Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 32 tiết 63, 64

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 32 tiết 63, 64

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT

I-MỤC TIÊU:Giúp H:

-Kiến thức:Gỉai thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất ở mức độ đơn giản.Biết thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày.Biết 1 ngày có 24 giờ.

-Kỹ năng:Thực hành biểu diễn ngày và đêm.

-Thái độ:Yêu thích môn học.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Giấy,bút,phiếu,tranh,đồ dùng phục vụ trò chơi.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1192Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 32 tiết 63, 64", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT 
I-MỤC TIÊU:Giúp H:
-Kiến thức:Gỉai thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất ở mức độ đơn giản.Biết thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày.Biết 1 ngày có 24 giờ.
-Kỹ năng:Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
-Thái độ:Yêu thích môn học.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giấy,bút,phiếu,tranh,đồ dùng phục vụ trò chơi.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
ỔN ĐỊNH: 1’
BÀI CŨ: 4’
BÀI MỚI: 25’
HĐ1:Quan sát tranh
MT:H giải thích được vì sao có ngày và đêm.
HĐ2:Thảo luận nhóm
MT:H biết khắp mọi nơi trên trái đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
HĐ3:Thảo luận cả lớp
MT:H biết thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày.Biết 1 ngày có 24 giờ.
CỦNG CỐ-DẶN DÒ: 5’
-Trò chơi khởi động
-Tiết trước em học bài gì?
-Cho H làm phiếu:
1/Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
(vệ tinh,mặt trăng,vệ tinh nhân tạo)
 chuyển động quanh trái đất
Mặt trăng được gọi là  của trái đất
Ngày nay,quay quanh trái đất còn có những  do con người phóng lên
2/Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng: Mặt trăng là:
Vệ tinh của mặt trời
Hành tinh của mặt trời
Hành tinh của trái đất
Vệ tinh của trái đất
-GV nhận xét.
-Giới thiệu bài:Ngày và đêm trên trái đất 
-Yêu cầu H quan sát hình 1,2 trong SGK và thảo luận theo nội dung sau:
+Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu?
+Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng gọi là gì?
+Khoảng thời gian phần trái đất không được mặt trời chiếu sáng gọi là gì?
+Tìm vị trí của Hà Nội và La-ha-ba-na trên quả địa cầu?
+Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La-ha-ba-na là ngày hau đêm?
-GV nhận xét,tuyên dương
-GV chốt:Trái đất của chúng ta hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng 1 phần.Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng là ban ngày,phần còn lại không được mặt trời chiếu sáng là ban đêm.
-Yêu cầu H thực hành:Dùng ngọn nến tượng trưng cho mặt trời,quả địa cầu tượng trưng cho trái đất,đánh dấu 1 điểm A bất kì trên quả địa cầu.Đặt ngọn đèn và quả địa cầu vào trong phòng tối.Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của trái đất.Quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng.
-GV chốt:Do trái đất luôn tự quay quanh mình nó,nên mọi nới trên trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối.Vì vậy,trên bề mặt trái đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
-GV đánh dấu 1 điểm trên quả địa cầu.Quay quả địa cầu đúng 1 vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ cực Bắc xuống) có nghĩa là điểm đánh dấu trở về chỗ cũ.
-GV nêu:Thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó quy ước là 1 ngày.
-1 ngày có bao nhiêu giờ?
-Hãy tưởng tượng nếu trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên trái đất như thế nào?
-Chốt:Thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày,1 ngày có 24 giờ.
-Trò chơi:Ngày và đêm
-GV nhận xét,tuyên dương
-Chuẩn bị:Năm,tháng và mùa
-Nhận xét tiết học
-Lớp
-Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
-Cá nhân
-Lắng nghe
-Nhắc lại
-Quan sát,thảo luận theo nhóm đôi-1 vài bạn lên trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-Lắng nghe
-Lắng nghe,thảo luận theo nhóm
-Đại diện nhóm trình bày,lớp nhận xét,bổ sung
-Lắng nghe.
-Quan sát
-Lắng nghe
-24 giờ
-1 phần của trái đất luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi,còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn.
-Chia nhóm thực hiện.
Những điều cần lưu ý:
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
NĂM , THÁNG VÀ MÙA
I-MỤC TIÊU:Giúp H biết:
-Kiến thức:Thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.1 năm thường có 4 mùa.
-Kỹ năng:Nhận biết năm,tháng và mùa trong năm.
-Thái độ:Yêu thích khoa học.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh,giấy,bút,phiếu,1 quyển lịch.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
ỔN ĐỊNH: 1’
BÀI CŨ: 4’
BÀI MỚI: 25’
HĐ1:Thảo luận nhóm 
MT:H biết thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm,1 năm có 365 ngày
HĐ2:Làm việc với SGK
MT:H biết 1 năm thường có 4 mùa
CỦNG CỐ-DẶN DÒ: 5’
-Trò chơi khởi động
-Tiết trước em học bài gì?
-Cho H làm phiếu:
Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng:
1/Thời gian để trái đất quay trọn 1 vòng quanh mình nó là:
a)1 ngày (24 giờ)
b)1 tháng
c)1 tuần
d)1 năm
2/Vì sao trên trái đất đều lần lượt có ngày,đêm và các mùa kế tiếp nhau?
a)Vì trái đất tự quay quanh mình nó
b)Vì trái đất chuyển động quanh mặt trời
c)Cả 2 ý trên
-GV nhận xét.
-Giới thiệu bài:Năm,tháng và mùa
-Chia nhóm,yêu cầu H quan sát lịch và thảo luận theo nội dung sau:
+Một năm thường có bao nhiêu ngày?Bao nhiêu tháng?
+Số ngày trong các tháng có bằng nhau không?
+Những tháng nào có 31 ngày,30 ngày, 28 hoặc 29 ngày?
-Yêu cầu H quan sát hình 1 trong SGK và cho H biết thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm.
-Khi chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời,trái đất đã tự quay quanh mình nó bao nhiêu vòng?
-GV chốt:Thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm.1 năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
-GV yêu cầu H quan sát hình 2 trong SGK và cho biết:
+Vị trí nào của trái đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân,mùa hạ,mùa thu,mùa đông?
+Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng nào trong năm?
-GV chốt:Có 1 số nơi trên trái đất 1 năm có 4 mùa:xuân,hạ,thu,đông;các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
-Trò chơi:Gọi tên 4 mùa
+Cách chơi:GV nêu tên mùa,H nêu đặc điểm của từng mùa:
Mùa xuân:H nói “Hoa nở” và làm động tác tay xoè thành đoá hoa
Mùa hạ:H nói “Ve kêu” và đặt 2 tay lên 2 tai rồi vậy vậy
Mùa thu:H nói “Lá rụng” và 2 tay bắt chéo phía trước mặt rồi làm động tác lá rụng
Mùa đông:H nói “Lạnh quá” và đặt 2 tay chéo trước ngực,nghiêng mình qua lại như là đang bị lạnh
-GV nhận xét,tuyên dương
-Giáo dục H 
-Chuẩn bị:Các đới khí hậu
-Nhận xét tiết học
-Lớp
-Ngày và đêm trên trái đất
-Cá nhân
-Lắng nghe
-Nhắc lại
-Thực hiện theo yêu cầu của GV - đại diện nhóm trình bày,lớp nêu thắc mắc,bổ sung, nhận xét
-Thực hiện
-Nhiều H nêu
-Lắng nghe
-Thực hiện theo nhóm đôi
-Lắng nghe
-Cả lớp cùng tham gia
Những điều cần lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH L3 TUAN 32 TIET 63,64-HUYNH LDC TSN1.doc