Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tháng 1 - Năm học 2004-2005

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tháng 1 - Năm học 2004-2005

* Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu.

- Mục tiêu: Hs nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

. Cách tiến hành.

Bước 1: Trò chơi.

- Gv cho cả lớp cùng thực hiện động tác : “ Bịt mũi nín thở”.

- Gv hỏi : Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu?

Bước 2

- Gv gọi 1 Hs lên trước lớp thực hiện thực hiện động tác thở sâu như hình 1 SGK.

- Sau đó Gv yêu cầu Hs đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức .

- Gv hướng dẫn Hs vừa làm, vừa theo dõi cử động của lồng ngực:

+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực?

+ So sánh lồng ngực hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu?

+ Nêu ích lợi của việc thở sâu?

 

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tháng 1 - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : 
Kế hoạch giảng dạy tuần 1
Thứ 
MÔN S
Tên bài
MÔN C
Tên bài
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ , ngày tháng năm 2004
Tự nhiên xã hội.
Tiết 1
Bài 1 : Hoạt động hô hấp và cơ quan hô hấp.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
Kỹ năng: 
Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
c) Thái độ: 
Giáo dục Hs hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
 - Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs.
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu.
- Mục tiêu: Hs nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Trò chơi.
- Gv cho cả lớp cùng thực hiện động tác : “ Bịt mũi nín thở”. 
- Gv hỏi : Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu?
Bước 2
- Gv gọi 1 Hs lên trước lớp thực hiện thực hiện động tác thở sâu như hình 1 SGK.
- Sau đó Gv yêu cầu Hs đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức .
- Gv hướng dẫn Hs vừa làm, vừa theo dõi cử động của lồng ngực:
+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực?
+ So sánh lồng ngực hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu?
+ Nêu ích lợi của việc thở sâu?
=> Khi thở lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đó là do cử động hô hấp. Cử động hô hấp gầm 2 động tác: hít vào và thở ra. Khí hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ mở to. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
 * Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Gv yêu cầu Hs mở SGK quan sát Hình 2. Hai Hs lần lượt hỏi và trả lời các câu hỏi:
+ Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói ten các bộ phận của cơ quan hô hấp?
+ Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 ?
+ Đố bạn biết mũi để làm gì?
 + Chỉ trên hình 3 đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên hỏi, đáp trước lớp.
- Gv nhận xét.
=> Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
 Cơ qua hô hấp gốm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
- Gv cho Hs cả lớp thảo luận:
- Câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở?
- Gv nhận xét, chốt lại.
Lưu ý:
- Tránh không cho thức ăn nước uống, vật nhỏ rơi vào đường thở.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs thực hiện trò chơi.
Thở gấp hơn, sâu hơn so với mức bình thường.
Một Hs lên bảng thực hiện.
Hs cả lớp thực hiện .
Hs trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs trả lời.
Hs nhận xét.
Hs làm việc theo cặp.
Hs lần lượt trả lời.
Hs lần lượt hỏi, đáp trước lớp.
Hs trả nhắc laị.
Hs thảo luận.
Hs nhận xét.
Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Nên thở như thế nào?
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2004
Tiết 2
Bài 2 : Nên thở như thế nào?
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
Kỹ năng: 
- Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí cácbôníc , nhiều khói, bụi đối với sức khỏe con người.
c) Thái độ: 
Giá dục Hs bảo vệ đường không khí .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 6, 7.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:Hoạt động thở và cơ quan hô hấp.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
 + Phế quản, khi quản có chức năng gì? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Hs giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
. Cách tiến hành.
- Gv hướng dẫn Hs lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
- Câu hỏi :
+ Khi sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn bằng miệng?
- Gv giảng :
+ Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào
+ Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời tạo nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
=> Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác dụng của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khỏe.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs cùng quan sát các hình 2, 3, 4 và thảo luận các câu hỏi:
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn được cảm thấy như thế nào ?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv chỉ định một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước lớp.
- Gv nêu câu hỏi:
+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
+ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
- Gv nhận xét.
=> Không khí trong lành là không khí chứa nhiều ôxi, it1 khí cácbôníc và khói bụi. Khí ôxi cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Không khí chứa nhiều khí cácbôníc, khói, bụi  là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khó bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
PP: Thảo luận nhóm.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs làm việc theo cặp.
Hs nhận xét.
Hs lần lượt trả lời.
Hs nhận xét.
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh hô hấp.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2004
Tiết 3
Bài 3 : Vệ sinh hô hấp.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng.
Kỹ năng: 
- kể nên những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
c) Thái độ: 
Giaó dục Hs biết giữ sạch mũi, họng .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 8, 9.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Nên thở như thế nào?
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Thở không khí trong lành có lợi gì?
 + Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng.
. Cách tiến hành.
Bước1: Làmviệc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1, 2, 3 trang 8 SGK.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
- Câu hỏi :
+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
+ Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
- Gv nhận xét. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gv yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi, nhóm khác bổ sung.
Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khỏe vì:
 + Buổi sáng sớm có không khí thường trong lành, ít khói, bụi.
 + Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động, cơ thể người cần vận động để mạch máu lưu thông, hít thở không khí trong lành và hô hấp sâ để được nhiều khí các bô ní ... chơi đứng tại chỗ, nghe và làm một số động tác tay.
- Sau khi Hs chơi xong. Gv hỏi: Các em cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay 
Bước 2: 
- Gv cho Hs chơi trò chơi có vận động nhiều. Ví dụ yêu cầu Hs làm vài động tác nhảy, chạy nhanh.
- Sau khi Hs chơi xong Gv đặt câu hỏi cho Hs thảo luận : So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
- Gv chốt lại. 
=> Khi ta vận động mạnh thì nhịp đập của tim nhanh hơn bình thường. vì vậy lao động, vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim. Tuy nhiên nếu lao động quá sứ, tim có thể mệt, có hại cho sức khỏe.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Hs nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Có ý thức tập thể dục, vui chơi, lao động vừa sức.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 19 và trả lời các câu hỏi:
+ Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động vừa sức?
+ Theo em những trạng thái xúc cảm nào làm cho tim đập mạnh hơn?
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, mang giầy dép quá chật?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại.
=> Tập thể dục, đi bộ có lợi cho tim mạch.
 + Cuộc sống vui vẽ tránh những cảm giác mạnh hay tức giận.
+ Nên ăn những loại thức ăn các loại rau quả, thịt bò, thịt gà, lợn ... các thức ăn chứa nhiều chất béo, chất kích thích sẽ có hại cho tim.
PP: Trò chơi, hỏi đáp.
Hs chơi trò chơi.
Mạch đập và nhịp tim của các em có nhanh hơn một chút.
Hs thảo luận.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs trao đổi với nhau.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
 5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Phòng bệnh tim mạch.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2004
Tiết 9
Bài 9 : Phòng bệnh tim mạch.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Kể về tên một số bệnh về tim mạch.
- Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh tim ở trẻ em.
Kỹ năng: 
- Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
c) Thái độ: 
 - Có ý thức phòng bệnh thấp tim.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK tran g 20, 21.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Hoạt động nào có lợi cho tim?
 + Kể tên những loại thức ăn giúp bảo vệ tim mạch. 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Động não.
- Mục tiêu: Kể tên một vài bệnh vầ tim mạch.
. Cách tiến hành.
- Gv yêu cầu mỗi Hs kể tên một vài bệnh về tim mạch mà các em biết. Ví dụ như: bệnh thấp tim, bệnh cao huyết áp, bệnh xơ vỡ động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim.
- Sau đó Gv giải thích và nêu sự nguy hiểm của bệnh tim mạch.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
- Mục tiêu: Hs nêu sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấm tm ở trẻ em.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 1, 2, 3 SGK trang 20 và đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận các câu hỏi:
+ Ở kứa tuổi nào hay bệnh thấp tim?
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật. Mỗi nhóm đóng một cảnh.
- Gv chốt lại.
=> Thấp tim là một bệnh về tim mạch mà lứa tuổi Hs thường mắc.
 + Bệnh này để di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây ra suy tim..
+ Nguyên nhân d6ãn đến bệnh là do viên họng, viên amiđan, viên khớp kéo dài.
* Hoạt động 3: Thảo luận.
- Mục tiêu: Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
 Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 4, 5, 6 trang 21, chỉ vào hình và nói về nội dung, ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp lên trình bày.
- Gv chốt lại: Đề phòng bệnh thấp tim cần phải giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, luyện tập thể dục hằng ngày.
PP: Động não.
Hs kể những bệnh tim mạch.
PP: Đóng vai.
Hs đọc.
Hs thảo luận.
Hs đóng vai.
Hs lắng nghe.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát hình và nói.
Hs lên trình bày.
 5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2004
Tiết 10
Bài 10 : Hoạt động bài tiết nước tiểu.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Kỹ năng: 
- Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
c) Thái độ: 
 - Có ý thức bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 22, 23.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Phòng bệnh tim mạnh.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Bệnh thấp nguy hiểm như thế nào?
 + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận.
- Mục tiêu: Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ ra đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu một vài Hs lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Gv chốt lại: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Hs hiểu cấu tạo, nhiệm vụ của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình, đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23 SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo các câu hỏi:
+ Nước tiểu tạo thành ở đâu? Trong nước tiểu có chất gì?
+ Nước tiểu đưa xuống bằng đường nào? TRước khi thảy ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?
+ Nước tiểu thảy ra ngoài bằng đường nào? Mỗi ngày trung bình1 người thảy ra bao nhiêu lít nước tiểu?
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
- Gv yêu cầu mỗi nhóm lên trình bày.
- Gv chốt lại:
+ Thận có chức năng lọc máu, lấy các chất thải độc hại ra ngoài tạo thành nước tiểu.
+ Oáng dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bọng đái.
+ Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
+ Oáng đái có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài.
PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận.
Hs quan sát hình và chỉ ra.
Hs lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát hình.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
 5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docthang 1.doc