* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ của bài “Chim”.
- Gv cho Hs chơi trò chơi “Tìm hình”. Để lật được mảnh ghép và tìm ra bức hình bí ẩn, Hs phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Quan sát hình ảnh con chim đà điểu và nêu các bộ phận bên ngoài. (Có đầu nhỏ, cổ dài, mình, đuôi, 2 cánh ngắn, 2 chân dài, có lông vũ,.)
+ Hãy nêu lợi ích của các loài chim. (Làm cảnh, bảo vệ mùa màng, đưa thư, làm thức ăn,.)
+ Các bạn hãy cùng mình trả lời câu hỏi sau: “Để bảo vệ loài chim, chúng ta cần làm gì?” (Câu D)
A. Không săn bắt, chọc phá tổ chim.
B. Không chặt phá cây bừa bãi.
C. Xây dựng khu bảo tồn và lên án các hành vi gây tổn hại đến chúng.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
- Lớp và Gv nhận xét, tuyên dương.
- Sau khi trả lời các câu hỏi, Hs tìm được bức hình bí ẩn là con dơi.
- Gv hỏi: “Dơi có phải là chim hay không?”
- Gv kết luận: “Dơi không phải là chim mà là thú mặc dù dơi cũng có cánh và biết bay”. Để biết đặc điểm chung của thú thì hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài 54: Thú
- Gv ghi tựa bài: Thú.
2. Hoạt động 2: Các đặc điểm chung của thú
* Mục tiêu: Biết và nắm vững đặc điểm chung bên ngoài của loài thú; Nhận biết được một số điểm giống và khác nhau của các loài thú.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài: THÚ Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Quyên Giáo sinh thực hiện: Trần Thị Hường I. Mục tiêu cần đạt Sau khi học xong bài học này, học sinh có thể: - Biết và nắm vững đặc điểm chung bên ngoài của loài thú; Nhận biết được một số điểm giống và khác nhau của các loài thú; Nêu được lợi ích của các loài thú đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ các bộ phận cơ thể bên ngoài của một số loài thú. Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Nêu được một số ví dụ về thú nhà. - Phát triển phẩm chất yêu thiên nhiên, động vật; bảo vệ sự đa dạng của các thú và có tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên, động vật. - Phát triển năng lực nhận biết khoa học, năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. II. Đồ dùng dạy học - GV: bài giảng power point, hình ảnh các con thú, bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ của bài “Chim”. - Gv cho Hs chơi trò chơi “Tìm hình”. Để lật được mảnh ghép và tìm ra bức hình bí ẩn, Hs phải trả lời các câu hỏi sau: + Quan sát hình ảnh con chim đà điểu và nêu các bộ phận bên ngoài. (Có đầu nhỏ, cổ dài, mình, đuôi, 2 cánh ngắn, 2 chân dài, có lông vũ,...) + Hãy nêu lợi ích của các loài chim. (Làm cảnh, bảo vệ mùa màng, đưa thư, làm thức ăn,....) + Các bạn hãy cùng mình trả lời câu hỏi sau: “Để bảo vệ loài chim, chúng ta cần làm gì?” (Câu D) A. Không săn bắt, chọc phá tổ chim. B. Không chặt phá cây bừa bãi. C. Xây dựng khu bảo tồn và lên án các hành vi gây tổn hại đến chúng. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. - Lớp và Gv nhận xét, tuyên dương. - Sau khi trả lời các câu hỏi, Hs tìm được bức hình bí ẩn là con dơi. - Gv hỏi: “Dơi có phải là chim hay không?” - Gv kết luận: “Dơi không phải là chim mà là thú mặc dù dơi cũng có cánh và biết bay”. Để biết đặc điểm chung của thú thì hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài 54: Thú - Gv ghi tựa bài: Thú. 2. Hoạt động 2: Các đặc điểm chung của thú * Mục tiêu: Biết và nắm vững đặc điểm chung bên ngoài của loài thú; Nhận biết được một số điểm giống và khác nhau của các loài thú. - Gv cho Hs hoạt động theo nhóm 4, phát cho mỗi nhóm hình ảnh 1 con thú, yêu cầu quan sát, thảo luận trong vòng 3 phút để tìm ra các đặc điểm về lông, mõm, tai, mắt, thân hình, sừng, vai, chân, cách đẻ con và nuôi con của nó. - Từng nhóm lên báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét. - Gv yêu cầu Hs cùng quan sát và nêu đặc điểm của con dê. - Lớp, Gv nhận xét và tuyên dương. - Gv yêu cầu Hs nêu những điểm giống và khác nhau của những loài thú đã được quan sát. - Lớp, Gv nhận xét. - Gv kết luận bằng bảng và yêu cầu Hs nhắc lại: Giống nhau Khác nhau Các loài thú đều có ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Chúng đều có xương sống, có lông mao bao phủ khắp cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Hình dạng, kích thước. - Gv kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. - Gv yêu cầu 1-2 Hs nhắc lại. 3. Hoạt động 3: Lợi ích của các loài thú nhà * Mục tiêu: Nêu được lợi ích của các loài thú đối với con người. - Gv yêu cầu học sinh kể tên một số loài thú nhà. - Hs nhận xét, bổ sung. - Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm 4 trong vòng 3 phút để tìm ra lợi ích của việc nuôi các loài thú nhà và trình bày bằng sơ đồ tư duy. - 1-2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Gv nhận xét, và tuyên dương. - Gv kết luận: Lợn là loài vật nuôi chính ở nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu dinh dưỡng; phân lợn dùng để bón ruộng ... Trâu, bò giúp ta kéo cày, kéo xe, cho ta thịt, sữa, .... - Gv đặt câu hỏi: “Các loài thú đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài thú?” (Để bảo vệ thú nuôi, chúng ta cần cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lai tạo ra giống mới) - Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. 4. Hoạt động 4: Củng cố * Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại nội dung bài học. * Cách tiến hành: - Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi “Ô chữ”. Trong mỗi ô chữ có chứa các từ khóa, Hs sẽ đọc câu hỏi gợi ý và trả lời. + Con gì mắt híp, bụng to Mồm kêu ụt ịt, ăn no lại nằm. (Con heo) + Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa gọi chung là gì? (Thú) + Con gì mình ống, chân cao Bờm dài, miệng hí lại phi ào ào? (Con ngựa) + Con gì đuôi ngắn, tai dài Mắt hồng, lông mượt có tài nhảy nhanh? (Con thỏ) + Tất cả những động vật vừa học được xếp vào loại thú nào? (Thú nhà) - Hs và Gv nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động tiếp nối: - Xem lại bài học hôm nay. - Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà; Vẽ, tô màu và ghi chú các bộ phận bên ngoài của một loài thú mà em thích. - Chuẩn bị bài sau “Thú (Tiếp theo)”.
Tài liệu đính kèm: