Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 30 đến 35

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 30 đến 35

KẾ HOẠCH DẠY – HỌC

Tự nhiên & xã hội

Trái đất. Quả địa cầu

I. Mục tiêu cần đạt:

- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.

- Biết cấu tạo của quả địa cầu.

II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

- Quan sát, thực địa; làm việc nhóm; thảo luận.

III. Phương tiện dạy – học:

1/- GV: Hình trong SGK trang 112, 113.

2/- HS: Dụng cụ học tập.

IV. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 792Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 30 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Trái đất. Quả địa cầu
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Quan sát, thực địa; làm việc nhóm; thảo luận.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Hình trong SGK trang 112, 113.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm chung của thực vật và đặc điểm chung của động vật
- Nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung bài.
* HĐ1: Quan sát, thảo luận:
- Cho HS QS hình 1 SGK – trang 112.
+ Ảnh chụp Trái Đất từ tàu vũ trụ có dạng hình gì?
+Trái Đất: có dạng hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.
- Cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu.
+ Quả địa cầu: là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và chỉ đâu là giá đỡ, trục gắn,...(trên thực tế thì Trái Đất không có trục xuyên qua và cũng không phải đặt trên giá đỡ).Trái Đất nằm lơ lửng trên không gian.
* HĐ2: Thảo luận nhóm:
- Cho HS quan sát hình 2 – SGK và chỉ trên hình cực Bắc, cực Nam, xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
Nhận xét, khen ngợi.
Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất. 
* HĐ3: Hỏi – đáp:
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
+ Đặt quả địa cầu trên bàn, cho biết trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn?
+ Nhận xét về màu sắc trên quả địa cầu?
* HĐ4: Trò chơi:
- GV treo 2 hình (Hình 2) SGK không có chú giải. Chia 2 nhóm (mỗi nhóm 5 em) lên gắn theo yêu cầu của GV, nhóm nào gắn nhanh, đúng thì nhóm đó thắng.
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
+ Dạng hình tròn, quả bóng, hình cầu
- Lắng nghe.
- Lắng nghe giới thiệu về quả địa cầu
- HS thực hành theo nhóm: chỉ cho nhau xem cực Bắc, cực Nam, xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
+ So với mặt bàn, trục của quả địa cầu nghiêng.
+ Màu sắc trên quả địa cầu khác nhau: Xanh nước biển, màu vàng, xanh lá cây, da cam.
- Chia nhóm + thi
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Sự chuyển động của trái đất
GD kĩ năng sống
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời..
II. Giáo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Kĩ năng giao tiếp: tự tin khi làm bài và thực hành quay quả địa cầu.
- Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm. Trò chơi. Viết tích cực.
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Quả địa cầu.
- Hình trong SGK trang 114, 115.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Trái đất. Quả địa cầu".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung bài.
* HĐ1: Thảo luận nhóm:
- Cho HS QS hình 1 SGK – trang 114 và TLCH:
+ Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
- Cho HS thực hành quay quả địa cầu (theo hướng dẫn).
Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Gọi HS lên bảng thực hành trước lớp.
Nhận xét, khen ngợi.
* HĐ2: Thảo luận nhóm đôi:
- Cho HS quan sát hình 3 – SGK trang 115 và từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
Kết luận: Chốt ý.
* HĐ3: Trò chơi: Trái Đất quay:
- Chia lớp làm nhiều nhóm (mỗi nhóm 2 em). 1 em đóng vai Mặt Trời, 1 em đóng vai Trái Đất. Mặt Trời đứng ở giữa vòng tròn, Trái Đất sẽ vừa quay quanh mình, vừa quay quanh Mặt Trời.
- Cho nhiều nhóm thực hành.
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Quan sát + Trả lời.
+ Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.
- HS thực hành.
- HS thực hành chỉ.
+ Tham gia 2 chuyển động: Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- HS thực hành chơi.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời
GD kĩ năng sống
I. Mục tiêu cần đạt:
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
II. Giáo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường; vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin,
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Quan sát, thực địa; làm việc nhóm; thảo luận.
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- Hình trong SGK trang 116, 117.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động?
+ Đó là những chuyển động nào?
Nhận xét, khen ngợi. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung bài.
* HĐ1: Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi:
- Cho HS quan sát hình 1 SGK trang 116 và TLCH:
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
Kết luận: Hệ mặt trời có 9 hành tinh: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Diêm Vương. Chúng chuyển động không ngừng quanh mặt trời và cùng với mặt trời tạo thành hệ mặt trời.
* HĐ2: Thảo luận nhóm:
- Cho HS QS hình 2 và TLCH: 
+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp?
Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Sự sống có ở hầu hết khắp nơi trên Trái Đất. Mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ sự sống đó.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS trả lời câu hỏi: 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Quan sát, thảo luận + trình bày.
+ có 9 hành tinh.
+ Là hành tinh thứ ba.
+ Vì chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời.
- Lắng nghe.
- Quan sát + trả lời.
+ Trái Đất là hành tinh có sự sống.
+ Chúng ta cần phải trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- Lắng nghe.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
I. Mục tiêu cần đạt:
- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Quan sát, thực địa; làm việc nhóm; thảo luận.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Hình trong SGK trang 112, 113.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh? Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
Nhận xét, khen ngợi.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung bài.
*HĐ1: QS tranh, thảo luận cặp đôi:
- Cho HS quan sát hình 1 (trang 118) và TLCH:
+ Chỉ Mặt Trời, MặtTrăng, Trái Đất và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét chiều quay của của Trái Đất quanh Mặt trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cùng chiều hay ngược chiều).
+ Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất và mặt Trăng.
Nhận xét, khen ngợi.
* HĐ2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất:
- Cho HS thực hành vẽ theo nhóm (bảng nhóm) giống hình 2 SGK trang 119; đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Các nhóm trình bày kết quả.
Nhnậ xét, khen ngợi.
*HĐ3:Trò chơi “Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất”.
- GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm (nhóm trưởng điều khiển).
Gợi ý: HS trong nhóm mỗi bạn là vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả địa cầu một vòng, theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu (hình SGK).
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Thảo luận + trả lời.
- HS lên chỉ.
+ Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt trời.
+ Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
- HS thực hành vẽ.
- Đại diện dán kết quả.
- Chia nhóm chơi.
(Bình chọn nhóm chơi đúng yêu cầu).
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Ngày và đêm trên trái đất
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
- Biết một ngày có 24 giờ.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Quan sát, thực địa; làm việc nhóm; thảo luận.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Hình trong SGK trang 120, 121.
- Đèn điện để bàn (đèn pin, nến).
2/- HS: Dụng cụ  ...  dán kết quả.
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS trả lời câu hỏi: 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Quan sát + trả lời.
+ Gồm: Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
+ Có 3 đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
+ Từ xích đạo đến cực Bắc: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
 Từ xích đạo đến cực Nam: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Thảo luận + trình bày
Đới khí hậu
Đặc điểm khí hậu
Hàn đới
- Lạnh quanh năm.
- Có tuyết
Ôn đới
- Ấm áp, mát mẻ.
- Có đủ bốn muà
Nhiệt đới
- Nóng, ẩm, mưa nhiều.
- Các nhóm tham gia trò chơi.
(Bình chọn nhóm ghi đúng yêu cầu).
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Bề mặt trái đất
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Quan sát, thực địa; làm việc nhóm; thảo luận.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Hình trong SGK trang 126, 127.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung bài.
* HĐ1: Thảo luận nhóm:
- Cho HS QS hình 1 SGK – trang 126 và yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình.
+ Lục địa: là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
+ Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
Kết luận: Phần lục địa được chia thành 6 châu lục; Phần đại dương gồm có 4 đại dương.
* HĐ2: Thảo luận nhóm đôi: 
- Cho HS thảo luận theo gợi ý: 
+ Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
+ Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
+ Chỉ vị trí của VN trên lược đồ. VN ở châu lục nào?
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS trả lời câu hỏi: 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Quan sát + Trả lời.
- HS QS trên quả địa cầu.
+ Màu xanh lơ, xanh lam thể hiện phần nước.
- Lắng nghe.
- Thảo luận + đại diện trả lời.
+ Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
+ Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
- HS lên chỉ.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Bề mặt lục địa
GD kĩ năng sống
I. Mục tiêu cần đạt:
- Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
II. Giáo dục kĩ năng sống
- Tìm kiếm kĩ năng và xử lí thông tin: biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi,.
