Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 8: Vệ sinh thần kinh

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 8: Vệ sinh thần kinh

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

VỆ SINH THẦN KINH

I-MỤC TIÊU: Giúp hs có khả năng:

-Nêu được 1 số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.

-Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.

-Kể được tên 1 số thức ăn, đồ uống, nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh, phiếu.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1207Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 8: Vệ sinh thần kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH
I-MỤC TIÊU: Giúp hs có khả năng:
-Nêu được 1 số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
-Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
-Kể được tên 1 số thức ăn, đồ uống,nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh, phiếu.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
ỔN ĐỊNH:1’
BÀI CŨ:4’
BÀI MỚI:25’
HĐ 1:Quan sát và thảo luận
MT:Nêu được 1 số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh
*PP hỏi đáp, trực quan, giảng giải, chia nhóm, thảo luận, động não
HĐ2:Trò chơi thử làm bác sĩ
MT:HS có khả năng phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh
*PP: trò chơi, thực hành, trực quan, giảng giải, sắm vai, động não
CỦNG CỐ-DẶN DÒ:5’
Trò chơi khởi động
Hoạt động thần kinh (tt).
-Bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
-Não có vai trò gì trong hoạt động thần kinh?
à Nhận xét.
Giới thiệu bài:Vệ sinh thần kinh 
- Yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận: Em phản ứng thế nào khi:
+Hình 1:Tranh vẽ gì? Việc làm này có lợi gì đối với cơ quan thần kinh?
+Hình 2: Tranh vẽ gì? Cơ thể và thần kinh được lợi gì? Nó gây ra tác hại gì?
+Hình 3: Tranh vẽ gì? Việc làm đó có hại gì đối với cơ quan thần kinh?
+Hình 4: Tranh vẽ gì? Chơi trò chơi điện tử có lợi và có hại như thế nào?
+Hình 5: Tranh vẽ gì? Những tiết mục này có lợi như thế nào?
+Hình 6: Tranh vẽ gì? Cảm giác của em như thế nào khi được bố mẹ quan tâm? Điều này có lợi gì cho thần kinh?
+Hình 7: Tranh vẽ gì? Khi bị đánh mắng sẽ có hại gì cho cơ quan thần kinh?
-GV kết luận: Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giản, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi. Tâm trạng của chúng ta sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan thần kinh.
-Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu có ghi 1 trạng thái tâm lý: tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi
-Cho 2 nhóm lên đóng vai trước lớp.
-GV giảng thêm và kết luận: Chúng ta cần luôn vui vẻ với người khác, điều đó có lợi cho cơ quan thần kinh của mọi người. Tức giận, sợ hãi, lo lắng sẽ không tốt cho cơ quan thần kinh. Vì vậy, các em cần tạo không khí vui vẻ giúp đỡ, chia sẻ niềm vui với bạn bè.
-Trò chơi “xếp tranh”: phát cho nhóm tranh 1 số đồ ăn, đồ uống, yêu cầu các nhóm thảo luận và xếp tranh theo 3 nhóm (có lợi, có hại và rất nguy hiểm cho cơ quan thần kinh) à nhận xét, uyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
-Kết luận: Chúng ta cần tập sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh.
-Chuẩn bị:Vệ sinh thần kinh (tt)
-Lớp
-Cá nhân
-Thảo luận theo nhóm và ghi vào phiếu à trình bày à lớp bổ sung, NX
-Lắng nghe
-Nhóm thảo luận, cử 1 hs làm bác sĩ, các hs khác lần lượt thể hiện những trạng thái tâm lý đó cho bác sĩ đoán bệnh
-Lắng nghe
-Lắng nghe à Chia nhóm chơi à Trình bày
-Lắng nghe
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH (tt)
I-MỤC TIÊU: 
 -Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
 -Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc xếp thời gian ăn, ngủ, học và vui chơi, một cách hợp lí.
II-CHUẨN BỊ: tranh SGK
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Thảo luận
 a/ Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
 b/ Cách tiến hành :
- Hoạt động nhóm 2
-Câu hỏi thảo luận :
 +Theo bạn, khi ngủ cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
 +Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm đó.
 +Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
 +Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?
-Nhận xét
- Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.
 a/ Mục tiêu : Lập thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập , vui chơi,  một cách hợp lý.
 b/ Cách tiến hành: 
* Bước 1: Hướng dẫn cả lớp
- GV giảng : Thời gian biểu là trong đó có các mục :
 + Thời gian : Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong buổi
 + Công việc và hoạt động cá nhân
- Gọi HS lên bảng điền
* Bước 2 : Làm việc cá nhân
- GV phát phiếu học tập
 * Bước 3 : Làm việc cả lớp
 - Đọc thời gian biểu của mình
Củng cố, dặn dò :
- Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu ?
- Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì ?
 - Đọc mục bạn cần biết
 - Nhận xét, đánh giá
 -Thảo luận nhóm và trình bày
 +Cơ quan thần kinh, đặc biệt là não được nghỉ ngơi tốt nhất .
 + HS nêu ý kiến
 + Ăên uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên, 
 + HS Trả lời
- Nhận xét
 - HS chú ý
- 1 HS
- HS điền vào phiếu
- Một số HS đọc
- Giúp chúng ta sinh hoạt và học tập một cách khoa học.
- Bảo vệ thần kinh, giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH L3 TUAN 8 TIET 15,16-HUYNH LDC.doc