Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 21 - Đỗ Thị Kim Anh

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 21 - Đỗ Thị Kim Anh

I – Mục tiêu:

 - Học sinh phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc ( thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo ( thân gỗ, thân thảo.)

 - Rèn kĩ năng quan sát cho HS.

 - Gioá dục hoc sinh biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

II – Đồ dùng dạy học: Các hình SGK trang 78, 79;

III – Các hoạt động:

 1) Bài cũ: (5) Thực vật

 - Hãy nêu các cây mà em đã được thấy?

 - Nêu các bộ phận của cây.

 - GV nhận xét.

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 21 - Đỗ Thị Kim Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
THÂN CÂY
I – Mục tiêu:
 - Học sinh phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc ( thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo ( thân gỗ, thân thảo.)
 - Rèn kĩ năng quan sát cho HS.
 - Gioá dục hoc sinh biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II – Đồ dùng dạy học: Các hình SGK trang 78, 79; 
III – Các hoạt động:
 1) Bài cũ: (5’) Thực vật
 - Hãy nêu các cây mà em đã được thấy?
 - Nêu các bộ phận của cây.
 - GV nhận xét.
 2) Bài mới: (25’)
 Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.
 - GV yêu cầu HS quan sát hình sách giáo khoa trang 78, 79.
 + Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong hình.
 + Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm)?
 - GV nêu câu hỏi:
 + Cây su hào có gì đặc biệt?
 GV kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Có loại cây thân gỗ, thân thảo.
 Cây su hào có thân phình to thành củ.
 Hoạt động 2: Trò chơi BINGO.
 - GV tổ chức và hướng dẫn cách chơi.
 - GV chia lớp thành 2 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một số phiếu có ghi tên các loại cây.
 - GV tổng kết, nhận xét.
3) Củng cố: (5’)
 + Hãy nêu tên các loại cây có thân gỗ?
 + Cây su hào có thân gì?
 - Nhận xét.
 - Chuẩn bị: Thân cây (tt).
- Hoạt động nhóm đôi.
  Quan sát.
   Ghi vào giấy.
- Một số cặp trình bày.
- Nhận xét.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Đội A – B.
- Hai nhóm thi đua gắn tên các loại cây phù hợp với thân cây.
- Nhận xét.
- Làm vở bài tập Tự nhiên xã hội.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
THÂN CÂY (tt)
I – Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
 - Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
 - HS có ý thức chăm sóc cây.
II – Đồ dùng dạy học: Các tranh sách giáo khoa trang 80, 81
III – Các hoạt động:
 1) Bài cũ: (5’) Thân cây
 - Kể tên một số cây thân thảo, thân gỗ, thân leo, thân bò.
 - Nhận xét.
 2 ) Bài mới: (25’)
 Giới thiệu : Ghi bài
Hoạt động 1: Chức năng của thân cây. (10’
 - GV yêu cầu HS quan sát hình 
1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi.
 + Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
 + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
 GV kết luận: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Vậy chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận để nuôi cây.
 Hoạt động 2 : Ích lợi của thân cây. (15’)
 - GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, nói về ích lợi của thân cây.
 + Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
 + Kể tên một số thân cây cho gỗ?
 + Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn?
 GV kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng.
3) Củng cố – Dặn dò: (5’)
 - Nhận xét.
 - Làm vở bài tập Tự nhiên xã hội.
 - Chuẩn bị bài: Rễ cây.
- Hoạt động lớp.
- HS trả lời cá nhân.
 + Rạch thử vào thân cây.
 + Bấm một ngọn cây nhưng không làm đứt rời khỏi thân.
- HS nêu chức năng khác của thân cây.
- Hoạt động nhóm.
- Các nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8.
- Viết kết quả vào bảng phụ.
- Đại diện trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi.doc