ngát/ có sạch đẹp mãi được không?// Điều đó tùy thuộc hành động của bạn./ Chỉ thuộc vào bạn mà thôi.// Đây là một câu hỏi đối với mỗi chúng ta//
 Bởi Ô nhiễm môi trường/ đang là chủ đề nóng/ của các quốc gia trên thế giới/trong đó có Việt Nam.// Bảo vệ môi trường xanh,/ sạch/ đẹp là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại.// Bảo vệ môi trường/ chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.//. Vì sao phải bảo vệ môi trường? Bảo vệ bẳng cách nào? chúng mình cùng tìm hiểu qua bài hôm nay. Vệ sinh môi trường
Ghi bảng: Vệ sinh môi trường
Học sinh ghi vở
12’
b) Bài mới
- Yêu cầu HS mở sgk trang 68.
Để chuẩn bị cho tiết học hôm nay, cô đã dặn các con về tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ô nhiêm môi trường. Các con đã tìm hiểu chưa?
Theo các con nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường? 
- Các con rất giỏi đúng rồi đấy nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm mô trường chính là rác thải. Thế các con có biết thế nào được gọi là rác thải không?
-Các con ạ tại khoản 10/ điều 3/ luật bảo vệ môi trường năm 2005/ thì rác thải là vật chất ở thể rắn,/ thể lỏng/ và thể khí/ được thải ra từ sản xuất/, kinh doanh, /dịch vụ,/sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Rác thải được chia làm 3 loại cơ bản.// Rác thải sinh hoạt /là các chất rắn /được loại ra từ sinh hoạt sản xuất/ của con người /và động vật. Rác thải y tế /là vật chấ/t ở thể rắn, thể lỏng/ được thải ra từ các cơ sở y tế./ Các chất thải ra từ các hoạt động sản xuất /từ các cơ sở kinh doanh, /nhà máy, xí nghiệp gọi là rác thải công nghiệp./ Rác thải có tác hại gì đối với đời sống con người Chúng ta đi vào phần thứ nhất của bài hôm nay: 
Ghi bảng: 1. Tác hại của rác thải
-Để tìm hiều phần này/ cô cho các con xem đoạn clip.// Khi xem/các con ghi nhớ lại/ các hình ảnh,/ thông tin có trong clip nhé.
- Bây giờ các con quan sát hình 1; 2 trong SGK/ kết hợp các tư liệu sưu tầm/ và thông tin trong đoạn clip/ tìm hiểu cho cô 2 yêu cầu sau. Cô mời 1 bạn đọc cho cả lớp nghe .
Hãy nói cảm giác của em khi đi qua đống rác?
Những sinh vật nào thường sống ở nơi có rác?Chúng có hại gì đối với sức khỏe con người
- Bây giờ cô dành cho cả lớp quan sát/ và thực hiện hai yêu cầu này trong nhóm 4/ với thời gian 2 phút; Các nhóm có thể ghi kết quả thảo luận của nhóm mình vào bảng nhóm bằng nhiều cách sáng tạo khác nhau. 
-Thời gian 2 phút bắt đầu 
Rồi ạ
HS1: Con tìm hiểu trên sách báo và biết được nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là do rác thải sinh hoạt của con người và động vật; 
- HS2: Con tìm hiểu trên mạng và biết môi trường bị ô nhiễm là do rác thải từ các khu công nghiệp, đô thị ạ
-HS3: Qua xem trên vô tuyến con được biết môi trường bị ô nhiễm do rác thải y tê từ các bệnh viện, trung tâm y tế ạ
-HS không trả lời
-HS xem
- 1 HS đọc
-hs thảo luận nhóm 4 
- Thời gian đã hết nhóm nào xung phong trình bày. Cô mời nhóm bạn ....... Khi nhóm bạn trình bày xong chúng mình có thể đặt câu hỏi giao lưu với nhóm bạn nhé.
Nhóm 1:
- Đấy là kết quả của nhóm tớ, dưới lớp có bạn nào muốn hỏi gì không?
- Vì sao khi đi qua đống rác bạn lại có cảm giác khó thở, buồn nôn?
Tớ cảm ơn bạn
Dưới lớp có bạn nào muốn hỏi nhóm tớ không?
- Cô cảm ơn phần chính bày của nhóm 1. Chúng ta tiếp tục nghe phần trình bày của nhóm tiếp theo nhé. Mời nhóm bạn .......
-Tớ vừa trình bày xong, mời các bạn đặt câu hỏi giao lưu.
Giao lưu: 
- Bạn hãy thể cho tôi biết ruồi là con vật trung gian gây bệnh gì cho con người? Bằng cách nào?
Tớ cảm ơn bạn
Dưới lớp có bạn nào muốn hỏi nhóm tớ không?
Cô mời nhóm 3 trình bày
Tớ vừa trình bày xong, mời các bạn đặt câu hỏi giao lưu.
Cho tớ biết chuột và muỗi là con vật trng gian truyền bệnh gì cho con người?
Còn bạn nào muốn hỏi không?
 -Cô cảm ơn nhóm 3. Thế các con có biết chuột và muỗi truyền bệnh cho con người bằng cách nào không?
-GV GIẢNG KẾT HỢP HIỆU ỨNG: Các con ạ rác thải làm ô nhiệm nguồn nước,/ ô nhiễm không khí/, thái hóa đất,/ gây mất mĩ quan cho đô thị/ bởi mùi hôi thối bốc lên từ rác.// Rác thải/ còn là nơi sinh sống/ của các loài sinh vật,/ côn trùng có hại như/ chuột, gián, ruồi muỗi Đây là/ những con vật trung gian truyền bệnh cho con người. 
- Do chuột mang vi rút khan ta/ và vi rút ve a xi mi a./ Khi chúng sống trong nhà/ ăn thức ăn của con người/ sẽ truyền bệnh viêm phổi,/ bệnh dịch hạch. Gián là con vật truyền bệnh tiêu chảy, /kiệt lị./Gián thường ăn và truyền bệnh qua đường thức ăn của gia đình chúng ta//. Ruồi là sinh vật trung gian truyền nhiễm bệnh qua đường thức ăn/, nước uống/. Ruồi sống ở nơi có rác thải /hôi thối bẩn thỉu /rồi đậu vào thức ăn.// Khi chúng ta ăn phải thức ăn đó/ sẽ nhiễm bệnh//. Muỗi hút máu người nhiễm bệnh/ rồi hút máu người khác/ sẽ truyền bệnh sốt rét;/ sốt xuất huyết cho con người /gây nguy hiểm đến tính mạng
- Qua phần tìm hiểu vừa rồi bạn nào nêu cho cô tác hại của rác thải đối với đời sống của con người
Cô cảm ơn con, một bạn nhắc lại cho cô (Bấm máy.)
Khi đi qua đống rác em cảm thấy khó thở; buồn nôn. 
-Những sinh vật thường sống ở nơi có rác là: gián ; ruồi; muỗi, kiên; vi khuẩn
HS: Thì tớ ngửi thấy mùi hôi thối từ đống rác bốc lên
-Không
-Nhóm 2: nhóm con đồng ý với nhóm bạn nhóm con xin bổ sung: Khi qua đống rác ta còn cảm thấy ghê người; con vật thường sống ở nơi có rác là chuột. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người
Vì ruồi sống ở nơi có rác thải, hôi thối rồi đậu vào thức ăn. Khi chúng ta ăn phải thức ăn đó sẽ bị nhiễm bệnh về tiêu hóa như dịch tả; kiết lị ; phong hàn.
-Không.
Nhóm 3: Tranh ảnh và biểu bảng
Rác thải làm ô nhiễm nguồn nước; ô nhiễm không khí do bốc mùi hôi thối. 
Rác thải còn là nơi sinh sống của các sinh vật côn trùng có hạ như: Chuột; gián ; ruổi; muỗi.... 
Những sinh vật này là các con vật trung gian truyền bệnh cho con người..
- Theo tớ chuột là con vật trung gian truyền bệnh dịch hạch; con muỗi truyền bệnh sốt rét; sốt xuất huyết.
-Không
+ Gây bệnh cho con người; ảnh hưởng tới sức khỏe của con người; gây mất vệ sinh; làm xấu cảnh quan môi trường,
- Để môi trường không bị ô nhiễm, chúng ta cần phải là gì? Chúng mình cùng tìm hiểu hoạt động 2: Giữ gìn vệ sinh môi trường. -> Ghi bảng
Tiết trước cô đã dặn các con về nhà tìm hiểu tư liệu và sưu tầm tranh ảnh về những việc nên làm và không nên làm góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường học; gia đình và nơi mình ở. 
Bây giờ các con sẽ dán tranh ảnh, tư liệu vào phiếu nhóm và chia sẻ thông tin với nhau trong thời gian 2 phút. Các con đã sẵn sàng chưa? Cô mời các con bắt đầu làm việc
Các tổ dán và chia sẻ thông tin trong nhóm.
Các nhóm đã hoàn thành xong. Cô mời nhóm một lên giới thiệu tư liệu của nhóm mình!
Chúng mình khen nhóm một nào. Tiếp theo cô xin mời nhóm hai trình bày.
- Cô thấy nhóm hai sưu tầm được nhiều tranh ảnh đẹp về những việc làm giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường lớp và nơi bạn ở. Một tràng pháo tay giành cho nhóm hai nào. Mời nhóm ba trình bày tư liệu của nhóm mình.
Nhóm 1 giới thiệu
Nhóm 2 giới thiệu:
- Nhóm Ba giới thiệu
- Qua phần chia sẻ vừa rồi, cô thấy các con sưu tầm nhiều ảnh và tư liệu về những việc làm để giữ gìn vệ sinh môi trường của mình; gia đình mình; trường học và nơi các con sinh sống; các bạn đã phối hợp với nhau rất tốt trong phần thảo luận nhóm. Các nhóm rất sáng tạo trong việc trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Cô khen các con.
Qua phần trưng bày ảnh của ba nhóm , bạn nào cho cô biết muốn giữ gìn vệ sinh ta phải làm gì? 
- Cảm ơn con/, các con ạ./ Rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng/, có tác hại trực tiếp đến đời sống/, sức khỏe con người/. Vì vậy ngay từ bây giờ/ chúng ta cần giữ gìn vệ sinh môi trường bằng cách đổ rác đúng nơi qui định; thu gom rác; tham gia dọn vệ sinh môi trường ở lớp học, nơi mình ở; trồng nhiều cây xanh. Không xả rác thải bừa bãi, không chặt phá cây xanh; hạn chế sử dụng túi ni lông và các chất thải nhựa. Vì theo các chuyên gia ước tính cứ mỗi phút 1 triệu ni lon được sử dụng và chỉ mất 1 giây để vứt bỏ nhưng phải mất từ 500 đến 1000 năm mới có thế phân hủy. Nên túi nilon được coi là 1 trong những thủ phạm nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, ngày 9 tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào chống rác thải nhựa. Làm được những điều đó thì môi trường của chúng ta mới xanh, sạch đẹp.
Nói đến đâu chiếu tranh đến đấy
-HS nghe
Đổ rác vào thùng rác đúng nơi qui định.
Không xả rác thải bừa bãi; tham gia dọn vệ sinh môi trường lớp học nơi mình ở.
-HS2: Hạn chế sử dụng túi ni lông và rác thải nhựa;
-HS3: Trồng cây xanh
Chuyển ý:( nói chậm và rõ) Chúng ta vừa tìm hiểu về tác hại của rác thải và những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn vệ sinh môi trường. Vậy ngoài ý thức tự giác giữ gìn môi trường của mỗi người, ta cần xử lý rác thải như thế nào? chúng mình tiếp tục tìm hiểu hoạt động 2: Ghi bảng: Xử lý rác thải
Các con tiếp tục quan sát tranh 3;4;5;6trong SGK và sự hiểu biết của mình tìm hiểu cho cô 2 yêu cầu sau. Cô mời 1 bạn đọc cho cả lớp nghe -> chiếu -> HS đọc
1. Rác thải được phân loại như thế nào? 
2.Xử lý rác thải sinh hoạt như thế nào? 
Bây giờ cô dành cho cả lớp quan sát và thực hiện hai yêu cầu này trong nhóm đôi với thời gian 2 phút
- Thời gian thảo luận đã hết rồi. bạn nào giỏi cho cô biết rác được phân loại như thế nào? 
- Bạn trả lời đúng chưa
- Cô thấy bạn trả lời đúng rồi.Như vậy để phân loại được rác thải mỗi hộ gia đình cần phải làm gì?
- Ai đồng ý với câu trả lời của bạn.
Cô đồng ý với con; Các con ạ, trước khi thải rác, chúng ta phải phân loại rác tại nguồn. Vì vậy mỗi gia đình; công sở hoặc trường học phải có các loại túi hoặc thùng đựng rác để phân loại rác vô cơ; rác hữu cơ; rác tái chế. Trường chúng ta/ bác lao công trước khi chuyển rác/ đi vận chuyển đi cô thấy bác thường phân ra các loại túi khác nhau./ Túi đụng đồ ăn thừa của các con;/ túi đựng giấy vụn;/ túi đựng vỏ chái nước uống; nước ngọt của các con đấy/. Và việc phân loại rác như vậy thì việc xử lý rác thải mới đạt hiệu quả cao. 
Theo các con ta xử lý rác thải như thế nào? Mời con
-Còn có cách nào nữa
-Qua phần vừa tìm hiểu, các con cho cô biết có mấy cách xử lý rác thải đó là những cách gì? 
- Bạn nào có ý kến khác?
Cả lớp mình có đồng ý không?
GV chốt: Con rất giỏi! Các con ạ, rác thải được xử lý theo các cách sau: Cách 1 là tái chế. Rác được tái chế để phụ vụ cuộc sống của con người như thủy tinh; nhựa; nhôm vừa tiết kiệm được kinh phí vừa giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Cách 2 là Ủ tức là tái sản xuất làm phân bón. Những loại rác hữu cơ như rau, củ, quả thức ăn thừa ôi thiu được ủ làm phân bón sẽ góp phần làm cho cây cối thêm tốt tươi, tăng thu nhập cho con người và làm sạch môi trường.
3 là đốt. Các loại rác không tái sử dụng đượcthường đem đốt cho sạch. Tuy nhiên đây là cách làm chưa đem hiệu quả. Bởi vì khi đốt sẽ tạo ra khói bụi gây ô nhiễm môi trường không khí. Cách 4 là chôn. Các loại rác không tái sử dụng; không đốt được thường được xử lý bằng cách chôn. Tuy nhiên cách này tiềm ẩn nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như tả li; thương hàn, viêm gan ; đau mặt hột; viêm da ung thư.
 -Bây giờ bạn nào nhắc lại các cách xử lý rác thải.
-HS nghe
1 HS đọc
-HS thảo luận
- HS1: Rác được phân loại như sau: rác hữu cơ là rau củ quả, các thứ ăn bị ôi thui; Rác vô cơ như giấy vụn; tui ni lông 
-HS2: rác tái chế như vỏ chai nhựa; lon bia,.
-Bạn trả lời đúng rồi ạ
- Mỗi hộ gia đình phải có các loại túi hoặc thùng đựng rác để phân loại rác vô cơ; rác hữu cơ; rác tái chế.
-HS giơ tay
- HS nghe
HS1: Thức ăn thừa, cỏ cây; rơm rạ ta ủ làm phân bón ruộng; Cỏ, lá cây, ni-lông, hộp giấy,ta có thể đốt cho sạch
HS2:Xác động vật chết; các loại rác không tái sử dụng được ta có thể chôn xuống đất. Thủy tinh, nhựa, nhôm,Ta sẽ tái chế lại
- Có 4 cách xử lý rác thải đó là chôn; đốt; ủ; tái chế
-Con đồng ý với YK của bạn
- Có
Chôn; đốt; ủ; tái chế
- Để các con hiểu rõ hơn về 4 cách xử lý rác thải này cô mời các con xem một đoạn phim. (Xem phim)
- Qua đoạn phim, theo các con trong 4 cách xử lý đó cách nào mang lại hiệu quả cao?
- Các con thấy đấy. Thiên nhiên và môi trường sống quanh ta vô cùng tươi đẹp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thiên nhiên và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải. Và Cách tái chế và cách tái sản xuất hay cách ủ là cách xử lý rác thải mang lại hiêu quả cao, góp phần đem lại môi trường trong lành cho cuộc sống chúng ta .
- Cách tái chế và cách tái sản xuất ạ
Củng cố, dặn dò:
- Như vậy chúng mình vừa tìm hiểu xong tác hại của rác thải và các cách xử lý rác thải qua bài vệ sinh môi trường. Sau khi tìm hiểu về vệ sinh môi trường các con có muốn thể hiện Ước mơ về một môi trường sống xanh sạch đẹp không? 
Tiết học trước, cô dặn các con chuẩn bị vẽ tranh, đóng tiểu phẩm hoặc hát múa để thể hiện “Ước mơ về môi trường sống xanh sạch đẹp Cô dành cho các bạn 2 phút để hoàn thiện phần chuẩn bị của các nhóm. Các con đã sẵn sàng chưa?
Cô đã thấy nhóm 1 có bức tranh rất đẹp. Chúng ta cùng lắng nghe phần chia sẻ của nhóm 1 nhé.
Đúng rồi. Trồng cây xanh, là điều các bạn nhóm 1 đã gửi gắm đến chúng ta. Bây giờ cô trò mình cùng đến với phần trình bày của nhóm 2 nào
GV: Cô cảm ơn nhóm 2 và thông điệp: đổ rác đúng nơi quy định; không vứt rác bừa bãi; thu gom và dọn rác dưới lòng sông là những hành động thiết thực để tránh được ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra đấy.Thế còn nhóm 3, các bạn sẽ mang đến điều gì thú vị? Cô mời các con nào: 
HS hát đến câu : Lưu lại đây thùng rac sinh học
Bạn ở hàng đầu tiên gắn “Thông điệp” lê bảng
+ HS1: “ Sử dụng thùng giác sinh học.”
+ HS2: “ Tăng thêm ý thức vệ sinh.”
+ HS4: “Không chặt phá rừng”
+Trồng thêm nhiều cây cao bóng mát. 
- Cảm ơn nhóm 3, /các con đã mang đến giai điệu tươi vui/ về những chú siêu nhân xanh/ đã có những việc làm thiết thực /vì một môi trường xanh. Môi trường xanh/ đem lại bầu không khí trong lành/; một tương lai tốt đẹp/. Môi trương xanh/ trái đất bền vững muôn đời.
- Lắng nghe
-Có ạ
- Nhóm họa sĩ chúng tớ vẽ một bức tranh, trong tranh là bầu trời trong xanh; dòng suối trong vắt mát lành, không có rác thải. Có hươu, nai, voi, tê giác  chúng sống rất vui vẻ với nhau. Màu xanh bao trùm lên cả bức tranh. Qua màu xanh đó, chúng tớ gửi đến các bạn một thông điệp: “Hãy trồng nhiều cây xanh!” Vì trồng cây xanh làm môi trường sống trong lành của chúng ta đấy.
Nhóm 2 chúng con xin đóng tiểu phẩm: “Chuyện của chị Chép Vàng”. Tôi trong nhân vật Sơn ca còn bạn .. đóng vai Chị Chép Vàng.
Nhóm con xin hát tặng các thầy cô bài hát siêu nhân xanh vì môi trường xanh. Mời các bạn hát cùng chúng tôi nhé.
- HS hát.
- Các con thân mến, lời bài hát, tiểu phẩm “Chuyện của chị Chép Vàng” và bức tranh thiên nhiên tươi đẹp là lời nhắn nhủ với tất cả chúng ta hãy: “Chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường”. Cả lớp đọc thông điệp: ““Chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường”.”.
 Tiết học của chúng ta kết thúc cô mong rằng các con sẽ thực hiện và gửi gắm thông điệp này tới tất cả mọi người nhé.Về nhà, các con tìm hiểu và sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về việc sử dụng các nhà vệ sinh để chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_ve_sinh_moi_truong_nam.docx