KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Rễ cây
I. Mục tiêu:
- Kể được một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ cũ
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm; trò chơi; đóng vai.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Các hình trong SGK trang 82, 83. Sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC Tự nhiên & xã hội Rễ cây I. Mục tiêu: - Kể được một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ cũ II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học: - Thảo luận nhóm; trò chơi; đóng vai. III. Phương tiện dạy – học: 1/- GV: Các hình trong SGK trang 82, 83. Sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp. 2/- HS: Dụng cụ học tập. IV. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2HS: + Nêu chức năng của thân cây đối với cây. + Nêu ích lợi của thân cây. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. - Ghi tên bài lên bảng. b) Khai thác nội dung bài. * Hoạt động 1: Làm việc với SGK . Bước 1 :. Thảo luận theo cặp : - Yêu cầu từng cặp quan sát các hình 1, 2, ... 7 trang 82, 83 và mô tả về đặc điểm của rễ cọc rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. Bước 2: Làm việc cả lớp - Mời một số em đại diện một số cặp lên trình bày về đặc điểm của rễ cọc , rễ chùm và rễ phụ , rễ củ. - Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. * Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật . * Bước 1: - Chia lớp thành hai nhóm. - Phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính . - Yêu cầu hai nhóm dùng băng keo gắn các loại rễ đã sưu tập được lên tờ bìa rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại rễ. Bước 2: - Mời đại diện từng nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của nhóm mình trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi nhóm sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp, nhanh và giới thiệu đúng. 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét - Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học - Báo cáo sĩ số - Hát vui. - 2 em trả lời nội dung câu hỏi. - Lớp theo dõi nhận xét. - Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh. - Từng cặp ngồi quay mặt với nhau quan sát tranh 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 trong sách giáo khoa trang 82 và 83 chỉ tranh và nói cho nhau nghe về tên và đặc điểm của từng loại rễ cây có trong các hình. - Một số em đại diện các cặp lần lượt lên mô tả về đặc điểm và gọi tên từng loại rễ cây. - Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung. - Các nhóm thảo luận rồi dán các loại rễ cây mà nhóm sưu tầm được vào tờ bìa và ghi tên chú thích về đặc điểm của từng loại rễ vào phía dưới các rễ vừa gắn. - Đại diện các nhóm lần lượt lên chỉ và giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cho lớp nghe. - Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc. - Nêu nội dung bài học - 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét. F Rút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH DẠY – HỌC Tự nhiên & xã hội Rễ cây ( t t ) I. Mục tiêu: - Nêu được chức năng của rễ đối với dời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người. II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học: - Thảo luận nhóm; trò chơi; đóng vai. III. Phương tiện dạy – học: 1/- GV: Các hình trong sách trang 84, 85. 2/- HS: Dụng cụ học tập. IV. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra các kiến thức bài “ rễ cây tiết 1“ - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. - Ghi tên bài lên bảng. b) Khai thác nội dung bài. * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Bước 1: Thảo luận theo nhóm - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý: + Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82. + Theo bạn vì sao nếu không có rễ , cây không sống được? + Theo bạn, rễ cây có chức năng gì ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Nhận xét và kết luận: SGK. * Hoạt động 2: Quan sát Bước 1: Làm việc theo cặp - Yêu cầu 2 em ngồi quay mặt vào nhau và chỉ vào rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4 , 5 trang 85 sách giáo khoa cho biết những rễ đó được dùng để làm gì ? Bước 2 : Hoạt động cả lớp . - Cho HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì ? - Giáo viên nêu kết luân: sách giáo khoa. 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét - Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học - Báo cáo sĩ số - Hát vui. - 2HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. - Cả lớp theo dõi nhận xét. - Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh. - Các nhóm tiến hành thảo luận. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung: Rễ cây đâm sâu xuống đất hút các chất dinh dưỡng , nước và muối khoáng để nuôi cây và giữ cho cây không bị đổ vì vậy nếu không có rễ thì cây sẽ chết. - - Quan sát các hình 4,5,6,7,8 trang 80, 81 sách giáo khoa . - Các cặp trao đổi thảo luận, sau đó một số em đại diện lên đứng trước lớp đố nhau -Lần lượt em này hỏi một câu em kia trả lời sang câu khác lại đổi cho nhau. Nếu cặp nào trả lời đúng nhiều câu hơn thì cặp đó thắng . - Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc. - Nêu nội dung bài học - 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét. F Rút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH DẠY – HỌC Tự nhiên & xã hội Lá cây I. Mục tiêu: - Biết cấu tạo ngoài của lá cây. - Biết sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây. II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học: - Thảo luận nhóm; trò chơi; đóng vai. III. Phương tiện dạy – học: 1/- GV: Các hình trong sách trang 86, 87 Giấy khổ A0 và băng keo. Sưu tầm các lá cây khác nhau. 2/- HS: Dụng cụ học tập. IV. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - KT hai em: + Nêu chức năng của rễ cây ? + Một số rex cây được dùng để làm gì ? - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. - Ghi tên bài lên bảng. b) Khai thác nội dung bài. * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm . Bước 1 : Thảo luận theo cặp - Yêu cầu quan sát các bức tranh 1, 2, 3, 4 trang 86 và 87 và các lá sưu tầm được nói cho nhau nghe và mô tả về màu sắc, hình dạng kích thước của những lá quan sát được. - Hãy chỉ đâu là cuống lá phiến lá ? Bước 2 : Làm việc cả lớp - Mời một số em đại diện một số cặp lên trình bày về màu sắc, hình dạng và chỉ ra từng bộ phận của lá. - GV kết luận: sách giáo khoa. * Hoạt động 2: Làm việc với vật thật. Bước 1: - Chia lớp thành 3 nhóm. - Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và băng dính. - Y êu cầu hai nhóm dùng băng keo gắn các loại lá cây có hình kích thước và hình dạng tương tự nhau lên tờ giấy A 0 rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại lá. Bước 2 : - Mời lần lượt các thành viên chỉ vào bảng và giới thiệu trước lớp về đặc điểm tên gọi từng loại lá. - Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều và giới thiệu đúng. 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét - Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học - Báo cáo sĩ số - Hát vui. - 2HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Lớp theo dõi nhận xét. - Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh. - HS thảo luận theo cặp. - Một số em đại diện các cặp lần lượt lên mô tả về hình dáng, màu sắc, chỉ ra từng bộ phận lá cây. - Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có - Các nhóm thảo luận rồi dán các loại lá cây mà nhóm sưu tầm được vào tờ giấy A0 và ghi tên chú thích về đặc điểm của từng loại lá vào phía dưới các lá cây vừa gắn. - Từng nhóm cử đại diện lên đứng trước chỉ vào tờ giấy và giới thiệu cho lớp nghe. - Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc. - Nêu nội dung bài học - 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét. F Rút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH DẠY – HỌC Tự nhiên & xã hội Khả năng kì diệu của lá cây GD kĩ năng sống I. Mục tiêu: - Nêu được chức năng của lá cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người. - Biết được quá trình quang hợp của lá diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm. II. Giáo dục kĩ năng sống - Tìm kiếm kĩ năng và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối với cây, đời sống động vật và con người. - Kĩ năng làm chủ bản thân: có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi trong cuộc sống: Không bẻ cành, bức lá, làm hại với cây. - Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặn, ứng phó với những hành vi làm hại cây. III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học: - Quan sát; thảo luận, làm việc nhóm. IV. Phương tiện dạy – học: 1/- GV: Tranh ảnh trong SGK trang 88, 89. 2/- HS: Dụng cụ học tập. V. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 em. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. - Ghi tên bài lên bảng. b) Khai thác nội dung bài. * Hoạt động 1: Thảo luận Bước 1: Thảo luận theo cặp - Yêu cầu từng cặp dựa vào hình 1 SGK trang 88 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. + Trong quá trình quang hợp thì lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? + Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ? + Quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? + Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Mời một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét chốt lại ý đúng. + Vậy lá cây có có những chức năng nào ? * Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm. Bước 1 : - Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận dựa vào thực tế cuộc sống và hình trong sách giáo khoa trang 89 để: + Nêu ích lợi của lá cây ? + Kể tên 1 số lá cây dùng để gói bánh, làm thuốc, để ăn, làm nón, lợp nhanh[ Bước 2: - Mời đại diện các nhóm thi kể trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét - Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học - Báo cáo sĩ số - Hát vui. - 2 em trả lời nội dung câu hỏi. - Lớp