Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 01

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 01

Tự nhiên và xã hội:

Tiết 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP

 I. Mục tiêu:

- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.

- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.( Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục.

Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết.)

II. Đồ dùng dạy học :

Các hình trong sgk trang 4, 5

III. Hoạt động dạy học :

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên và xã hội:
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
 I. Mục tiêu:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.( Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục.
Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết.)
II. Đồ dùng dạy học :
Các hình trong sgk trang 4, 5
III. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu môn học.
2. Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu .
Mục tiêu : HS biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức 
Cách tiên hành : 
1. Hoạt động thở :
Bước 1 : trò chơi 
GV cho cả lớp cùng thực hiên động tác : bịt mũi nín thở 
- Khi nín thở và thở sâu em cảm thấy thế nào ? 
Bước 2: HS thực hành lớp quan sát. 
Cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên lồng ngực và thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức. 
- Khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức em thấy lồng ngực như thế nào ?
- Cử động hô hấp gồm mấy động tác ? 
 - Thở gấp hơn và lâu hơn lúc bình thường 
HS thực hành. 
- Khi thở lồng ngực phồng lên 
Khi hít vào lồng ngực xẹp xuống
- Gồm 2 động tác : Hít vào và thở ra 
Kết luận : Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống đẩy không khí từ phổi ra ngoài
2. Cơ quan hô hấp: 
3. Hoạt động 2 : Làm việc với sgk
Mục tiêu : Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự ssống của con người .
Cách tiến hành : 
Bước 1: Làm việc theo cặp. 
GV HD h/s làm việc theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Gọi 1 số h/s lên trình bày. 
GV kêt luận: Cơ quạn hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí 
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Về nhà giữ vệ sinh cơ quan hô hấp, thực hành thở sâu. 
- Từng cặp h/s: Người hỏi, người trả lời.
- HS trình bày theo cặp.
- HS trình bày trước lớp.
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội:
Tiết 2:NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ.( Biết được khi hít vào, khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi đê đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bô-níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.)
* Tích hợp :Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Quan sát tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi và vệ sinh mũi. Biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng ( KNS).
II. Đồ dùng dạy học :
Các hình trong sgk trang 6, 7. Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm .
Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta phải thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
Cách tiên hành : 
- GV cho cả lớp cùng thực hiện.
- Khi bị sổ mũi em thấy có hiện tượng gì ?
- Khi dùng khăn sạch lau mũi em thấy gì ?
- Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
 GV: Trong mũi còn có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm đồng thời có nhiều mao mạch để sưởi ấm cho không khí khi hít vào.
- 2 em q/s lỗ mũi của bạn, tranh trong sgk & thảo luận.
- Khi bị sổ mũi em thấy có hiện tượng nước chảy ra từ 2 lỗ mũi
 - Khi dùng khăn sạch lau mũi em thấy trên khăn có màu đen
- Vì trong mũi có rất nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. 
Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ. Vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
Biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng ( KNS).
Hoạt động 2 : Cơ quan hô hấp-Làm việc với sgk
Mục tiêu : Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành & tác hại của việc hít thở không khí không trong lành có nhiều khí các bô ních, nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ của con người 
Cách tiến hành : 
Bước 1: Làm việc theo cặp. 
GVHD:
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành ?
- Bức tranh nào thể hiện không khí không trong lành ?
- Khi được thở không khí trong lành em cảm thấy thế nào ?
- Nêu cảm giác của em khi thở không khí có nhiều khói bụi ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Gọi 1 số h/s lên trình bày.
- Thở không khí không trong lành có lợi gì?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có tác hại gì?
Kết luận: Không khí không trong lành có chứa nhiều ô-xi, ít khí các-bô-ních & khói bụi. Khí ô-xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở bằng không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Quan sát tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi và vệ sinh mũi. Biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng ( KNS).
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Về nhà giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. 
- HS quan sát các hình 3, 4, 5 thảo luận 2 câu hỏi trong sách.
+ Bức tranh 3 thể hiện không khí trong lành.
+ Bức tranh 4, 5 thể hiện không khí không trong lành.
+ Em cảm thấy khoan khoái, dễ chịu
+ Ngột ngạt, khó chịu.
Đại diện nhóm báo cáo.
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctich hop TNXH tuan 1.doc