* Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan thần kinh.
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
-GV đưa ra câu hỏi:Khi chạm tay vào vật nóng hoặc đá lạnh, em cảm thấy thế nào?
Tất cả những phản ứng đó đều do một cơ quan điều khiển, đó là cơ quan nào?
-GV hỏi:
-Theo em cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào?
Bước 2: Làm bộc lộ ý tưởng ban đầu của học sinh.
-GV yêu cầu hs mô tả bằng lời hoặc hình vẽ những hiểu biết ban đầu của mình vào bảng nhóm.
Ghi chép khoa học về các bộ phận của cơ quan thần kinh, sau đó thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình bày vào bảng nhóm.
-GV yêu cầu hs trình bày ý kiến của mình.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi.
Từ việc suy đoán của học sinh, gv tập hợp thành các nhóm ý tưởng ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về các bộ phận của cơ quan thần kinh:
Giáo án bàn tay nặn bột TNXH lớp 3 Tháng Mười Một 19, 2019 9:09 sáng GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT Môn :Tự nhiên & Xã hội Bài 6: CƠ QUAN THẦN KINH ( TIẾT 1). I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết: -HS kể tên, chỉ được vị trí của các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ. -HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: – GV : +Các hình trong SGK .Câu hỏi hs thảo luận. + Tranh vẽ sơ đồ cơ quan thần kinh – HS : SGK III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. -Phương pháp quan sát tranh -Phương pháp hỏi đáp, thảo luận. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: TBVN cho lớp hát. * Giới thiệu bài: cơ quan thần kinh * Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan thần kinh. Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề. -GV đưa ra câu hỏi:Khi chạm tay vào vật nóng hoặc đá lạnh, em cảm thấy thế nào? Tất cả những phản ứng đó đều do một cơ quan điều khiển, đó là cơ quan nào? -GV hỏi: -Theo em cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Bước 2: Làm bộc lộ ý tưởng ban đầu của học sinh. -GV yêu cầu hs mô tả bằng lời hoặc hình vẽ những hiểu biết ban đầu của mình vào bảng nhóm. Ghi chép khoa học về các bộ phận của cơ quan thần kinh, sau đó thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình bày vào bảng nhóm. -GV yêu cầu hs trình bày ý kiến của mình. Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi. Từ việc suy đoán của học sinh, gv tập hợp thành các nhóm ý tưởng ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về các bộ phận của cơ quan thần kinh: +Cơ quan thần kinh có những bộ phận nào? +Có phải cơ quan thần kinh có họp sọ không? +Có phải cơ quan thần kinh có các dây thần kinh không? +Cơ quan thần kinh có ích như thế nào đối với cơ thể con người? -GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm. -GV tổ chức cho hs thảo luận , đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về cấu tạo của cơ quan thần kinh Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi +Trước khi yêu cầu hs quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, gv yêu cầu hs viết dự đoán vào vở ghi chép với các mục sau: Câu hỏi Dự đoán Cách tiến hành Kết luận Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Gồm các dây thần kinh -GV cho hs quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong sách giáo khoa. Bước 5: Kết luận. -GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành quan sát. *Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm: não, các dây thần kinh và tủy sống. Não được bảo vệ trong hộp sọ, tủy sống được bảo vệ trong cột sống. *Củng cố – dặn dò: -Gọi vài HS nhắc lại nội dung bài học. – Dặn về nhà học bài . Hát -HS ghi bài, đọc mục tiêu, chia sẻ trong nhóm. -Dự kiến hs trả lời: +Khi chạm tay vào vật nóng hoặc đá lạnh em sẽ rụt tay lại. +Cơ quan thần kinh điều khiển các phản ứng đó. -Các nhóm thảo luận và trình bày vào bảng nhóm. -Đại diện nhóm trình bày. Ví dụ về các ý kiến khác nhau của hs về cơ quan thần kinh: +Cơ quan thần kinh có não +Cơ quan thần kinh có nhiều bộ phận khác nhau + Cơ quan thần kinh gồm các dây thần kinh + Cơ quan thần kinh gồm các dây thần kinh và tủy sống + Cơ quan thần kinh là hộp sọ. -HS thảo luận nhóm. HS tiến hành nghiên cứu theo nhóm để tìm câu trả lời cho câu hỏi và viết vào vở ghi chép. -Đại diện các nhóm báo cáo.
Tài liệu đính kèm: