Giáo án Tự nhiên xã hội khối 3 tuần 28: Thú (tiếp theo)

Giáo án Tự nhiên xã hội khối 3 tuần 28: Thú (tiếp theo)

 MÔN TN - XH

THÚ (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú được quan sát.

- Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.

- Vẽ và tô màu một con thú rừng mà HS ưa thích.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 106, 107.

- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú rừng.

- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.

- Giấy khổ to, hồ dán.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1917Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội khối 3 tuần 28: Thú (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 môn TN - XH 
thú (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú được quan sát.
- Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
- Vẽ và tô màu một con thú rừng mà HS ưa thích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 106, 107.
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú rừng.
- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
- Giấy khổ to, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Nêu được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú được quan sát.
- Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
*Kiểm tra, đánh giá
- 2HS trả lời.
- Nhận xét, đánh giá.
b/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: như mục I
*Trực tiếp.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát.
* Cách tiến hành:
* Quan sát, thảo luận, vấn đáp
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát hình các loài thú rừng trong SGK trang 106, 107 và tranh ảnh cácloài thú rừng sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. Dưới đây là một số gợi ý:
+ Kể tên các con thú nhà mà bạn biết.
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
+ So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà.
- GV yêu cầu HS quan sát hình các loài thú nhà trong SGK trang 106, 107 và các hình sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. 
- GV nhắc các nhóm trưởng yêu cầu các bạn khi mô tả con vật nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của con vật đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
*Kết luận: Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
- Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một loài. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lớp phân biệt thú nhà và thú rừng.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
* Cách tiến hành:
* Thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra. Ví dụ: thú ăn thịt, thú ăn cỏ
- Các nhóm thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng?
- Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm: phân loại tranh sưu tầm, thảo luận câu hỏi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài thú sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm thi “diễn thuyết” về đề tài “ Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên”
- HS có thể liên hệ tình hình thực tế về tình trạng săn bắt thú rừng ở địa phương và nêu kế hoạch hành động góp phần bảo vệ các loài thú rừng như: bản thân và vận động gia đình không săn bắt hay ăn thịt thú rừng
- Trưng bày các tranh sưu tầm của nhóm và thuyết trình trước lớp.
- GV nêu yêu cầu, HS tự liên hệ theo nhóm. Sau đó báo cáo kết quả.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô mầu một con thú rừng mà HS ưa thích.
* Cách tiến hành:
* Thực hành
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con thú rừng mà các em ưa thích.
*Lưu ý: GV dặn HS tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
- HS thực hành vẽ và tô màu một con thú mà mình thích.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to (nếu có điều kiện), nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó và trưng bày trước lớp.
- GV có thể yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh.
- Trưng bày bài vẽ theo nhóm.
- HS giới thiệu bức tranh mình vẽ trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
C/Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docT_tnxh_b55.doc