Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019

Hoạt động 1. Động não

Mục tiêu:Kể được tên một vài bệnh tim mạch.

Cách tiến hành:

+ Yêu cầu học sinh kể tên một số bệnh tim mạch mà em biết.

+ Kết luận: Bệnh thấp tim, bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim . Trong bài này cần lưu ý đến một bệnh về tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em đó là bệnh thấp tim.

* Hoạt động 2:Đóng vai.

Mục tiêu:Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.

Cách tiến hành:

- Bước 1.

+Yều cầu học sinh quan sát.

+ Giáo viên nêu câu hỏi:

- Bệnh về tim mạch thường gặp ở trẻ em là bệnh gì?

- Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?

- Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?

- Bước 2.

+ Giáo viên yêu cầu: nhóm trưởng sẽ yêu cầu các bạn trong nhóm tập đóng vai học sinh và bác sĩ để hỏi và trả lời về bệnh thấp tim.

+ Giáo viên đến các nhóm giúp đỡ nếu học sinh còn lúng túng.

- Bước 3.

Giáo viên lưu ý: mỗi nhóm chỉ đóng 1 cảnh.

 

doc 5 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 5 Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2018
Tiết: 10 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. MỤC TIÊU:
Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh tim mạch.
Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK/20;21.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
Học sinh: Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Động não
Mục tiêu:Kể được tên một vài bệnh tim mạch.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh kể tên một số bệnh tim mạch mà em biết.
+ Kết luận: Bệnh thấp tim, bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim ... Trong bài này cần lưu ý đến một bệnh về tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em đó là bệnh thấp tim.
* Hoạt động 2:Đóng vai.
Mục tiêu:Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
Cách tiến hành:
- Bước 1.
+Yều cầu học sinh quan sát.
+ Giáo viên nêu câu hỏi:
- Bệnh về tim mạch thường gặp ở trẻ em là bệnh gì?
- Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
- Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
- Bước 2.
+ Giáo viên yêu cầu: nhóm trưởng sẽ yêu cầu các bạn trong nhóm tập đóng vai học sinh và bác sĩ để hỏi và trả lời về bệnh thấp tim.
+ Giáo viên đến các nhóm giúp đỡ nếu học sinh còn lúng túng.
- Bước 3. 
Giáo viên lưu ý: mỗi nhóm chỉ đóng 1 cảnh.
Giáo viên kết luận: SGK/21
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu:Kể được một số cách phòng bệnh thấp tim – Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
Cách tiến hành:
- Bước 1.
+ Yêu cầu học sinh quan sát.
- Bước 2.
+ Làm việc cả lớp.
Giáo viên kết luận :SGV/41.
+ Học sinh thực hành, phát biểu.
+ bệnh thấp tim, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim ...
+ Làm việc cá nhân.
+ Quan sát hình 1;2;3/ 20/ SGK và trả lời câu hỏi.
+ Bệnh thấp tim.
+ Nó để lại những di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
+ Do bị viêm họng, viêm amidam kéo dài, do thấp khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
+ Làm việc theo nhóm.
+ Nhóm bàn bạc phân vai.
+ Học sinh làm việc cả lớp.
+ Các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1;2;3/ 20/ SGK.
+ Các học sinh khác theo dõi, nhận xét nhóm nào sáng tạo và qua lời thoại nêu bật được sự nguy hiểm.
+ Làm việc theo cặp.
+ Chỉ vào hình 4;5;6/ 21 /SGK nêu nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình để phòng bệnh tim mạch.
+ Một số học sinh trình bày kết quả.
- Hình 4: Một bạn đang súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ để đề phòng viêm họng.
- Hình 5: Thể hiện giữ ấm cổ, tay chân về mùa đông.
- Hình 6: Ăn uống đủ chất, cơ thể khỏe mạnh phòng chống bệnh tật ( bệnh thấp tim).
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên chốt nội dung bài học : 2 học sinh đọc lại “ bạn cần biết”/21 /SGK – Liên hệ thực thế : giáo dục học sinh.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
Nơi dung cần bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN: 5 Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2018
Tiết: 9 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU:
Học sinh biết kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK/22;23.
Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Phòng bệnh tim mạch.
Ơ lứa tuổi nào thường bị bệnh thấp tim?
Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim?
Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Cách tiến hành:
- Bước 1. 
+ Làm việc theo cặp.
- Bước 2.
+ Làm việc cả lớp.
Giáo viên treo hình SGK phóng to.
Giáo viên kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu:
Cách tiến hành:
- Bước 1.Làm
- Bước 2. Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển, làm việc theo nhóm.
+ Thận làm nhiệm vụ gì?
+ Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào?
+ Mỗi ngày chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
- Bước 3:
+ Giáo viên nhận xét.
+ Học sinh nào trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi.
+ Giáo viên khuyến khích cùng một nội dung có thể đặt các câu hỏi khác nhau.
+ Lớp và giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm đặt nhiều câu hỏi nhất.
Kết luận: 
- Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
- Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
+ 2 học sinh cùng quan sát hình 1/ 22/ SGK và chỉ ra quả thận, ống dẫn nước tiểu.
+ Vài học sinh lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Nhiều học sinh nêu kết luận của giáo viên .
SGK/23.
+ Làm việc cá nhân..
+ Học sinh quan sát hình.
+ Các bạn tập đặt câu hỏi và TLCH có liên quan đến chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Lọc máu, lấy ra những chất thải tạo thành nước tiểu.
+ bóng đái, thoát ra bằng ống đái.
+ từ 1 đến 1,5 lít nước tiểu.
Thảo luận cả lớp.
+ Học sinh xung phong đặt câu hỏi và chỉ định nhóm khác trả lời.
+ Khi thải ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?
+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
+ Vài học sinh nhắc lại “ bạn cần biết” SGK/23.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên gọi một vài học sinh lên bảng, vừa chỉ vào cơ quan bài tiết nước tiểu vừa nói tóm lại hoạt động của cơ quan này.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò thực hành. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
+ CBB: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nơi dung cần bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2018_2019.doc