Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 25

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 25

I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

 - Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.

 - Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.

 - Có ý thức bảo vệ động vật.

II – Chuẩn bị:

 Giáo viên: - Các hình sách GK trang 94, 95.

 - Các ảnh động vật.

 Học sinh: Sách GK, vở BT

III – Hoạt động dạy – học:

 1. Ổn định: (1)

 2. Bài cũ: (5) Quả

 - GV kiểm tra cả lớp:

 * Mỗi quả thường có:

 vỏ

 thịt

 hạt

 cả 3 ý trên

 * Quả có ích lợi gì? (2 HS trả lời).

 - Nhận xét.

 3. Bài mới: (25)

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2606Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 25	
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ĐỘNG VẬT
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
 - Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
 - Có ý thức bảo vệ động vật.
II – Chuẩn bị:
 Giáo viên: - Các hình sách GK trang 94, 95.
 - Các ảnh động vật.
 Học sinh: Sách GK, vở BT
III – Hoạt động dạy – học:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Bài cũ: (5’) Quả
 - GV kiểm tra cả lớp:
 * Mỗi quả thường có:
 o vỏ
 o thịt
 o hạt
 o cả 3 ý trên
 * Quả có ích lợi gì? (2 HS trả lời).
 - Nhận xét.
 3. Bài mới: (25’)
* Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật
Mục tiêu: 
 + Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật.
 + Nhận ra sự đa dạng của động vật tự nhiên.
 - GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK trang 94, 95 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
 - Yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả quan sát vào bảng
F GV kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn ... khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Thử tài họa sĩ
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS yêu thích.
 - Làm việc theo nhóm.
 - Làm việc cá nhân.
 - GV: Nêu tên ba bộ phận chính của cơ thể động vật.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố:( 5’)
 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đố bạn con gì?
 - Hướng dẫn luật chơi.
 . 5 HS được phát miếng bìa ghi tên con vật.
 . 5 HS còn lại được phát miếng bìa nhỏ ghi tên một con vật, có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó ...
5. Dặn dò: (1’)
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài: Côn trùng.
- HS chia thành các nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
 + Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật?
 + Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật?
 + Nêu điểm giống và khác nhau của các con vật.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu các nhóm trong thời gian 5 phút vẽ một con vật bất kì.
- Mỗi nhóm lần lượt giới thiệu con vật được vẽ là gì? Hãy chỉ ra và gọi tên các bộ phận chính.
- Các nhóm nhận xét.
- 1 đến 2 HS trả lời.
- HS nghe luật chơi.
- HS thực hiện trò chơi.
Bảng phụ
Giấy A 4
Miếng bìa
Kế hoạch bài dạy tuần 25	
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÔN TRÙNG
I – Mục tiêu:
 - Sau bài học HS biết và nêu được các bộ phận chính của cơ thể côn trùng.
 - Biết ích lợi và tác hại của côn trùng và kể tên một số loài côn trùng có ích, có hại.
 - Nêu được một số cách diệt côn trùng có hại, bảo vệ côn trùng có ích.
II – Chuẩn bị:
 Giáo viên: Các hình SGK và tranh sưu tầm về côn trùng.
 Học sinh: Tranh sưu tầm, sách GK.
III – Các hoạt động dạy – học:
 1) Ổn định: (1’)
 2) Bài cũ: (5’) Động vật
 - GV kiểm tra cả lớp:
 * Cơ thể động vật thường gồm:
 o Đầu, mình
 o Đầu, mình và cơ quan di chuyển
 o Đầu, chân, đuôi
 - Nhận xét.
 3) Bài mới: (25’)
* Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể của côn trùng
Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
 - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97.
 - GV đưa ra câu hỏi gợi ý để HS thảo luận:
 + Côn trùng có bao nhiêu chân? Chân côn trùng có gì đặc biệt không?
 + Trên đầu côn trùng có gì?
 + Cơ thể côn trùng có xương sống?
 F GV kết luận: Côn trùng là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành nhiều đốt.
 Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
* Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
Mục tiêu: Kể được tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người.
 - Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 - GV phát mỗi nhóm một tờ bìa.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
 F GV kết luận
 . Côn trùng có lợi cho con người và cây cối (ong, tằm).
 . Côn trùng có hại (châu chấu, muỗi).
 - GV giáo dục HS ý thức giữ vệ sinh nhà ở để tránh côn trùng có hại.
4) Củng cố: (5’)
 - Thi đua 2 dãy: Nêu tên côn trùng vàxác định có lợi hay hại, vì sao?
5) Dặn dò: (1’)
 - Làm bài tập Tự nhiên xã hội.
 - Chuẩn bị bài: Tôm, cua.
- Hoạt động nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm phân loại côn trùng thật hoặc tranh thành 3 nhóm.
 * Có ích, có hại và không có ảnh hưởng gì đến con người.
- Các nhóm trình bày bộ sưu tập của mình.
- Nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi.doc