Giáo án: Tự nhiên xã hội 3 - Tuần 15 đến 29 - Trường TH An Thạnh 1

Giáo án: Tự nhiên xã hội 3 - Tuần 15 đến 29 - Trường TH An Thạnh 1

Tuần 15

Ngày dạy:

CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

 I/ Mục tiêu:

 Sau bài học, HS biết:

 - Kể được tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.

 - Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.

 -GDHS yêu quê hương

 II/ Chuẩn bị : Một số bì thư , điện thoại đồ chơi.

 III/ Các hoạt động dạy - học::

 

doc 43 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1367Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Tự nhiên xã hội 3 - Tuần 15 đến 29 - Trường TH An Thạnh 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày dạy :
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
 I/ Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS biết:
 - Kể được tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh. 
 - Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
 -GDHS yêu quê hương
 II/ Chuẩn bị : Một số bì thư , điện thoại đồ chơi.
 III/ Các hoạt động dạy - học::	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 Bước 1 - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý sau: 
+ Bạn đã đến nhà bưu điện chưa? Hãy kể về những hoạt động diễn ra của bưu điện ?
+ Nêu ích lợi của hoạt đông bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?
* Bước 2 : -Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
- GV kết luận: Bưu điện giúp chúng ta chuyển tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nướcng giữa trong nước và nước ngoài .
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
 Bước 1 : 
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, yêu cầu thảo luận theo gợi ý :
+ Nêu nhiệm vụ và ích lợi của của hoạt động phát thanh, truyền hình ?
Bước2 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, kết luận: Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở phát tin tức trong và ngoài nước, giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế, ... . 
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi " Chuyển thư" 
- Nêu cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi chơi chính thức
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Xem trước bài mới .
- 2HS trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận theo gợi ý.
- Lần lượt từng cặp lên trình bày trước lớp. 
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
- Tiến hành thảo luận, trao đổi theo nhóm. 
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm trả lời đầy đủ nhất.
- Tham gia chơi TC.
- 2HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
 I/ Mục tiêu: Học sinh biết: 
 - Kể được tên một số hoạt động nông nghiệp diễn ra ở tỉnh nơi các em đang sống. 
 - Nêu ích lợi của các hoạt động nông nghiệp trong đời sống .HSKG giới thiệu được một họat động nông nghiệp
 GDHS yêu họat động nông nghiệp
 *KNS:Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin:Quan sát 
 -Tổng hợp sắp xếp thông tin
 II/ Chuẩn bị : Các hình trang 58 , 59 ; tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.
 III/ Hoạt đông dạy - học::
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên các cơ sở thông tin liên lạc mà em biết.
- Nêu nhiệm vụ của các cơ sở thông tin liên lạc.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm 
Bước : - chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.
- Yêu cầu các nhóm quan sát trả lời các câu hỏi gợi ý: 
+ Kể tên các hoạt động được giói thiệu trong các tranh ? 
 + Các hoạt động đó mamg lại lợi ích gì ?
Bước 2 : 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ... được gọi là hoạt động nông nghiệp.
* Hoạt động 2 .
 Bước 1 : Làm việc theo cặp .
- Yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi theo gợi ý :
- Hãy kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi bạn đang ở ?
Bước2 
- Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp .
- GV chốt lại
* Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp. 
Bước 1: - Chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày tranh ảnh sưu tầm được trên tờ giấy.
Bước 2: 
- Mời từng nhóm treo tranh ở bảng lớp, bình luận tranh của từng nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Cho liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- 2 em trả lời câu hỏi.
- lớp theo dõi, nhận xét ý kiến của bạn.
- Lớp theo dõi.
- Ngồi theo nhóm.
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
 trồng ngô , khoai , sắn , chè , chăn nuôi trâu bò  
- Tiến hành thảo luận theo từng cặp trao đổi và nói cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi mình đang ở .
- Lần lượt một số cặp lên trình bày trước lớp. 
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Lớp chia ra các nhóm để thảo luận , trao đổi và trình bày các bức tranh lên tờ giấy lớn.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày và giới thiệu về các hoạt động nông nghiệp trước lớp.
- Lớp quan sát nhận xét và bình chọn.
. 
Tuần 16
Ngày dạy :
CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
 I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS biết : 
 - Kể được tên một số hoạt động công nghiệp thương mại diễn ra ở tỉnh nơi các em đang sống.
 - Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp thương mại trong đời sống .
 GDHS yêu qúy các họat động nông nghiệp
 *Biết lợi ích và tác hại của họat động đó(GDBVMT)
 *KNS :Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Quan sát tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp ở nơi mình đang sống
	Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống
 II/ Chuẩn bị: - Các hình trang 60, 61 SGK.
 - Tranh ảnh sưu tầm về chơ, cảnh mua bán, 1 số đồ chơi, hàng hóa.
 III/ Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp mà em biết.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
 *Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp 
-Yêu cầu các cặp kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Mời một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
- Giới thiệu thêm các hoạt động như khai thác quặng kim loại, luyện thép, lắp ráp ô tô, xe máy .. đều gọi là hoạt đọng công nghiệp.
* Hoạt động 2 Làm việc theo nhóm .
- Yêu cầu từng em quan sát các hình trong SGK.
- Mời mỗi em nêu tên một hoạt động công nghiệp đã quan sát được trong hình.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp ?
- Mời đại diện nhóm trình kết quả thảo luận.
- KL: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt ... gọi là hoạt động công nghiệp.
* Hoạt động3 : Làm việc theo nhóm 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Những hoạt động mua bán như hình 4, 5 - SGK thường gọi là hoạt động gì?
+ Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?
+ Hãy kể tên 1 số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em?
- Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. 
* Hoạt động 4 : Trò chơi bán hàng .
- Hướng dẫn chơi trò chơi “ Bán hàng “
- Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp.
- Một số cặp lên trình bày trước lớp.
- Các cặp khác theo dõi bổ sung.
- Từng cá nhân quan sát các bức tranh .
- Lần lượt từng em nêu tên một hoạt động công nghiệp trong tranh. 
- Ích lợi của các hoạt động công nghiệp:
+ Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy.
+ Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt.
+ Dệt cung cấp vải, lụa, ...
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
+ Hoạt động mua bán còn gọi là Thương mại Nêu ra một số tên chợ , siêu thị và các hoạt động công nghiệp.
- Các nhóm tiến hành phân vai người mua và người bán lên đóng vai diễn trước lớp.
- Lớp quan sát nhận xét tinh thần thái độ của các bạn khi tham gia chơi TC.
Ngày dạy :
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
 I/ Mục tiêu : 
 Sau bài học, HS biết:
 - Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
 - Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.
 -Yêu qúy công việc làng quê và đô thôn
 *Nhận ra sự khác biệt giữa môi trườngsống làng quê và môi trường sống đô thị
* KNS : 
_ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : So sánh tìm ra những đặt điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị
_ Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị
 II/ Chuẩn bị : Các hình trong SGK trang 62, 63; tranh ảnh sưu tầm về đô thị và làng quê.
 III/ Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu tên 1 số hoạt động công nghiệp mà em biết?
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
*Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm 
 Bước 1 - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong SGK và ghi kết quả vào bảng sau:
 Làng quê
Đô thị
+ Phong cảnh, nhà cửa
+ Hoạt động sinh sống của ND
+ Đường sá, hoạt động giao thông ... chung của chim.
+ Tại sao không nên bắn và bắt tổ chim?.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung:
+ Đó là con lợn (heo)
+ Là con trâu 
+ Con bò.
+ Các loài thú như: Trâu, bò, lợn, chó, mèo, là những con vật đẻ con và chúng nuôi con bằng sữa.
+ Ích lợi: Mèo bắt chuột, Chó giữ nhà, lợn cung cấp thịt, phân bón. Trâu, bò cày kéo, thịt, phân bón,
+ HS tự liên hệ.
- Lớp thực hành vẽ con vật mà em thích.
- HS tự liên hệ.
Tuần 28
Ngày dạy:
THÚ
 (Tiếp theo)
I / Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 -Nhận ra sự phong phú đa dạng của các con vật sống trong mơi trường tự nhiên
- Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của con thú rừng được quan sát. 
-Cĩ ý thức bảo vệ sự đa dạng của các lịai vật trong tự nhiên
 - Nêu được sự cần thiết bảo vệ các loài thú rừng. Vẽ và tô màu một loài thú rừng em yêu thích.
* KNS
	_ Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị; xây dựng niềm tin và sự cần thiết trong việc bảo vệ các laồi thú rừng
	_ Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lụa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loại thú rừng địa phương
 Ii / Chuẩn bị: Tranh ảnh trong sách trang 106, 107. Sưu tầm ảnh các loại thú rừng mang đến lớp.
Iii / Hoạt động dạy - học :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Thú tiết 1".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận. 
 Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- Yêu cầu các quan sát các tranh vẽ các con thú rừngø trang 106, 107 SGK và ảnh các loại thú rừng sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi: 
+ Kể tên các con thú rừng mà em biết ?
+ Nêu đặc điểm, cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng mà em biết ?
+ So sánh và tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên mỗi nhóm trình bày về hình dạng, đặc điểm bên ngoài của một loài thú rừng.
- Hướng dẫn học sinh phân biệt về thú nhà và thú rừng 
- Giáo viên kết luận: 
+ Thú rừng cũng có những đặt điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
+ Thú nhà là loài thú được con người nuôi dưỡng, Thú rừng là loài thú sống hoanh dã.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
Bước 1 : - Chia lớp thành các nhóm nhỏ. 
- Phát cho mỗi nhóm các bức tranh về thú rừng và các bức tranh do nhóm tự sưu tầm.
- Yêu cầu các nhóm phân loại : Loài thú ăn cỏ. Loài thú ăn thịt.
- Tai sao chúng ta cần phải bảo vệ thú rừng ?
