TUẦN 1: Tự nhiên xã hội (Tiết 1:)
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP.
I.Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có khả năng:
-Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
-Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
-Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta cóthể chết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho HĐ 1.
- Tranh cơ quan hô hấp.
III.Hoạt động dạy và học:
TUẦN 1: Tự nhiên xã hội (Tiết 1:) HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP. Ngày dạy:18/ 8/ 2009. I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng: -Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. -Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ. -Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta cóthể chết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập cho HĐ 1. - Tranh cơ quan hô hấp. III.Hoạt động dạy và học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS A.Ổn định (1 phút) B.Bài mới: HĐ1: Thực hành hít thở sâu (15 phút) -HĐ2: Quan sát và thảo luận (13 -15 phút) HĐ3: Trò chơi: Ai nhanh hơn (4 phút) C.Nhận xét- dặn dò (2 phút) -GT bài, ghi đề bài. -Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức. -Tiến hành: -Bước1: - Yc HS quan sát H1 SGK và cho biết các bạn đang làm gì? - Gọi HS trả lời. -Bước2: Trò chơi: - Cho cả lớp cùng thực hiện động tác : “ Bịt mũi, nín thở trong 5 giây”. - Hỏi: Sau khi bịt mũi, nín thở, em thấy như thế nào? - Nhận xét. -Bước3: - Yêu cầu cả lớp đứng lên thực hiện động tác hít thở sâu như H1- SGK. -Sau khi HS thực hiện xong, GV nêu câu hỏi: + Khi hít vào thật sâu, em cảm thấy lồng ngực thế nào? +Khi thở ra hết sức, em cảm thấy lồng ngực thế nào? +Em hãy so sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và thở sâu? +Nêu ích lợi của việc thở sâu? - Liên hệ: buổi sáng thức dậy, tập thể dục, các em cần hít thở sâu để cơ thể khoẻ mạnh. - Kết luận: hoạt động hít vào và thở ra liên tục đều đặn chính là hoạt động hô hấp.Khi hít vào thật sâu thì lá phổi lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuốngđể đẩy không khí từ phổi ra ngoài. Mục tiêu: -Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. -Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ. -Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người. -Tiến hành: -Bước1: Hs làm việc theo cặp. - Treo tranh cơ quan hô hấp lên bảng và yêu cầu HS quan sát thảo luận nhóm đôi, tg 4’, theo các gợi ý: +Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp? + Mũi dùng để làm gì? +Khí quản, phế quản có chức năng gì? +Phổi có chức năng gì? -Gọi vài nhóm HS lên bảng: một em hỏi, một em trả lời. - Chốt lại ý chính. -Bước2: Làm việc cả lớp - Yêu cầu HS theo dõi mục : “ Bạn cần biết ”, nêu câu hỏi: +Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì? +Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? +Nếu ngừng thở từ 3 - 4 phút chúng ta sẽ như thế nào? -Kết luận và liên hệ thực tế: các em nên giữ gìn cơ quan hô hấp, nên hít thở không khí trong lành, tránh nơi có bụi. Vào mùa đông, các em phải giữ ấm cổ và ngực. Khi chơi, em cần tránh đừng để bất cứ vât gì rơi vào mũi sẽ làm tắt đường thở. Mục tiêu: củng cố nội dung bài học -Treo 2 sơ đồ câm về cơ quan hô hấp. -Nêu luật chơi: 2 đội, mỗi đội 3 em, khi có hiệu lệnh, mỗi em của từng đội sẽ lần lượt gắn các bộ phận của cơ quan hô hấp vào đúng vị trí trên sơ đồ . Nhóm nào gắn nhanh, đúng là thắng. -Cho hs thực hiện -Sau khi HS chơi, GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS về nhà học bài và thực hiện những điều đã học. -Chuẩn bị bài sau: Nên thở như thế nào? HS hát 1 bài. -Nghe, 1 hs nhắc lại. -HS quan sát H1. -HS nêu. -Cả lớp thực hiện động tác. -Trả lời. -HS thực hiện. -Trả lời cá nhân, lớp nhận xét bổ sung. -Nghe. -Thảo luận theo yc. -Vài nhóm trình bày. Lớp bổ sung. -Nghe. -Trả lời cá nhân, lớp nhận xét bổ sung. -Nghe. -Nghe. -HS tham gia chơi. - Lớp nhận xét.
Tài liệu đính kèm: