Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm

Tự nhiên xã hội (Tiết 26 )

Đề bài: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM.

I.Mục tiêu: Sau bài học, hs có khả năng:

 -Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, chạy đuổi nhau, ném nhau

 *HS có khả năng phát triển: Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.

 -Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi sao cho vui vẻ và an toàn.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Các hình trang 50, 51 SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 5474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội (Tiết 26 )
Đề bài: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM.
 Ngày dạy: 19. 11. 2009.
I.Mục tiêu: Sau bài học, hs có khả năng:
 -Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, chạy đuổi nhau, ném nhau
 *HS có khả năng phát triển: Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
 -Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi sao cho vui vẻ và an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Các hình trang 50, 51 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(4 phút)
B.Bài mới
HĐ1:
Quan sát theo cặp
( 11 phút)
HĐ2:Thảo luận nhóm
( 10-12 phút )
HĐ 3:
Trò chơi
Phóng viên
( 10 phút)
Nhận xét -dặn dò
( 2 phút)
-Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
-Nêu câu hỏi:
 +Ngoài hoạt động học tập, hs còn tham gia những hoạt động gì do nhà trường tổ chức?
 +Hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp em được những gì?
-Nhận xét.
-Gt bài, ghi đề bài.
-Mục tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ sao cho vui vẻ và an toàn.
-Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
-Tiến hành:
-Bước1: Gv hướng dẫn hs quan sát các hình trang 50,51 theo cặp, tg 5’.
 +Bạn cho biết tranh vẽ gì?
 +Chỉ và nói tên những trò chơi nguy hiểm có trong hình vẽ ?
 +Điều gì có thể xảy ra nếu chơi các trò chơi nguy hiểm đó?
 +Em có chơi các trò chơi như các bạn trong hình vẽ không?
 +Khi thấy bạn chơi các trò chơi nguy hiểm đó, em sẽ làm gì?
-Bước2: Mời 1 số cặp lên trình bày
-Gv theo dõi, bổ sung và hoàn thiện phần hỏi và trả lời của hs.
-Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại, vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi song không được quá sức ,không nguy hiểm như: đánh quay, ném nhau, ví bắt 
-Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh những nguy hiểm ở trường.
*HS có khả năng: Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần hất.
-Bước 1: Gv hướng dẫn hs sinh hoạt nhóm:
 +Kể những trò chơi em thường chơi trong giờ ra chơi và trong giờ nghỉ giải lao?
 +Nhóm nx: Trò chơi nào có ích, trò chơi nào nguy hiểm cần tránh?
-Bước2: Mời đại diện các nhóm báo cáo.
-Gv theo dõi và phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại:
 +Đá bóng trong giờ chơi dễ gây mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn, ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau.
 +Leo trèo có thể ngã, gãy chân tay
-Hỏi: dành cho hs có khả năng phát triển:
 +Khi có xảy ra tai nạn do chơi các trò chơi trong giờ ra chơi, các em làm thế nào?
-Kết thúc bài học, gv cho học sinh chơi trò chơi : “ Phóng viên ”.
-Mục tiêu: Củng cố để hs nhớ những trò chơi an toàn và tránh những trò chơi nguy hiểm.
-Tiến hành:
-Bước1: Gv hướng dẫn cách chơi
-Đầu tiên, cô sẽ mời một bạn xung phong đóng vai phóng viên, bạn đó sẻ hỏi từ 1 đến 2 bạn, mỗi bạn 1 đến 2 câu hỏi bất kì về các trò và ích lợi của các trò chơi mà các bạn trong lớp tham gia, để nhiều bạn được làm phóng viên nên mỗi phóng viên chỉ hỏi từ một đến 2 bạn, mỗi bạn từ một đến 2 câu hỏi hay nhất. Các bạn dưới lớp sẵn sàng trả lời câu hỏi của phóng viên.
-Lớp theo dõi và bình chọn phóng viên xuất sắc nhất.
-Bước 2: Cả lớp cùng tham gia với các phóng viên.
-Bước 3: Gv nhận xét, tuyên dương
-Gọi hs đọc mục : “ Bóng đèn toả sáng”.
-Liên hệ thực tế+ tổng kết bài:
-Nhắc nhở hs sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ và giờ ra chơi, không được chơi các trò nguy hiểm.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn hs học bài.
-Chuẩn bị bài sau: Tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống.
-2 hs trả lời. Lớp nhận xét.
-1 hs nêu lại.
-Quan sát và thảo luận theo cặp, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời.
-1 số cặp trình bày.
-Nhóm bạn bổ sung.
-Nghe.
-Hs lắng nghe.
-Thảo luận nhóm.
+Các em lần lượt kể các trò chơi mà mình đã tham gia, thư kí ghi.
+Cả nhóm nhận xét. 
-Đại diện các nhóm báo cáo. Nhóm khác bổ sung.
-Hs chú ý lắng nghe.
-Một số hs trả lời, lớp nghe và bổ sung.
-Hs lắng nghe.
-Cả lớp cùng tham gia trò chơi.
-1 hs đọc.
-Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 26.doc