TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I/ MỤC TIÊU:
Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo, vị trí, chức năng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh:những việc nên làm để có lợi cho sức khoẻ và những việc cần tránh không có lợi cho sức khoẻ.
Thực hành vẽ tranh vận động mọi người cùng thực hiện để có sức khoẻ tốt, cuộc sống lành mạnh.
Biết tự giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và cho người khác.
II/ CHUẨN BỊ:Tranh, phiếu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TỰ NHIÊN XÃ HỘI ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I/ MỤC TIÊU: - Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo, vị trí, chức năng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh:những việc nên làm để có lợi cho sức khoẻ và những việc cần tránh không có lợi cho sức khoẻ. - Thực hành vẽ tranh vận động mọi người cùng thực hiện để có sức khoẻ tốt, cuộc sống lành mạnh. - Biết tự giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và cho người khác. II/ CHUẨN BỊ:Tranh, phiếu. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Kiểm tra bài cũ : - Cần làm gì để giữ gìn cơ quan thần kinh ? - Khi ngủ cơ quan nào được nghỉ ngơi, cần ngủ bao nhiêu là tốt? - Nhận xét, đánh giá 2/ Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận nhóm * Mục tiêu : - Cấu tạo ngoài và các chức năng của các cơ quan - Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ các và giữ vệ sinh các cơ quan * Cách tiến hành : - Quan sát tranh - Hoạt động nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét c) Hoạt động 2 : Đóng vai * Mục tiêu : - Nhận biết hành động nào đúng, hành động nào sai * Cách tiến hành : - Cho HS sắm vai + Lau mũi và tập thể dục + Đi học vào mùa đông không mặc áo ấm, không mang tất và ho + Đi chợ mua cá, rau, trái cây, sữa + Mang vác nặng và hút thuốc lá + 4 HS thể hiện sự tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi - Nhận xét 3/ Củng cố - Dặn dò : - Xem lại bài - Nhận xét đánh giá - 2HS - Chú ý - Cả lớp - Thảo luận - Trình bày - Nhận xét, bổ sung - Một số HS TỰ NHIÊN XÃ HỘI ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (tt) I/ MỤC TIÊU: - Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo, vị trí, chức năng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh: những việc nên làm để có lợi cho sức khoẻ và những việc cần tránh không có lợi cho sức khoẻ. - Thực hành vẽ tranh vận động mọi người cùng thực hiện để có sức khoẻ tốt, cuộc sống lành mạnh. - Biết tự giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và cho người khác. II/ CHUẨN BỊ: - Tranh, phiếu. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Kiểm tra bài cũ : - Nêu chức năng chính của cơ quan hô hấp? - Nêu chức năng chính của cơ quan tuần hoàn? - Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? - Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan tuần hoàn? - Nhận xét, đánh giá 2/ Bài mới : Giới thiệu bài: Ôn tập kiểm tra: Con người và sức khoẻ Thực hành: - Luật chơi: Mỗi đội 1 lần lên chơi chỉ từ 4-5 HS. Trong mỗi vòng chơi, các đội được phép thay người để luôn đảm bảo mọi thành viên được tham gia chơi. Đội nào không tuân theo luật này sẽ bị trừ 10 điểm. -Cách chơi: 2 vòng chơi +Vòng 1: Thử tài kiến thức: 2 đội sẽ lên bốc thăm phiếu hỏi về cơ quan bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh. Nhóm thảo luận trong vòng 1 phút rồi trả lời, mỗi câu trả lời đúng ghi được 5 điểm, trả lời sai không tính điểm và đội kia được quyền trả lời. +Hệ thống câu hỏi trong phiếu: 1.Hãy lắp thêm bộ phận để hoàn thiện sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu? (2 quả thận, bàng quan) 2. Chỉ vị trí, nói tên và nêu chức năng của các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu? 3.Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu, em nên làm gì và không nên làm gì? (mỗi việc nên và không nên-chỉ ra 3 việc) 4. Hãy lắp các bộ phận chính của cơ quan thần kinh vào sơ đồ (não, tuỷ sống) 5.Chỉ vị trí, nói tên và nêu chức năng của các bộ phận của cơ quan thần kinh. 6. Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên làm gì và không nên làm gì? (mỗi việc nên và không nên-chỉ ra 3 việc) +Vòng 2: Giải ô chữ: 2 đội sẽ được chọn hàng ngang để giải đáp, mỗi lần giải đúng ghi được 5 điểm, nếu trả lời sai hoặc không trả lời được thì đội kia được quyền trả lời. Các đội có quyền đọc ô chữ hàng dọc khi chưa giải hết ô chữ hàng ngang, nếu đúng ghi được 30 điểm. -GV kết luận: Nhận xét và công bố đội thắng cuộc trong 2 vòng thi, trao phần thưởng cho các đội. -Chúng ta vừa ôn lại kiến thức của mấy cơ quan trong cơ thể? Cụ thể? -Nêu chức năng chính của cơ quan bài tiết nước tiểu? -Nêu chức năng chính của cơ quan thần kinh? -Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu? -Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh? -GV kết luận: Mỗi cơ quan đều có chức năng riêng của nó. Không có cơ quan nào là quan trọng hơn cả vì cơ quan nào cũng góp phần vào sự sống của chúng ta. Chúng ta cần phải biết bảo vệ và giữ gìn các cơ quan trong cơ thể để giúp cho chúng ta có thể sống khoẻ mạnh. 3/ Củng cố, dặn dò: -Trò chơi: “Nêu bộ phận của từng cơ quan”: GV sẽ chia lớp thành 2 nhóm, GV đưa mô hình 1 bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu hoặc cơ quan thần kinh, HS trong nhóm sẽ gõ trống để giành quyền trả lời, trả lời đúng được 1 điểm, sai bị trừ 1 điểm và đội kia được quyền trả lời, nếu đúng cũng được 1 điểm,nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Xem lại bài, xem trước bài:Các thế hệ trong 1 gia đình - Nhận xét, đánh giá - 4 HS trả lời - Chú ý -Lắng nghe -Chia 2 nhóm, thảo luận theo nhóm, trình bày nhận xét - Đại diện nhóm lên giải , thảo luận , trình bày , nhận xét -Lắng nghe. -2: Cơ quan bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh -Thải nước tiểu ra ngoài -Điều khiển mọi hoạt động của con người -Nhiều HS nêu -Lắng nghe - HS chơi trò chơi
Tài liệu đính kèm: