A/ Mục tiêu.
1. Kiến thức.
Học sinh có kiến thức:
+ Vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc thở bằng mũi.
+ Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thớ không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ con người.
2. Kĩ năng.
- Tư duy:
+ Hiểu tại sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
+ Hiểu vai trò của mũi trong hô hấp.
- Thực hành:
+ Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều CO2, nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ con người.
3. Thái độ.
- Có ý thức học tập tích cực.
- Có ý thức vận dụng kiến thức của bài để giữ gìn sức khoẻ cho bản thân.
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009 Môn: Tự nhiên xã hội ────Bài 2: Nên thở như thế nào──── ◄Lớp 3► A/ Mục tiêu. 1. Kiến thức. Học sinh có kiến thức: + Vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc thở bằng mũi. + Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thớ không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ con người. 2. Kĩ năng. - Tư duy: + Hiểu tại sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. + Hiểu vai trò của mũi trong hô hấp. - Thực hành: + Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều CO2, nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ con người. 3. Thái độ. - Có ý thức học tập tích cực. - Có ý thức vận dụng kiến thức của bài để giữ gìn sức khoẻ cho bản thân. B/ Phương tiện dạy học. - Tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 6, 7. - Mỗi HS chuẩn bị 1 gương soi. - 4 bản câu hỏi kiểm tra cuối tiết học và 4 bản đáp án. - Mỗi HS chuẩn bị một thẻ đỏ và một thẻ xanh bằng giấy màu hình chữ nhật, kích thước 5 x 7 cm. C/ Bài học. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 phút I, Ổn định tổ chức. - HS hát một bài hát. 4 phút II, Kiểm tra bài cũ. - Hỏi: Tả lại hoạt động của lồng ngực khi hít vào, thở ra? - Nhận xét câu trả lời của HS. - 2 HS trả lời: Khi hít vào thì phổi phồng lên nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài. 25 phút III, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Giờ trước các em đã học bài "Hoạt động thở và cơ quan hô hấp" và biết được mũi là một trong những cơ quan hô hấp của cơ thể người, giờ học hôm nay cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu vai trò của mũi và ý nghĩa của việc thở bằng mũi qua bài: " Nên thở như thế nào?". 2.Liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS lấy gương soi lỗ mũi mình và treo bảng phụ có ghi các câu hỏi sau: + Quan sát phía trong mũi em thấy có những gì? + Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ trong mũi? + Hàng ngày, khi dùng khăn sạch lau mặt, em thấy trên khăn có gì? + Tại sao ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thảo luận với nhau để trả lời các câu hỏi trên. - Gọi đại diện HS trả lời từng câu hỏi. - GV kết luận: + Trong mũi có lông mũi giúp cản bớt bụi làm không khí vào phổi sạch hơn; các mạch máu nhỏ li ti giúp sưởi ấm không khí vào phổi; các chất nhầy giúp cản bụi, diệt vi khuẩn và làm ẩm không khí vào phổi. + Chúng ta nên thở bằng mũi vì như thế là hợp vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ; không nên thở bằng miệng vì thở như thế các chất bụi, bẩn vẫn dễ vào được bên trong cơ quan hô hấp, có hại cho sức khoẻ. 3. Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc phải thở không khí có nhiều khói, bụi. - GV yêu cầu HS suy nghĩ để trả lời 2 câu hỏi sau: + Em cảm thấy thế nào khi được hít thở không khí trong lành ở trong các công viên, vườn hoa...? + Em cảm thấy thế nào khi đi ngoài đường có nhiều bụi, khói hoặc trong bếp đun bằng củi, rơm, than? - GV giảng: Bầu không khí trong công viên, vườn hoa... thường rất trong lành, nhiều ôxi. Khi được hít thở bầu không khí trong lành ấy, cơ thể chúng ta được cung cấp đầy đủ khí ôxi cho máu đi nuôi cơ thể nên chúng ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Còn không khí ở ngoài đường khi có nhiều xe cộ qua lại, trong bếp khi đun nấu có nhiều khí các-bô-níc và các khí độc khác làm ô nhiễm. Nếu phải hít thở không khí ô nhiễm, cơ thể ta sẽ ngột ngạt, khó chịu, có hại cho sức khoẻ. - Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết, trang 7, SGK. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lấy gương soi. - Hoạt động theo cặp. - 4 HS trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi. Sau mỗi lần có bạn trả lời, các HS khác cho ý kiến nhận xét và bổ sung. - Nghe và ghi nhớ kết luận. - HS tự do phát biểu ý kiến. (khoan khoái, dễ chịu) (ngột ngạt, khó chịu) - Nghe giảng. - 2 HS đọc bài, mỗi học sinh đọc một lượt, cả lớp theo dõi. 5 phút IV, Củng cố. - GV đọc câu hỏi kiểm tra cuối tiết học: Câu hỏi: 1. Trong mũi có những gì? 2. Thở thế nào là hợp vệ sinh? 3. Khi hít vào, cơ thể nhận được khí gì? Khi thở ra, cơ thể thải ra khí gì? 4. Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành là gì? 5. Tác hại của việc hít thở không khí ô nhiễm là gì? - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm chọn 1 nhóm trưởng và 1 nhóm phó. - Phát cho nhóm trưởng bản câu hỏi, nhóm phó bản đáp án và yêu cầu kiểm tra các bạn trong nhóm. - GV trực tiếp kiểm tra nhóm trưởng và nhóm phó. - Yêu cầu các nhóm tổng kết số thẻ đỏ và số thẻ xanh, tuyên dương nhóm có nhiều thẻ đỏ. - Nhận xét giờ học. Đáp án: 1. Trong mũi có lông mao, mao mạch, tuyến dịch nhầy. 2. Thở bằng mũi, không thở bằng miệng. 3. Hít vào khí ô-xi và thở ra khí các- bô- níc. 4. Có đủ ô-xi thấm vào máu đi nuôi cơ thể làm cơ thể khoẻ mạnh. 5. Hít thở không khí ô nhiễm có nhiều khí các- bô- níc, bụi bẩn có hại cho sức khoẻ. - Chia nhóm. - Nhóm trưởng đọc câu hỏi, nhóm phó nghe bạn trả lời và so sánh với đáp án. Nếu bạn trả lời đúng thì phát cho một thẻ đỏ, nếu bạn trả lời sai thì phát cho một thẻ xanh. Một bạn chỉ phải trả lời 1 câu bất kì trong 5 câu hỏi. - Các nhóm báo cáo số thẻ đỏ và số thẻ xanh. 1 phút V, Dặn dò, giao bài tập. - Dặn học sinh về nhà sử dụng kiến thức đã học trong bài để giữ gìn sức khoẻ. - Dặn dò HS về nhà học thuộc nội dung: Bạn cần biết ở trang 7 SGK. - Lắng nghe và ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: