Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS biết:

- Kể tên các đới khí hậu trên trái đất .

- Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu .

- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 124 ,125.

- Quả địa cầu

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1271Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 65: Các đới khí hậu
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
Kể tên các đới khí hậu trên trái đất .
Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu .
Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 124 ,125.
- Quả địa cầu
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức
1’
5’
A. Ôn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ
+ Một năm có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng?
* Kiểm tra, đánh giá.
- GV nêu câu hỏi, 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm.
1’
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
* Trực tiếp.
 - GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng. Yêu cầu HS mở SGK.
10’
2. Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Kể được tên các đới khí hậu trên trái đất.
* Nội dung:
- Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu .
- Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
- Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực.
=> Kết luận : Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới sau: nhiệt đới , ôn đới , hàn đới.
* Thảo luận nhóm 
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận rồi trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, nêu KL.
8’
8’
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm
* Mục tiêu: 
- Biết chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
- Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
* Nội dung: GV đánh giá 
- Bước 1: Chỉ vị trí các đới khí hậu : nhiệt đới ,ôn đới, hàn đới trên qủa địa cầu
- Bước 2: Làm việc trong nhóm theo gợi ý :
+ Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
+ Trưng bày các hình ảnh thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau
=> Kết luận: Trên trái đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm; ôn đới: ôn hoà, có đủ bốn mùa; hàn đới: rất lạnh. ở hai cực của trái đất quanh năm nước đóng băng.
3. Hđộng 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu
* Mục tiêu: HS nắm vững vị trí của các đới khí hậu. Tạo hứng thú trong học tập
* Nội dung: GV phát cho mỗi nhóm hình vẽ như h1 trong sách hưng không tô màu và 6 dải màu Khi GV hô bắt dầu , HS trao đổi và dán các dải màu vào hình vẽ HS trưng bày sản phẩm
* Thảo luận nhóm 
- HS tìm đường xích đạo trên quả địa cầu
- GV xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu (4 đường không liền nét song song với xích đạo: chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam)
- HS chỉ các đới khí hậu VD: ở bắc bán cầu, nhiệt đới nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến bắc
- HS làm việc theo nhóm
* Trò chơi
- GV chia nhóm 
- HS làm việc theo nhóm 
- HS trưng bày sản phẩm 
- GV đgiá và nhận xét
2’
D. Củng cố - dặn dò.
- Tìm hiểu thêm về nội dung bài học nếu có điều kiện
- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ năm ngày 3tháng 5 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 66: Bề mặt Trái đất
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
Phân biệt được lục địa, đại dương.
Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 126 ,127
- Tranh ảnh về lục địa và đại dương
- Lược đồ
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức
1’
4’
A. Ôn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ
Nói về các đới khí hậu trên trái đất
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu câu hỏi, 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nxét, cho điểm.
1’
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
* Trực tiếp.
 - GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng. Yêu cầu HS mở SGK.
10’
2. Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Biết được thế nào là lục địa ,đại dương
* Nội dung:
- Lục địa: là khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất
- Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa
* Kết luận: Trên bề mặt trái đất có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt trái đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương.
* Thảo luận nhóm 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận rồi trả lời các câu hỏi.
- GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu
- GV giải thích cho hs biết thế nào là lục địa, đại dương
- GV và cả lớp rút ra kết luận. 
8’
6’
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: 
- Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới
- Chỉ được vtrí 6 châu lục và 4 đdương trên lược đồ
* Nội dung
- Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ?
- Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ?
- Chỉ vị trí của VNam trên lược đồ VNam ở châu lục nào?
* Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục : châu á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương
* Mục tiêu: HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương.
Tạo hứng thú trong học tập
* Nội dung: GV phát cho mỗi nhóm hình vẽ như h1 trong sách hưng không tô màu và 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương. Khi GV hô bắt đầu, HS trao đổi và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
 HS trưng bày sản phẩm
* Thảo luận nhóm
- HS quan sát, thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV và HS bsung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
- GV lưu ý, kết luận.
* Trò chơi
- GV chia nhóm 
- HS làm việc theo nhóm
- HS trưng bày sản phẩm 
- GV đánh giá và nxét
1’
D. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH tuan 33.doc