Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS biết :

- Nhận biết được hình dạng của Trái đất trong không gian.

- Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 112, 113

- Quả địa cầu

- 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi: cực bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 59: Trái đất - Quả địa cầu
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết :
Nhận biết được hình dạng của Trái đất trong không gian.
Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
II. Đồ dùng dạy học: 
Các hình trong SGK trang 112, 113
Quả địa cầu
 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi: cực bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’ 
4’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Mặt trời có vai trò gì đối với sự sống trên trái đất?
* Kiểm tra, đánh giá
- HS trình bày 
- GV nxét, chấm điểm
1’
10’
11’
10’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
như mục I
2. Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp.
*Mục tiêu: Nhận biết được hình dạng của trái đất trong không gian.
 * Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Quan sát hình 1 (ảnh chụp Trái Đất từ tàu vũ trụ) em thấy Trái Đất có hình gì?
 (hình tròn, quả bóng, hình cầu)
Kết luận: Trái đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận : quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- Đối với lớp có nhiều HS khá giỏi, GV có thể mở rộng cho HS biết: Quả địa cầu được đặt trên một giá đỡ có trục xuyên qua. Nhưng trong thực tế Trái Đất không có trục xuyên qua và cũng không đặt trên giá đỡ nào. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian.
* Kết luận: Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu.
3. Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm
* Mục tiêu: 
- Biết cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu.
- Biết tác dụng của quả địa cầu.
* Cách tiến hành;
Bước 1: Chỉ; cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
Bước 2: HS đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn
Bước 3: Nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải thích sơ lược về sự thể hiện màu sắc.Ví dụ : màu xanh lơ thường dùng để chỉ biển; màu xanh lá cây chỉ đồng bằng; màu vàng da cam thường chỉ đồi, núi, từ đó giúp HS hình dung bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.
*Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất
4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.
* Mục tiêu: Giúp cho HS nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
+ Khi GV hoặc trọng tài hô”bắt đầu”, lần lượt từng HS trong nhóm lên gắn tấm bìa của mình vào hình trên bảng.
+ HS trong nhóm không được nhắc nhau.
+ Khi HS thứ nhất về chỗ thì HS thứ hai mới được lên gắn, cứ như thế đến HS thứ năm.
- Nhóm nào gắn đúng trong thời gian ngắn nhất là thắng cuộc.
- Nhóm nào chơi không đúng luật sẽ bị ngừng không được chơi, GV có thể gọi nhóm khác lên chơi.
Bước 2: Hs chơi
* Trực tiếp
- GV gthiệu, ghi tên bài 
* Trực quan, vấn đáp, thảo luận 
- HS quan sát hình 1 trong SGK trang112.
- HS trả lời bằng nhiều phương án khác nhau 
- GV chỉ cho HS vị trí nước Việt nam trên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được trái đất mà chúng ta đang ở rất lớn.
* Thực hành.
- GV chia nhóm
- HS trong nhóm quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình
- Đại diện của các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu theo yêu cầu của GV
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
- HS đọc kl trong SGK
* Trò chơi
- GV treo hai hình phóng to như hình 2 trang 112 (không có chú giải) lên bảng, giới thiệu luật chơi
- Đại diện HS chơi
- Các HS khác quan sát và theo dõi hai nhóm chơi.
- HS khác nhận xét
- GV nxét, tổng kết 
2’
D. Củng cố - dặn dò
- Dặn dò: Đọc trước nội dung bài sau
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 60: Sự chuyển động của trái đất
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết :
- Biết sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
- Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
II. Đồ dùng dạy học: 
Các hình trong SGK.
Quả địa cầu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
 4’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Trái Đất có đặc điểm gì?
- Nước Việt Nam chúng ta nằm ở Châu lục nào, khu vực nào trên quả địa cầu?
* Kiểm tra, đánh giá
- HS trình bày 
- GV nxét, chấm điểm
1’
10’
9’
9’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- như mục I
2. Hoạt động 1 : Thực hành theo nhóm
*/Mục tiêu:
-Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó.
-Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
 */ Cách tiến hành:
Bước 1: HS trả lời câu hỏi: Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ? (Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ). 
Bước 2: GV vừa quay quả địa cầu, vừa nói: Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn ỵư quay quanh mình nó theo hướng ngược chièu kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.
 Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp
* Mục tiêu: 
- Biết Trái Đất đồng thời vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mìmh nó và quanh Mặt Trời trong hình3 ở SGK trang 115.
* Cách tiến hành;
Bước 1: Câu hỏi :
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
- Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời (cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống)
Bước 2: Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Trái Đất quay:
*Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức toàn bài
- Tạo hứng thú học tập.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm (nhóm theo tổ) và hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.
Bước 2: GV hướng dẫn cách chơi:
- Gọi 2 bạn (một bạn đónh vai Mặt Trời, một bạn đóng vai Trái Đất).
- Bạn đóng vai Mặt Trời đứng ở giữa vòng tròn, bạn đóng vai Trái Đất vừa quay quanh mình, vừa quay quanh Mặt Trời như hình dưới của trang 115 trong SGK.
- Các bạn khác trong nhóm quan sát hai bạn và nhận xét.
Bước 3: GV hoặc HS nhận xét cách biểu diễn của các bạn.
* Trực tiếp
- GV gthiệu, ghi tên bài 
* Thực hành
- GV chia nhóm.
- HS trong nhóm quan sát hình 1- SGK tr 114 
- HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK
- GV gọi một vài HS lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
- Một vài HS nhận xét phần làm thực hành của bạn.
* Thảo luận nhóm 
-HS quan sát hình 3 trong SGK trang 115 và từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- GV gọi một vài HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của bạn
* Trò chơi.
GV cho HS ra sân, chỉ vị trí cho từng nhóm.
- GV gọi một vài cặp HS lên biểu diễn trước lớp.
2’
D. Củng cố - dặn dò
- Dặn dò:
+ Đọc trước nội dung bài sau
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH tuan 30.doc