Bước 2: - Mời đại diện các nhóm lên trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp cử người lên thuyết minh cho bộ sưu tập.
- Yêu cầu các nhóm đưa ra các biện pháp bảo vệ thú rừng,..
+ Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ thú rừng ?
3) Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của thú.
+ Nêu ích lợi của các thú nhà.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung:
+ Các loài thú rừng và nhà có những điểm giống nhau như : Là những con vật có lông mao, đẻ con và chúng nuôi con bằng sữa.
Khác nhau là : Thú nhà được con người nuôi thuần dưỡng qua nhiều đời nên thích nghi với điều kiện chăm sóc, còn thú rừng sống hoang dã thích nghi với cuộc sống tự nhiên và tự kiếm ăn.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ. 
- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập được giao. 
- Đại diện lên đứng lên báo cáo trước lớp về bộ sưu tập các loài thú rừng và các biện pháp nhằm bảo vệ thú rừng như : Không săn bắn các loài thú rừng, không chặt phá rừng làm mất nơi ở và sinh sống của thú rừng, 
- Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Vận động gia đình không săn bắt hay ăn thịt thú rừng.
Ngày dạy:
MẶT TRỜI
I/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 -Mặt trời là ngu6ịn năng lượng cơ bản cho sự sống trên trái đất
 - Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.
 - Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Kể về một vài ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày.
 -GDHS yêu thiên nhiên
II / Chuẩn bị: Tranh ảnh trong sách trang 110, 111. 
III / Hoạt động dạy - học :	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Thú tiết 2".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
1) Giới thiệu bài:
2) Khai thác: 
* Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận. 
 Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi: 
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? 
+ Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao?
+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt 
* Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời 
Bước 1:
- Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi thảo luận trong nhóm theo gợi ý :
+ Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ?
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ? 
Bước 2:
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, ngừoi và động vật khỏe mạnh.
* Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
- Mời một số em trả lời trước lớp.
- Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ?
- Giáo viên kết luận: Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng năng lượng của Mặt Trời: pin Mặt Trời.
 3) Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của thú rừng.
+ Em cần làm gì để bảo vệ thú rừng ?
- Lớp theo dõi.
- Từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận và đi đến thống nhất: 
+ Chúng ta nhìn rõ mọi vật là nhờ mặt trời chiếu sáng. 
+ Khi đi ra ngoài trời nắng ta thấy nóng. Vì do sức nóng của mặt trời chiếu vào.
+ Khi đi ra ngoài trời chúng ta nhìn thấy mọi vật và thấy nóng điều đó chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.
- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ. 
- Lớp ra ngoài trời để quan sát phong cảnh xung quanh trường, thảo luận trong nhóm .
+ Mặt trời có vai trò chiếu sáng, sưởi ấm, giúp cho con người phơi khô quần áo Giúp cho cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
+ Nếu không có mặt trời thì sẽ không có sự sống trên trái đất.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Học sinh làm việc cá nhân quan sát các hình 2, 3, 4 kể cho bạn nghe về việc con người đã dùng ánh sáng mặt trời trong cuộc sống.
- Một số em lên lên kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Tuần 29
Ngày dạy :
	Thực hành : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
I/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 - Vẽ, nói hoặc viết về cây cối và các con vật mà đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên. 
 - Khái quát hóa những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
 -GDHS yêu thiên nhiên
	* KNS:
	_ Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thơng tin: tổng hợp các thơng tin thgu nhận được về các loại cây, con vật; khái quát hĩa về đặc điểm chung của các loại thực vật và động vật
	_ Kĩ năng hợp tác: hợp tác khi làm việc nhĩm như: kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diển đạt, tơn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nổ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhĩm.
	_ Trình bày kết quả thu nhận đượccủa nhĩm bằng hình ảnh, thơng tin..
II/ Chuẩn bị: - Tranh ảnh trong sách trang 108, 109. 
 - Mỗi HS 1 tờ giấy A4, bút màu. Giấy khổ to, hồ dán.
III/ Hoạt động dạy - học :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Mặt Trời".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: 
- Dẫn HS đi thăm thiên ở khu vực gần trường.
- Cho HS đi theo nhóm.
* Hoạt động 2: 
- Giao nhiệm vụ: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật mà em đã nhìn thấy.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành làm việc.
- Theo dõi nhắc nhở các em.
* Hoạt động 2: 
- Tập trung HS, nhận xét, dặn dò và cho HS về lớp. 
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu vai trò của Mặt Trời đối với đời sông con người, động vật và thực vật.
+ Người ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ?
- Lớp theo dõi.
- Đi theo nhóm đến địa điểm tham quan. 
- Lắng nghe nhận nhiệm vụ học tập.
- Các nhóm tiến hành làm việc.
- Tập trung, nghe dặn dò và về lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 3 Tuan 1528 TNXH.doc