Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 8 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 8 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

TỰ NHIÊN & XÃ HỘI:

 VỆ SINH THẦN KINH (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Nêu đựơc một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.

- Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.

- Kể được tên một số thức ăn, đồ uống, nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở bài tập, phiếu hoạt động 2.

- Các hình trong SGK trang 32, 33.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 8 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhiên & xã hội:
 vệ sinh thần kinh (tiết 1)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu đựơc một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Kể được tên một số thức ăn, đồ uống,nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập, phiếu hoạt động 2.
- Các hình trong SGK trang 32, 33. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét, GV đánh giá.
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK,vở bài tập
* Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm cùng quan sát các hình ở trang 32 SGK; đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm việc gì; việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- GV yêu cầu thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm vào vở bài tập.
- HS thảo luận nhóm.
- HS đại diện ghi kết quả thảo luận nhóm vào vở bài tập.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Một số HS lên trình bày trước lớp. Mỗi HS chỉ nói về một hình. 
-Các HS khác góp ý, bổ sung.
Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh
* Cách tiến hành:
*Đóng vai, vấn đáp.
Bước 1: Tổ chức.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí:
+ Tức giận.
 + Vui vẻ.
 + Lo lắng.
 + Sợ hãi.
- GV đi đến từng nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu và yêu cầu các em tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như được ghi trong phiếu.
-GV phát phiếu cho các nhóm.
Bước 2: Thực hiện.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu trên của GV.
-Đóng vai trong nhóm.
Bước 3. Trình diễn.
- Mỗi nhóm cử một bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lí mà nhóm được giao.
- Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo luận nếu một người luôn ở trong trạng thái như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Kết thúc việc trình diễn và thảo luận xen kẽ, GV yêu cầu HS rút ra bài học qua hoạt động này.
* Kết luận: Trạng thái vui vẻ,thư giãn luôn có lợi đối với cơ quan thần kinh.
-Đại diện nhóm đóng vai trước lớp.
-Cả lớp quan sát, thảo luận.
-HS rút ra kết luận, GV ghi bảng.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Hai bạn quay mặt vào nhau cùng quan sát hình 9 trang 33 SGK và trả lời theo gợi ý: 
+Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh.
-Thảo luận nhóm đôi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh: rượu,cà phê, nứơc chè đặc.
+ Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
(ma tuý, rượu, thuốc lá)
+ Kể thêm những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý.
- Một số HS lên trình bày trước lớp.
- GV đặt vấn đề để cả lớp cùng phân tích sâu.
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS làm bài tập trong vở.
Nhận xét tiết học. Kết thúc tiết học, GV nói cho HS biết bài sau chúng ta còn học tiếp về giữ vệ sinh thần kinh.
- HS làm bài.
- GV nhận xét,dặn dò.
tự nhiên &xã hội:
 vệ sinh thần kinh (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, SGK, Vở bài tập; Các hình trong SGK trang 34, 35.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:.
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận.
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủđốivớisứckhoẻ.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?(bộ não, các giác quan, cơ bắp, ....)
- Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó.(mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, .....)
- Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt.
- Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?
- Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
-Thảo luận theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 Mỗi HS chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi. 
-Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. 
* Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
-HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày .
* Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi một cách hợp lí.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Hướng dẫn cả lớp.
- GV giảng: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục:
+ Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
+ Công việc và hoạt động cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình,
-Một số HS nêu thời gian biểu, GV điền nhanh bảng lớp.
-HS trả lời,GV điền bảng lớp.
Bước 2: Làm việc cá nhân
-Cả lớp làm bài tập 3 trang 23 vở bài tập.
Bước 3: Làm việc theo cặp.
 HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện.
-Thảo luận nhóm đôi.
Bước 4: Làm việc cả lớp.
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- HS lên đọc thời gian biểu của mình trước cả lớp.
* Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
-HS đọc mục Bạn cần biết trang 35 SGK nhằm giúp HS củng cố lại những gì các em đã học từ tiết trước đến tiết này về vệ sinh thần kinh.
-HS nhắc lại.
-HS đọc mục Bạn cần biết trang 35. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS làm bài vào vở. 
Nhận xét tiết học. 
- HS làm bài
- GV nhận xét .

Tài liệu đính kèm:

  • docT8_tnxh.doc