Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 34: Bề mặt lục địa

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 34: Bề mặt lục địa

TUẦN 34

Tiết 67: TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BỀ MẶT LỤC ĐỊA

I-MỤC TIÊU:

Giúp H biết:

-Kiến thức:Nhận biết được suối,sông,hồ.

-Kỹ năng:Mô tả bề mặt lục địa

-Thái độ:Yêu thích khoa học.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-GV:Tranh,giấy,bút,phiếu,đồ dùng phục vụ trò chơi.

-HS:SGK,VBT

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1324Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 34: Bề mặt lục địa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Tiết 67: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I-MỤC TIÊU:
Giúp H biết:
-Kiến thức:Nhận biết được suối,sông,hồ.
-Kỹ năng:Mô tả bề mặt lục địa
-Thái độ:Yêu thích khoa học.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV:Tranh,giấy,bút,phiếu,đồ dùng phục vụ trò chơi.
-HS:SGK,VBT
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
PP
ỔN ĐỊNH: 1’
-Trò chơi khởi động
BÀI CŨ: 4’
*Bề mặt trái đất
+Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt trái đất?
+Có mấy châu lục?Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3?
+Có mấy đại dương?Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3?
+Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào?
-GV nhận xét.
BÀI MỚI: 25’
-Giới thiệu bài:Bề mặt lục địa
HĐ1:Thảo luận 
MT:H biết mô tả bề mặt lục địa
-Yêu cầu H quan sát hình 1 trong SGK và cho biết: 
+Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao,chỗ nào bằng phẳng,chỗ nào có nước?
+Mô tả bề mặt lục địa?
-GV chốt:Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi,núi),có chỗ bằng phẳng (đồng bằng,cao nguyên),có những dòng nước chảy (sông,suối) và những nơi chứa nước (ao,hồ,).
HĐ2:Làm việc theo nhóm
MT:H nhận biết được suối,sông,hồ.
-GV yêu cầu H quan sát hình trong SGK và thảo luận theo nội dung sau:
+Chỉ con suối,con sông trên sơ đồ?
+Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
+Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối,con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ)?
+Nước suối,nước sông thường chảy đi đâu?
-Trong hình 2,3,4,hình nào thể hiện suối,hình nào thể hiện sông,hình nào thể hiện hồ?
-GV chốt:Nước theo những khe chảy ra thành suối,thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
CỦNG CỐ-DẶN DÒ: 5’
-Trò chơi:Trưng bày tranh
+Cách chơi:Chia nhóm,mỗi nhóm sẽ dùng những tranh ảnh sưu tầm được dán vào giấy lớn theo 3 nhóm:Suối,sông,hồ (H có thể ghi chú tên của những con suối,con sông,hồ mà các em biết).
-GV nhận xét,tuyên dương
-Giáo dục H về ý thức giữ gìn sự trong sạch của nguồn nước từ các sông,suối, ao,hồ.
-GV giới thiệu thêm 1 số tranh ảnh về các con sông,suối,ao,hồ nổi tiếng ở nước ta.
-Chuẩn bị:Bề mặt lục địa (tt)
-Nhận xét tiết học
-Lớp
-Cá nhân
-Lắng nghe
-Nhắc lại
-Thực hiện theo yêu cầu của GV (theo nhóm đôi) – vài H lên chỉ,lớp bổ sung, nhận xét
-Lắng nghe
-Thực hiện theo nhóm – đại diện trình bày,lớp nêu thắc mắc,bổ sung,nhận xét
-Vài H lên chỉ vào hình và nêu rõ,lớp nhận xét,bổ sung
-Lắng nghe
-Chia nhóm thực hiện
+Cứ 2 tranh dán đúng được 1 điểm
+Cứ 1 ghi chú dưới tranh đúng được 1 điểm
+Nhóm dán đúng,tranh ảnh đẹp,phong phú được cộng thêm 2 điểm
+Nhóm trình bày hay,sáng tạo được cộng thêm 3 điểm
+Nhóm có số điểm nhiều hơn sẽ thắng
-Lắng nghe
-Lắng nghe,quan sát
Trò chơi
Hỏi đáp 
Đàm thoại
Trực quan 
Chia nhóm
Thảo luận
Hỏi đáp
Giảng giải
Trò chơi
Chia nhóm
Đàm thoại
Tiết 68: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (tt)
I-MỤC TIÊU:
Giúp H biết:
-Kiến thức:Nhận biết được núi,đồi,đồng bằng,cao nguyên.
-Kỹ năng:Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi,giữa cao nguyên và đồng bằng.
-Thái độ:Yêu thích khoa học.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV:Tranh,giấy,bút,phiếu,đồ dùng phục vụ trò chơi.
-HS:SGK,VBT
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
PP
ỔN ĐỊNH: 1’
-Trò chơi khởi động
BÀI CŨ: 4’
*Bề mặt lục địa
+Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
+Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối,con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ)?
+Nước suối,nước sông thường chảy đi đâu?
-Trong hình 2,3,4,hình nào thể hiện suối,hình nào thể hiện sông,hình nào thể hiện hồ?
-GV nhận xét.
BÀI MỚI: 25’
-Giới thiệu bài:Bề mặt lục địa
HĐ1:Thảo luận 
MT:H nhận biết được núi,đồi,nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi
-Yêu cầu H quan sát hình 1,2 trong SGK và thảo luận theo nội dung sau: 
NÚI
ĐỒI
Độ cao
Đỉnh
Sườn
-GV chốt:Núi thường cao hơn đồi và co đỉnh nhọn,sườn dốc;còn đồi có đỉnh tròn,sườn thoải
HĐ2:Làm việc theo cặp
MT:H nhận biết được đồng bằng và cao nguyên,nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
-GV yêu cầu H quan sát hình trong SGK và thảo luận theo nội dung sau:
+So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
+Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở chỗ nào?
-GV chốt:Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng,nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
CỦNG CỐ-DẶN DÒ: 5’
-Trò chơi:Em làm hoạ sĩ
+Cách chơi:Chia nhóm,mỗi nhóm sẽ vẽ hình mô tả đồi,núi,đồng bằng và cao nguyên vào giấy lớn (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình)
-GV nhận xét,tuyên dương
-Giáo dục H về ý thức giữ gìn thiên nhiên.
-GV giới thệu thêm 1 số tranh ảnh về các đồi,núi,đồng bằng,cao nguyên nổi tiếng ở nước ta như:Đồi Cù,Đồi Thông Hai Mộ,dãy núi Hoàng Liên Sơn,.
-Chuẩn bị:Oân tập và kiểm tra HKII:Tự nhiên
-Nhận xét tiết học
-Lớp
-Cá nhân
-Lắng nghe
-Nhắc lại
-Thực hiện theo yêu cầu của GV (theo nhóm) – đại diện trình bày,lớp bổ sung, nhận xét
-Lắng nghe
-Thực hiện theo nhóm – vài H trình bày,lớp bổ sung, nhận xét
-Lắng nghe
-Chia nhóm thực hiện
+Cứ vẽ đúng 1 mô hình được 1 điểm
+Cứ 1 ghi chú đúng dưới mô hình được 1 điểm
+Nhóm trình bày hay,sáng tạo,sắp xếp hợp lý thành 1 bức tranh được cộng thêm 3 điểm
+Nhóm có số điểm nhiều hơn sẽ thắng
-Lắng nghe
-Quan sát,lắng nghe
Trò chơi
Hỏi đáp 
Đàm thoại
Trực quan 
Chia nhóm
Thảo luận
Hỏi đáp
Giảng giải
Trò chơi
Đàm thoại

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH L3 TUAN 34.doc