Giáo án Tự nhiên xã hội 3: Loài vật sống ở đâu ?

Giáo án Tự nhiên xã hội 3: Loài vật sống ở đâu ?

TỰ NHIÊN XÃ HỘI :

LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ?

I. Mục tiêu :

 -Loài vật có thể sống được ở khắp mọi nơi.

 -Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.

 -Sưu tầm và bào vệ các loài vật.

* GDBVMT (Lin hệ) : ý thức bảo vệ MT sống của lồi vật.

II. Đồ dùng dạy học :

-Tranh trong SGK, các tranh ảnh về các loài vật.

III. Các hoạt động dạy - học :

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1204Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3: Loài vật sống ở đâu ?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thøứ tư ngµy 17 th¸ng 3 n¨m2010 	
TỰ NHIÊN XÃ HỘI : 
LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ?
I. Mục tiêu : 
 -Loài vật có thể sống được ở khắp mọi nơi.
 -Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
 -Sưu tầm và bào vệ các loài vật.
* GDBVMT (Liên hệ) : ý thức bảo vệ MT sống của lồi vật.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Tranh trong SGK, các tranh ảnh về các loài vật.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :	
 + Hãy kể tên các loài cây sống dưới nước mà em biết ?
 + Hãy chỉ vào hình vẽ SGK nói tên các loài cây và nêu ích lợi của chúng ?
 -GV nhận xét đánh giá. 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Hoạt động 1 : Kể tên các con vật.
 + Hãy kể tên các con vật mà em biết ?
* Hoạt động 2 : Loài vật sống ở đâu ?
 -Hoạt động nhóm:
 -Quan sát hình trong SGK cho biết tên các con vật trong từng hình.
+Trong những loài vật này loài nào sống trên mặt đất ?
 + Loài nào sống dưới nước ?
 + Loài nào sống trên không trung ?
* Kết luận : Loài vật có thể sống khắp nơi trên canï, dưới nước, trên không.
* Hoạt động 3 : Triễn lãm tranh 
 Bước 1 : Hoạt động theo nhóm.
 - Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và trang trí vào một tờ giấy to, và ghi tên và nơi sống của con vật.
 Bước 2 : Trình bày sản phẩm.
 - GV yêu cầu các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng.
 - GV yêu cầu các nhóm đọc to tên các con vật mà nhóm mình sưu tầm được theo 3 nhóm : Trên mặt đất nhóm sống dưới nước và nhóm bay trên không.
Kết luận : Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật, Chúng có thể sống được khắp nơi : Trên cạn, dưới nướcvà trên không trung.Chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng.
3. Củng cố dặn do: 
 + Loài vật sống được ở đâu ? 
 + Kể tên một số loài vật sống trên cạn, dưới nuớc, trên không.
-Về nhà học bài cũ, xem trước bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - Một số loài cây sống dưới nước.
 -2 HS lên bảng trình bày. 
- HS kể : chó, mèo, khỉ, chim chào mào, chích choè, cá, tôm, cua... 
H1 : Đàn chim đang bay trên bầu trời 
H2 : Đàn voi đang đi trên đồng cỏ, một chú voi đi bên cạnh mẹ thật dễ thương.
H3:Một chú dê bị lạc đàn đang ngơ ngác.
H4 : Những chú vịt đang thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ.
H5: Dưới biển có nhiều loài cá,tôm cua 
 -Voi, dê 
 - Tôm, cá, cua, ốc.
 - Chim.
- HS tập trung tranh ảnh ; phân công người dán, người trang trí. 
 - Các nhóm lên treo tranh lên bảng. 
- Đại diện các nhóm đọc tên các con vật đã sưu tầm và phân nhóm theo nơi sống.
 -Loài vật có thể sống khắp nơi trên canï, dưới nước, trên không.
- HS kể.
TOÁN : 
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu : 
 - Số 0 nhân với số nào cũng cho kết quả là 0. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
 -Không có phép chia cho 0.
 II. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV thu vở bài toán chấm 5 em.
 - GV nhận xét chung 
2. Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. 
a. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0 :
 - Nêu phép nhân 0 x 2 và YC HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng. 
 +Vậy 0 nhân 2 bằng mấy ?
 - Tiến hành tương tự với phép tính : 0 x 3 
 + Vậy 0 nhân 3 bằng mấy ? 
 + Từ các phép tính 0 x 2 ; 0 x 3 = 0 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số khác ?
 - GV ghi bảng :2 x 0 ; 3 x 0 
 -Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt ?
* Kết luận : Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 
b. Giới thiệu phép chia có số bị chialà 0 :
 - GV nêu phép tính 0 x 2 = 0. 
 - Yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng có số bị chia là 0. 
Vậy từ 0 x 2 = 0 ta có phép chia 0 : 2 = 0 
 - Tương tự như trên GV nêu phép tính 0 x 5 = 0
 - Yêu cầu HS dựa vào phép nhân để lập thành phép chia.
 - Vậy từ 0 x 5 = 0 ta có phép chia 0 : 5 = 0
 - Từ các phép tính trên, các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số bị chia là 0.
Kết luận: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0
Lưu ý : không có phép chia cho 0. 
* Thực hành :
Bài 1 : Tính nhẩm.
 -GV nhận xét sửa sai. 
Bài 3 :Số ?
 -GV nhận xét sửa sai. 
Bài 4 : Tính 2 : 2 x 0 =
 + Mỗi biểu thức cần tính có mấy dấu tính ?
 + Vậy khi thực hiện tính ta phải làm như thế nào?
 -Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 -GV nhận xét sửa sai. 
3. Củng cố dặn dß : 
+ Nêu các kết luận trong bài.
-GV nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
 -Nhận xét đánh giá tiết học. 
- 5HS.
0 x 2 = 0 + 0 = 0 
 0 x 2 = 0
 0 x 3= 0 + 0 + 0 = 0.
 0 x 3 = 0 
 - Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. 
- 2 x 0 = 2 ; 3 x 0 = 0.
 - Khi ta thực hiện phép nhân một số với 0 thì kết quả thu được bằng 0.
 - HS nhắc lại 
- HS nêu phép chia :0 : 2 = 0 
- HS nêu 0 : 5 - 0
- Các phép chia có số bị chia là 0 có thương bằng 0. 
 - HS nối tiếp nhau nhắc lại.
 - HS làm miệng theo cột.
 0 x 4 = 0	0 x 2 = 0 3 x 0 = 0
 4 x 0 = 0 	2 x 0 = 0 	0 x 3 = 0 
 0 : 4 = 0 	0 : 2 = 0 	0 : 3 = 0 
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào. 
i x 5 = 0 3 x i = 0
i : 5 = 0 i : 4 = 0 
 -Có 2 dấu tính.
 -Ta thực hiện từ trái sang phải.
2 : 2 x 0 = 1 x 0 ; 5 : 5 x 0 = 1 x 0
 = 0 = 0
0 : 3 x 3 = 0 x 3 ; 0 : 4 x 1 = 0 x 1
 = 0 = 0 
 2 HS nhắc lại.
- 2 HS lên bảng làm.
LuyƯn tõ vµ c©u : 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T 5)
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
Nắm được một từ về chim chĩc (BT2) ; viết được một đoạn văn ngắn về một loại chim hoặc gia cầm (BT3)
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến 26. Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi. SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : Soát đồ dùng học tập
3. Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
 - GV để các thăm ghi sẵn bài tập đọc lên bàn.
 - GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
 -GV nhận xét ghi điểm. 
* Ôân luyện cách đọc và trả lời câu hỏi ntn? 
Bài tập 2. 
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 + Câu hỏi “ Như thế nào ? ” dùng để hỏi về nội dung gì ? 
 + Mùa hè hai bên bờ sông hoa phượng nở như thế nào ?
 + Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Như thế nào ?”
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở bài tập. 
 -GV nhận xét sửa sai. 
Bài tập 3. 
 + Bài tập yêu cầu điều gì ?
 + Chim đậu như thế nào?
+ Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ?
- Yêu cầu HS lên thực hành trước lớp.
-GV nhận xét sửa sai. 
* Ôn luyện cách đáp lời khẳng định, phủ định của người khác.
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp
-GV nhận xét sửa sai.
3. Củng cố dặn dò: 
+ Câu hỏi “Như thế nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ? 
 + Khi đáp lại lời khẳng định hoặc phủ định của người khác chúng ta cần phải có thái độ như thế nào? 
- Về nhà học bài cũ.
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- HS lần lượt lên bốc thăm và về chỗ chuẩn bị.
 - HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
 - HS theo dõi và nhận xét 
- Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi : “ như thế nào” ?
 - Dùng để hỏi về đặc điểm.
 -Mùa hè hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ sông.
 -Đỏ rực hai bên bờ sông.
 - HS lên bảng làm, lớp làm vở bài tập.
-Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
-Chim đậu trắng xoá trên những cành cây.
- Trắng xoá.
 - Trên cành cây chim đậu như thế nào ?/ a. Chim đậu như thế nào trên cành cây ? 
 - 2,3 cặp thực hành lớp theo dõi nhận xét . 
 b. Bông cúc sung sướng như thế nào ? 
- Đáp lại lời khẳng định hoặc phủ định của người khác.
 - 1 cặp HS khá giỏi thực hành hỏi đáp lớp theo dõi nhận xét.
VD : a. Ôi thích quá ! Cảm ơn ba đã báo cho con biết./ Thế ạ ? Con sẽ chờ để xem nó./ Cảm ơn ba ạ./
b. Thật à / Cảm ơn cậu đã báo với tớ tin vui này./ Oâi, thật thế hả ? Tớ cảm ơn bạn, tớ mừng quá./ Oâi, tuyệt quá. Cảm ơn bạn nhiều./
c. Tiếc quá, tháng sau chúng em sẽ cố gắng nhiều hơnạ. / Thưa cô, tháng sau nhất định chúng em sẽ lcố gắng nhiều hơn ạ./ Thưa cô, tháng sau nhất định
 chúng em sẽ cố gắng để đoạt giải nhất./ Cô đừng buồn. Chúng em hứa tháng sau sẽ cố gắng nhiều hơn ạ./
-Dùng đểå hỏi đặc điểm.
-Thể hiện sự lịch sự đúng mực.
THỦ CƠNG : 
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (T1)
I. Mục tiêu :
 - HS biết cách làm và làm được đồng hồ đeo tay bằng giấy.
 - thích làm đồ chơi và yêu thích sản phẩm lao động.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy.
 -Qui trình làm đồng hồ đeo tay 
 -Giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
 -Giấy, kéo, hồ, bút chì, thước.
 III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
 -GV nhận xét. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Hướng dẫn quan sát và nhận xét : 
 - GV giới thiệu mẫu đồng hồ.
 + Nêu các bộ phận của đồng hồ ?
+ Đồng hồ được làm bằng gì ?
 - Ngoài giấy màu ra còn có thể làm được đồng hồ từ lá chuối, lá dừa 
* Hướng dẫn mẫu : 
Bước 1: Cắt thành nan giấy 
 - Cắt 1 nan giấy màu nhạt dài 24 ô rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ.
 - Cắt và dán nối thành 1 nan giấy khác dài 30 -35 ô rộng gần 3 ô cắt vát 2 bên của 2 đầu nan để làm dây đồng hồ.
 - Cắt 1 nan giấy dài 8 ô rộng 1 ô để làm đai cài. 
Bước 2 : Làm mặt đồng hồ.
 - Gấp 1 đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào 3 ô 
 -Gấp cuốn tiếp như H2 ta được H3.
Bước 3 :Làm dây cài đồng hồ.
 - Gài 1 đầu nan giấy làm dây đeo vào khe giữa của nếp gấp của mặt đồng hồ.
 - Gấp nan này đè lên nếp gấp cuối của mặt đồng hồ rồi luồn đầu nan qua một khe khác ở phía trên khe vừa gài. Kéo đều nan giấy cho nếp gấp khít chặt để giữ mặt đồng hồ và dây đeo.
 - Dán nối 2 đầu của nan giấy cài 8 ô rộng 1 ô làm đai để giữ dây đồng hồ.
Bước 4 : vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
 -Lấy 4 điểm chính để ghi số 3, 6, 9, 12 rồi chấm các điểm chỉ giờ khác.
 -Vẽ kim ngắn chỉ giờ kim dài chỉ phút.
 - Gài dây đeo vào mặt đồng hồ gài đầu dây thừa qua đai ta được chiếc đồng hồ.
3. Củng cố dặn dò: 
+ Để làm được chiếc đồng hồ phải qua mấy bước ? Đó là những bước nào ?
-Về nhà tập làm cho thành thạo để tiết sau thực hành.
 -Nhận xét đánh giá tiết học. 
 - HS quan sát.
-Mặt đồng hồ, dây đeo, dây cài.
 - Làm bằng giấy màu.
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- 2 HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(99).doc