- Quan sát so sánh để nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Làm việc nhóm, quan sát tranh, sơ đồ và đưa ra nhận xét. Trò chơi nhận biết các dạng địa hình trên bề mặt lục địa.
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Hình trong SGK trang 128, 129.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Lục địa có mấy châu lục và mấy đại dương
- Nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung bài.
* HĐ1: Thảo luận nhóm đôi:
- Cho HS quan sát hình 1 SGK trang 128 và TLCH:
+ Chỉ trên hình chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước?
+ Mô tả bề mặt lục địa?
Kết luận : Chốt ý.
* HĐ2: Thảo luận nhóm:
- GV cho HS QS hình 1 trang 128 và TLCH:
+ Chỉ suối, sông trên sơ đồ.
+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông.
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ?
Kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
* HĐ3: Quan sát hình:
- Cho HS QS hình 2, 3, 4 SGK trang 129 và TLCH:
+ Hình nào thể hiện sông, suối, hồ?
Nhận xét, khen ngợi.
- Cho HS nêu tên một số sông, hồ lớn mà em biết.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Quan sát + lên bảng chỉ.
+ Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ).
- Quan sát + trả lời.
+ Con suối thường bắt nguồn từ các khe.
- Lắng nghe.
- Quan sát + trả lời.
+ Hình 2: Sông
+ Hình 3: Hồ
+ Hình 4: Suối.
- HS nêu.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Bề mặt lục địa (tiếp theo)
GD kĩ năng sống
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết so sánh một số dạng địa hình: Giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
II. Giáo dục kĩ năng sống
- Tìm kiếm kĩ năng và xử lí thông tin: biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi,.
- Quan sát so sánh để nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Làm việc nhóm, quan sát tranh, sơ đồ và đưa ra nhận xét. Trò chơi nhận biết các dạng địa hình trên bề mặt lục địa.
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Hình SGK trang 130, 131.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Nước suối thường chảy đi đâu?
- Nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung bài.
*HĐ1: Thảo luận nhóm:
- Cho HS quan sát hình 1, 2 (trang 130) thảo luận và hoàn thành bảng sau:
- Gọi HS đại diện trình bày kết quả.
Kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc. Còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
* HĐ2: Thảo luận nhóm đôi:
- Cho HS QS hình 3, 4, 5 SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
* HĐ3: Vẽ mô tả đồi núi, đồng bằng và cao nguyên:
- GV tổ chức cho HS vẽ theo nhóm (cho HS vẽ mô tả đường nét của đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.).
Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Cho HS dán kết quả lên bảng.
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Thảo luận + trả lời.
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoải
- Quan sát + trả lời.
+ Cao nguyên có độ cao hơn đồng bằng.
+ Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng.
- Lắng nghe.
- Thực hành vẽ hình.
(Bình chọn nhóm vẽ đúng yêu cầu, trình bày đẹp)
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tự nhiên & xã hội
Ôn tập và kiểm tra HK II : Tự nhiên ( 2 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt:
Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên:
- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
- Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị.
- Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa. 
II. Giáo dục kĩ năng sống
- Tìm kiếm kĩ năng và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loài cây, con vật; khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật
- Kĩ năng hợp tác: hợp tác khi làm việc nhóm như: KN lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nổ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.
- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin,
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Quan sát, thực địa; làm việc nhóm; thảo luận.
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Tranh phong cảnh thiên nhiên.
- Tranh cây cối, con vật.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
- Nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung bài.
* HĐ1: Quan sát:
- Cho HS QS tranh, ảnh cây cối, con vật sưu tầm được. Cho HS liệt kê những điều nhìn thấy.
Nhận xét, khen ngợi.
* HĐ2: Vẽ tranh:
- Cho HS chọn chủ đề để vẽ cho bức tranh.
Theo dõi, nhận xét, giúp đỡ HS còn lúng túng.
* HĐ3: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV chia lớp làm 4 nhóm.
- GV chia cột tương ứng với các nhóm.
- Gọi HS thảo luận, nêu tên các cây có thân leo, thân đứng, rễ cọc, rễ chùm
Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Quan sát, nêu ý kiến về những điều trông thấy qua ảnh (sưu tầm).
- HS chọn chủ đề để vẽ.
+ Vẽ tranh phong cảnh.
+ Vẽ tranh cây cối.
+ Vẽ tranh con vật.
(Bình chọn bạn vẽ , tô màu phù hợp).
- Chia nhóm + thảo luận.
Rễ cọc
Rễ chùm
Thân leo
Thân đứng
Đậu, cải...
Lúa, hành.....
Dưa leo, khổ qua...
Cây nhãn, bạch đằng....
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TNXH Lop 3 T3035.doc