Giáo án Tự nhiên xã hội khối 3 tuần 31: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Giáo án Tự nhiên xã hội khối 3 tuần 31: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất

TN - XH

MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

- Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

- Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 118, 119.Quả địa cầu.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội khối 3 tuần 31: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TN - XH
Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
- Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
- Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 118, 119.Quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời
*Kiểm tra, đánh giá
b/ Bài mới:
*Trực tiếp.
1/ Giới thiệu bài: Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp.
* Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
* Cách tiến hành:
* Quan sát, thảo luận
Bước 1: Thảo luận
- Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cùng chiều hay ngược chiều).
- Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo gợi ý.
Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận
*Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt trăng quay xung quanh trái đất.
* Mục tiêu: 
- Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
- Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
* Cách tiến hành:
* Thực hành
Bước 1: 
- GV giảng: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
- GV hỏi: Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?
- GV mở rộng cho HS biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
- Đối với HS khá, giỏi: GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái Đất: Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái Đất nhưng cũng vừa tự quay quanh nó. Chu kỳ (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc).
- GV giảng khái niệm về vệ tinh.
- Vấn đáp, giảng giải.
Bước 2: 
- HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.
- HS thực hành vẽ.
- Hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau.
*Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất.
* Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Tạo hứng thú học tập.
* Cách tiến hành:
* Trò chơi
Bước 1:
- GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm.
- GV hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.
- GV chia nhóm.
Bước 2:
- Thực hành chơi trò chơi theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi sao cho từng HS trong nhóm đều được đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của trang 119 trong SGK.
- HS thực hành chơi.
- GV hướng dẫn, giúp đỡ HS chơi.
Bước 3:
- GV gọi một vài HS lên biểu diễn trước lớp.
- GV hoặc HS khác nhận xét cách biểu diễn của các bạn, cụ thể nhận xét về cách quay, chiều quay của bạn đã đúng chưa.
- GV mở rộng cho HS biết: Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là một nơi tĩnh lặng.
- HS biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
C/Củng cố – dặn dò:
- HS luyện tập trong vở.
-Nhận xét tiết học.
- HS làm bài trong vở.
- GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docT_tnxh_b62.doc