Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Phan Thị Thanh Trúc

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Phan Thị Thanh Trúc

I. MỤC TIÊU :

a. Kiến thức : Giúp HS biết

- Tên một số loài hoa quen thuộc.

- Tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.

- Kể tên các bộ phận của hoa.

- Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.

b. Kĩ năng :

- Quan sát, mô tả, nhận xét

- Làm việc với SGK, làm việc nhóm.

c. Thái độ :

- Yêu thích, sưu tầm tìm hiểu về các loài hoa.

- Ham thích tìm hiểu thế giới thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3

- Giáo án điện tử

- Hoa thật ( GV hoặc HS mang đến lớp)

- Mô hình bông hoa cụ thể ( có cuống, đài, cánh và nhị)

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC :

1. Phương pháp dạy học :

- Quan sát, vấn đáp.

- Làm việc với SGK

- Trò chơi học tập

2. Hình thức tổ chức :

- Cá nhân

- Nhóm

- Toàn lớp

 

doc 6 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 987Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Phan Thị Thanh Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày 23/02/2010
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : HOA
MỤC TIÊU :
Kiến thức : Giúp HS biết
Tên một số loài hoa quen thuộc.
Tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Kể tên các bộ phận của hoa.
Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
Kĩ năng :
Quan sát, mô tả, nhận xét
Làm việc với SGK, làm việc nhóm.
Thái độ :
Yêu thích, sưu tầm tìm hiểu về các loài hoa.
Ham thích tìm hiểu thế giới thực vật.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Giáo án điện tử
Hoa thật ( GV hoặc HS mang đến lớp)
Mô hình bông hoa cụ thể ( có cuống, đài, cánh và nhị)
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
Phương pháp dạy học :
Quan sát, vấn đáp.
Làm việc với SGK
Trò chơi học tập
Hình thức tổ chức :
Cá nhân 
Nhóm
Toàn lớp
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ ( 4 phút)
Mục tiêu: củng cố kiến thức cũ 
Phương pháp : vấn đáp 
Hình thức : toàn lớp 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 GV lần lượt chiếu từng câu hỏi lên màn hình cho HS thực hiện.
Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
Lá cây hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
Lá cây hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi.
Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thu khí gì và thải ra khí gì?
Lá cây hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí cac-bô-níc.
Lá cây hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi.
Lá cây có chức năng gì ?
Quang hợp 
Hô hấp
Thoát hơi nước
Cả 3 câu trên.
GV chiếu đáp án lên màn hình.
GV nhận xét.
HS làm việc cá nhân và lựa chọn từng đáp án.
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới ( 3 phút)
Mục tiêu : GV giới thiệu bài
Phương pháp : vấn đáp
Hình thức tổ chức : cá nhân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV hỏi : Ở tiết trước , chúng ta đã học những bộ phận nào của cây ? Bạn nào có thể nhắc lại.
Như vậy, ở tiết trước chúng ta đã học những bộ phận của cây là rễ cây, thân cây và lá cây. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bộ phận cũng khá là quan trọng đối với cây. Đó là “HOA”
Các bộ phận đã học là rễ cây, thân cây và lá cây.
HS lắng nghe.
Hoạt động 3 : Quan sát và trò chơi học tập ( 10 phút)
Mục tiêu : 
Kể tên một số loài hoa quen thuộc.
Tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm 
Hình thức tổ chức: Nhóm 4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV cho HS chơi trò chơi học tập : Luật chơi như sau : Hãy quan sát và viết tên gọi của những bông hoa trên màn hình máy chiếu . Trong thời gian 3 phút, nhóm nào viết nhanh nhất, nhiều nhất và chính xác nhất tên gọi của các bông hoa thì thắng cuộc .”
GV chiếu các bông hoa trên màn hình
Yêu cầu HS trình bày kết quả quan sát của nhóm.
GV chiếu đáp án lên màn hình
Cho HS quan sát hoa thật, nhận xét về màu sắc và mùi hương của các loài hoa ?
Hỏi HS : Trong các bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm?
GV hỏi : Qua đó, em có thể rút ra được kết luận gì về hình dạng, màu sắc và mùi hương của các loài hoa?
 GV nhận xét và kết luận: “Các bông hoa thường có hình dạng, màu sắc và mùi hương khác nhau “. 
 GV giải thích thêm một số loài hoa có cùng têu gọi nhưng cũng khác nhau về hình dạng, màu sắc. ( Như hoa hồng, hoa lan).
HS thảo luận theo nhóm 4 
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác có thể bổ sung thêm.
HS quan sát và nhận xét
Các bông hoa thường có hình dạng, màu sắc và mùi hương khác nhau.
Hoạt động 4 : Trò chơi học tập và quan sát hoa thật ( 8 phút)
 Mục tiêu :
Kể được tên các bộ phận thường có của một bông hoa.
Phương pháp : vấn đáp
Hình thức tổ chức : nhóm 4 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV phát phiếu học tập cho HS
GV phổ biến luật chơi 
Luật chơi như sau : Nối tên gọi các bộ phận thường có của một bông hoa vào đúng vị trí của nó.
GV chiếu đáp án đúng
GV hỏi HS: Hoa thường có những bộ phận nào ?
GV cho 2 -3 HS nhắc lại
GV cho HS quan sát hoa thật và yêu cầu HS chỉ ra và nêu tên gọi từng bộ phận của hoa.
HS chơi theo nhóm 4.Nhóm nào lắp nhanh sẽ lên bảng lắp các tấm ghép tên của các bộ phận vào đúng vị trí của nó .
HS quan sát và sửa bài
 Mỗi bông hoa thường có đài hoa, cuống hoa, cánh hoa và nhị hoa.
HS thực hiện.
Hoạt động 5 : Trò chơi học tập. Đố bạn “Tôi là hoa gì ?” (10 phút)
Mục tiêu :
Nêu được chức năng và ích lợi của hoa đối với đời sống thực vật và đối với con người.
Phương pháp : trò chơi học tập
Hình thức : nhóm đôi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV chiếu câu đố lên bảng. HS làm việc theo nhóm đôi, giải đáp câu đố về tên gọi của 1 loài hoa.
Hoa gì báo hiệu mùa hè?
Hoa gì hướng ánh mặt trời ?
Hoa gì tươi đẹp đồng thời lắm gai?
Hoa gì gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn?
Sau 1 phút, HS đưa ra câu trả lời.
GV chiếu đáp án mỗi câu đố lên màn hình.
GV hỏi HS : Hoa có chức năng gì ?
Vậy hoa thường được dùng để làm gì ?
GV chiếu hình ảnh về công dụng của một số loài hoa cho HS xem.
Cho HS đọc lại ghi nhớ trong SGK trang 91.
- HS trả lời 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS quan sát 
Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
HS quan sát
1 -2 HS đọc lại 
Dặn dò :
HS về xem lại bài và chuẩn bị bài “Quả”
 Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Ngày 23 tháng 02 năm 2010
	 Sinh viên thực hiện 
	 Phan Thị Thanh Trúc
PHIẾU HỌC TẬP
Nối tên gọi các bộ phận thường có của một bông hoa vào đúng
vị trí của nó.
Đài hoa
Nhị hoa
Cánh hoa
Cuống hoa

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa.doc