theo dõi nhận xét. - Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh. - Các cặp ngồi xoay mặt vào với nhau để quan sát hình 1 trong sách giáo khoa trang 88 để đặt câu hỏi và trả lời với nhau. + Lá cây khi quang hợp hấp thụ khí các bon níc và thải ra khí ô xi, quá trình này xảy ra vào ban ngày. Ngược lại trong quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí ô - xi và thải ra các bon - níc, quá trình này ... uôi thuần dưỡng qua nhiều đời nên thích nghi với điều kiện chăm sóc, còn thú rừng sống hoang dã thích nghi với cuộc sống tự nhiên và tự kiếm ăn. - 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ. - Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập được giao. - Đại diện lên đứng lên báo cáo trước lớp về bộ sưu tập các loài thú rừng và các biện pháp nhằm bảo vệ thú rừng như : Không săn bắn các loài thú rừng, không chặt phá rừng làm mất nơi ở và sinh sống của thú rừng, - Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc. + Vận động gia đình không săn bắt hay ăn thịt thú rừng. - Lớp thực hành vẽ. - Từng nhóm dán sản phẩm vào tờ phiếu rồi trưng bày trước lớp. - Cử đại diện lên giới thiệu các bức tranh của nhóm. - Nêu nội dung bài học - 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét. F Rút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH DẠY – HỌC Tự nhiên & xã hội Mặt trời GDBVMT – Mức độ: Liên hệ I. Mục tiêu cần đạt: - Nêu được vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất: mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm trái đất . - Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời. GDBVMT: Biết mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học: - Thảo luận nhóm; trò chơi; đóng vai. III. Phương tiện dạy – học: 1/- GV: Tranh ảnh trong sách trang 110, 111. 2/- HS: Dụng cụ học tập. IV. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài "Thú tiết 2". - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. - Ghi tên bài lên bảng. b) Khai thác nội dung bài. * Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận. Bước 1: Thảo luận theo nhóm - Chia nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi: + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? + Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao? + Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ? Bước 2 : Làm việc cả lớp - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt GDBVMT: Biết mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. * Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời Bước 1: - Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi thảo luận trong nhóm theo gợi ý : + Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ? + Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ? Bước 2: - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận. * Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa. - Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời. - Mời một số em trả lời trước lớp. - Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? - Giáo viên kết luận: Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng năng lượng của Mặt Trời: pin Mặt Trời. 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét - Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học - Báo cáo sĩ số - Hát vui. - 2HS trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm chung của thú rừng. + Em cần làm gì để bảo vệ thú rừng ? - Lớp theo dõi nhận xét. - Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh. - Từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận và đi đến thống nhất: + Chúng ta nhìn rõ mọi vật là nhờ mặt trời chiếu sáng. + Khi đi ra ngoài trời nắng ta thấy nóng. Vì do sức nóng của mặt trời chiếu vào. + Khi đi ra ngoài trời chúng ta nhìn thấy mọi vật và thấy nóng điều đó chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. - Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ. - Lớp ra ngoài trời để quan sát phong cảnh xung quanh trường, thảo luận trong nhóm . + Mặt trời có vai trò chiếu sáng, sưởi ấm, giúp cho con người phơi khô quần áo Giúp cho cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh. + Nếu không có mặt trời thì sẽ không có sự sống trên trái đất. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Học sinh làm việc cá nhân quan sát các hình 2, 3, 4 kể cho bạn nghe về việc con người đã dùng ánh sáng mặt trời trong cuộc sống. - Một số em lên lên kể trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - Nêu nội dung bài học - 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét. F Rút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH DẠY – HỌC Tự nhiên & xã hội Thực hành : Đi thăm thiên nhiên GDBVMT – Mức độ: liên hệ GD kĩ năng sống I. Mục tiêu cần đạt: - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã được gặp khi đến thăm thiên nhiên. - Biết phân loại một số cây, con vật đã gặp. GDBVMT: Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. Yêu quý thiên nhiên. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét môi trường xung quanh. II. Giáo dục kĩ năng sống - Tìm kiếm kĩ năng và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loài cây, con vật; khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật - Kĩ năng hợp tác: hợp tác khi làm việc nhóm như: KN lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nổ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm. - Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin, III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học: - Quan sát, thực địa; làm việc nhóm; thảo luận. IV. Phương tiện dạy – học: 1/- GV: Tranh ảnh trong sách trang 108, 109. 2/- HS: Mỗi HS 1 tờ giấy A4, bút màu. Giấy khổ to, hồ dán. V. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài "Mặt Trời". - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. - Ghi tên bài lên bảng. b) Khai thác nội dung bài. * Hoạt động 1: - Dẫn HS đi thăm thiên ở khu vực gần trường. - Cho HS đi theo nhóm. * Hoạt động 2: - Giao nhiệm vụ: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật mà em đã nhìn thấy. - Yêu cầu các nhóm tiến hành làm việc. - Theo dõi nhắc nhở các em. * Hoạt động 2: - Tập trung HS, nhận xét, dặn dò và cho HS về lớp. GDBVMT: Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. Yêu quý thiên nhiên. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét môi trường xung quanh. 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét - Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học - Báo cáo sĩ số - Hát vui. - 2HS trả lời câu hỏi: + Nêu vai trò của Mặt Trời đối với đời sông con người, động vật và thực vật. + Người ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? - Lớp theo dõi nhận xét. - Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh. - Đi theo nhóm đến địa điểm tham quan. - Lắng nghe nhận nhiệm vụ học tập. - Các nhóm tiến hành làm việc. - Tập trung, nghe dặn dò và về lớp. - Nêu nội dung bài học - 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét. F Rút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH DẠY – HỌC Tự nhiên & xã hội Thực hành : Đi thăm thiên nhiên (t2) GDBVMT – Mức độ: liên hệ GD kĩ năng sống I. Mục tiêu cần đạt: - Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã được gặp khi đến thăm thiên nhiên. - Biết phân loại một số cây, con vật đã gặp. GDBVMT: Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. Yêu quý thiên nhiên. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét môi trường xung quanh. II. Giáo dục kĩ năng sống - Tìm kiếm kĩ năng và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loài cây, con vật; khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật - Kĩ năng hợp tác: hợp tác khi làm việc nhóm như: KN lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nổ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm. - Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin, III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học: - Quan sát, thực địa; làm việc nhóm; thảo luận. IV. Phương tiện dạy – học: 1/- GV: Tranh ảnh trong sách trang 100, 101. Sưu tầm ảnh các loại cá mang đến lớp. 2/- HS: Dụng cụ học tập. V. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài "Tôm - Cua". - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. - Ghi tên bài lên bảng. b) Khai thác nội dung bài. * Hoạt động 1 : Quan sát - Yêu cầu HS làm việc theo từng nhóm. - Yêu cầu các cá nhân lần lượt báo cáo với nhóm kết quả quan sát. - Yêu cầu các nhóm trao đổi để vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm và đính vào một tờ giấy khổ to. - Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm. - Mời đại diện báo cáo trước lớp. GDBVMT: Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. Yêu quý thiên nhiên. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét môi trường xung quanh. * Hoạt động 2 : - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý : - Nêu những đặc điểm chung của thực vật ? Đặc điểm chung của động vật ? - Nêu đặc điểm chung của cả thực vật và động vật. - Lắng nghe và nhận xét đánh giá. * KL: SGK. 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét - Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học - Báo cáo sĩ số - Hát vui. - 2HS trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm chung của tôm - cua. + Nêu ích lợi của tôm - cua. - Lớp theo dõi nhận xét. - Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh. - Các nhóm trưởng điều khiển các tổ viên lần lượt trình bày những gì mà quan sát được, hoặc ghi chép và vẽ được. - Các nhóm tiến hành trình bày chung các sản phẩm của từng cá nhân vào một tờ giấy lớn chung cho cả nhóm. - Cử đại diện của nhóm lên báo cáo trước lớp. - Chia ra từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận để chỉ ra các đặc điểm của động vật, thực vật và cả động vật và thực vật. - Các đại diện lên trính bày trước lớp. - Nêu nội dung bài học - 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét. F Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: