Giáo án Tuần 11 Khối 3 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Tuần 11 Khối 3 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Tập đọc

ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU

I/ Mục tiêu :

TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .

- Hiểu ý nghĩa : Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng , cao quí nhất , ( Trả lời được các CH trong SGK ) . GD học sinh tình yêu tổ quốc

KC : Biết sắp xếp các tranh ( SGK ) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ

II/ Chuẩn bị :

GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn,

HS : SGK.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 751Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 11 Khối 3 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010
Tập đọc 
ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU
I/ Mục tiêu : 
TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa : Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêng , cao quí nhất , ( Trả lời được các CH trong SGK ) . GD học sinh tình yêu tổ quốc
KC : Biết sắp xếp các tranh ( SGK ) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Thư gửi bà
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Giáo viên nhận xét, cho điểm
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc nối tiếp câu, nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó : Ê – ti – ô – pi – a, cung điện, khâm phục
Giáo viên giải nghĩa thêm :
Khách du lịch, Sản vật .
Đọc theo nhóm
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 18’ )
 Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi
+ Hai người khách được vua Ê – ti – ô – pi – a đón tiếp như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi:
+ Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ? 
+ Vì sao người Ê – ti – ô – pi – a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi : 
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê – ti – ô – pi – a với quê hương như thế nào ? 
Giáo viên chốt ý : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Cá nhân 
Cá nhân 
Học sinh đọc thầm.
Hai người khách được vua Ê – ti – ô – pi – a mời vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý, tỏ ý trân trọng và mến khách.
Khi khách sắp xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu về nước.
Người Ê – ti – ô – pi – a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ vì người Ê – ti – ô – pi – a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. 
Học sinh đọc thầm.
Học sinh thảo luận nhóm và tự do phát biểu suy nghĩ của mình : 
Người Ê – ti – ô – pi – a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương
Người Ê – ti – ô – pi – a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất
Hoạt động 1 : luyện đọc lại ( 17’ )
 Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 2: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) 
Giáo viên nêu nhiệm vụ 
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên hướng dẫn : 
Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện. Giáo viên treo 4 tranh lên bảng, gọi 4 học sinh tiếp nối nhau, kể 4 đoạn của câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đất quý, đất yêu 
Học sinh quan sát và kể tiếp nối 
Lớp nhận xét. 
Cá nhân 
IV.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
--------------------------------------------------
Toán (tiết 51)
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I/ Mục tiêu : 
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính .
Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
 - Bài 1, Bài 2 , Bài 3 ( dòng 2 
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập, các tranh vẽ tương tự như trong sách 
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài kiểm tra và sửa bài tập sai nhiều của HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : 1’
Hoạt động 1 : giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính ( 15’ ) 
Bài toán 1 :
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp ?
Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ
+ Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật như thế nào so với ngày thứ bảy ?
Giáo viên thể hiện bằng sơ đồ tóm tắt :
+ Baì toán hỏi gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu móc thể hiện tổng số xe đạp bán được trong cả hai ngày + Để tính được số xe đạp bán được trong hai ngày ta phải làm gì?
+ Số xe đạp ngày thứ bảy biết chưa ?
+ Số xe đạp ngày chủ nhật biết chưa ?
Giáo viên : vậy để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày trước tiên ta tìm số xe đạp ngày chủ nhật
+ Hãy tính số xe đạp ngày chủ nhật
+ Hãy tính số xe đạp bán được trong cả hai ngày 
Yêu cầu HS làm bài trình bày bài giải.
Gọi học sinh đọc lại bài giải
Giáo viên giới thiệu : đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
Hoạt động 2 : thực hành ( 18’ ) 
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hướng dẫn học sinh giải bài toán
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hướng dẫn HS giải bài toán
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
HS đọc 
Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được 6 chiếc xe đạp 
Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật gấp đôi ngày thứ bảy 
Bài toán hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu xe đạp ?
Để tính được số xe đạp bán được trong cả hai ngày ta phải biết được số xe của ngày thứ bảy và ngày chủ nhật
Số xe đạp ngày thứ bảy biết rồi là 6 xe đạp
Số xe đạp ngày chủ nhật chưa biết
Số xe đạp ngày chủ nhật là: 
6 x 2 = 12 ( xe đạp )
Số xe đạp bán được trong cả hai ngày là :
6 + 12 = 18 ( xe đạp )
HS làm bài
Cá nhân
Học sinh đọc
HS chú ý
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét , chữa bài
Học sinh đọc
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét, chữa bài
IV.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập. 
--------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010
Chính tả (tiết 21)
TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I/ Mục tiêu :
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ong / oong ( BT2) 
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
- Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV tổ chức cho học sinh thi giải những câu đố đã học trong bài trước
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết (20’)
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
Giáo viên hỏi :
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong bài văn viết hoa ?
+ Bài văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : tiếng hò, chèo thuyền, thổi nhè nhẹ, chảy lại,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai 
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép, ghi số lỗi ra lề vở 
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, nhận xét
 Hoạt động 2 : hướng dẫn làm bài tập ( 13’ )
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Các chữ đầu câu, tên bài và tên riêng : Gái, Thu Bồn 
Bài văn có 4 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Hs đọc
HS làm bài vào vở bài tập.
HS đọc, lớp nhận xét, chữa bài
Học sinh đọc
Học sinh viết vở
Học sinh thi đua sửa bài 
HS đọc
IV.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
----------------------------------------------------------------------------
Toán (tiết 52)
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
Biết giải bài toán bằng hai phép tính 
Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
- Bài 1, Bài 2 , Bài 4 ( a , b ) 
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Bài toán giải bằng hai phép tính ( 4’ )
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) 
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được sau hai lần bán, người đó còn lại bao nhiêu quả trứng ta phải biết được những gì ?
+ Muốn tính số quả trứng cả 2 lần bán ta làm như thế nào ?
Giáo viên : vậy chúng ta phải đi tìm số quả trứng cả 2 lần trước, sau đó mới tính số quả trứng còn lại.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên n ...  tiết học.
Chuẩn bị bài : Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh 
----------------------------------------------------
Toán (tiết 54)
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức , trong giải toán .
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể .
- Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
- Bài 1, Bài 2 ( cột a ) , Bài 3, Bài 4 
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, nội dung ôn tập.
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : bảng nhân 8 ( 4’ )
Gọi học sinh đọc bảng nhân 8
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ )
Luyện tập : ( 33’ ) 
Bài 1 : tính 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : tính 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Giáo viên lưu ý : ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Hát
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét , chữa bài
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
IV.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số 
--------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội (tiết 22)
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ
MỐI QUAN HỀ HỌC HÀNG
I/ Mục tiêu :
Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể , ví dụ : 2 bạn Quang và Hương ( anh em họ ) Quang và mẹ Hương ( cháu và cô cậu ruột) .
HS có ý thức học tập, yêu quý họ hàng nội, ngoại.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Hình vẽ trang 42,43 SGK
Học sinh : SGK, mỗi 1 HS mang 1 ảnh chụp họ nội, họ ngoại.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Thực hành : phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ ) 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi Xếp hình 
Giáo viên phổ biến luật chơi : phát cho 2 nhóm các miếng ghép tên các thành viên trong một gia đình. Nhiệm vụ của các nhóm là phải vẽ sơ đồ và giải thích được mối quan hệ họ hàng trong gia đình ấy.
Giáo viên phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm. 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.
Nhận xét 
Hát
Học sinh thực hành 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhóm 1 : Hương, Tuấn, bố mẹ Linh, Linh ( em gái Tuấn ), bố mẹ Hương.
Nhóm 2 : ông, con trai, con rể, con gái, con dâu, bà
Nhóm 3 : ông, bà, Giang, Sơn, Bác Thư, Bố mẹ Giang, Sơn
Nhóm 4 : cô lan, chú Tư, bố mẹ Tùng, Tùng, ông bà.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác nghe và bổ sung.
IV.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 23 : Phòng cháy khi ở nhà
------------------------------------------------------
Thư sáu ngày 05 tháng 11 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu : 
- Nghe - kể lại được câu chuyện tôi có đọc đâu ( BT1)
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý ( BT1) 
- Học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư
HS : Vở bài tập, Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy HS, 1 phong bì thư
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Tập viết thư và phong bì thư
Giáo viên trả bài và nhận xét về bài văn Viết thư cho người thân 
Giáo viên gọi 3 – 4 học sinh đọc lá thư đã viết trước lớp 
Bài mới :
Giới thiệu bài : Nghe – kể : Tôi có đọc đâu. Nói về quê hương ( 1’ )
Hoạt động 1 :( 20’ ) Nghe – kể : Tôi có đọc đâu 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1
Giáo viên kể chuyện ( giọng vui, dí dỏm )
Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi :
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì ?
+ Người bên cạnh kêu lên như thế nào ?
Giáo viên kể chuyện lần 2 
Giáo viên gọi học sinh kể lại câu chuyện
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, yêu cầu kể câu chuyện cho nhau nghe.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình 
Giáo viên nhận xét và hỏi :
+ Truyện này buồn cười ở chỗ nào ?
Hoạt động 2 : Nói về quê hương ( 13’ )
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1
Giáo viên hướng dẫn : 
Giáo viên cho học sinh tập nói trước lớp
Cho học sinh tập nói theo nhóm đôi
Gọi học sinh xung phong trình bày trước lớp
Giáo viên nhận xét 
Hát
3 – 4 học sinh đọc
Dựa theo truyện Tôi có đọc đâu, trả lời câu hỏi .Học sinh lắng nghe Giáo viên kể
Cá nhân
Người viết thư thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình.
Người viết thư viết thêm vào thư : “ Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư ”
Người bên cạnh kêu lên : “Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu !”.
Học sinh chú ý lắng nghe
Học sinh Học sinh kể theo hướng dẫn của Giáo viên.
Học sinh thảo luận nhóm và kể câu chuyện cho nhau nghe
Học sinh thi kể chuyện. 
Lớp nhận xét.
Hs trả lời
Học sinh nêu 
Cá nhân 
Học sinh tập nói theo nhóm đôi 
Lớp nhận xét 
IV.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Nghe – kể : Nói về cảnh đẹp đất nước.
--------------------------------------------------------------------------
Chính tả (tiết 22)
VẼ QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp bài thơ : chữ đầu các dòng thơ viết hoa.
Kĩ năng : Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài thơ Vẽ Quê hương 
Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s / x, ươn / ương
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết bài thơ Quê hương 
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : mỗi ngày, diều biếc, êm đềm, trăng tỏ.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
HĐ1 : Hướng dẫn nhớ - viết ( 20’ )
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc bài thơ 
Gọi học sinh đọc lại. 
+ Khổ thơ này chép từ bài nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Khổ thơ này có mấy dòng thơ ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ.
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : đỏ thắm, vẽ, bát ngát, xanh ngắt, trên đồi,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai
Hướng dẫn học sinh viết bài :
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên cho học sinh gấp SGK, tự nhớ lại đoạn thơ và cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. 
Chấm, chữa bài
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, nhận xét 
HĐ 2: HD làm bài tập : 10’
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
GV theo dõi, chốt lại
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
Học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Khổ thơ này chép từ bài Vẽ Quê hương 
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Bài thơ này có 16 dòng thơ
Học sinh đọc
Chữ đầu câu viết hoa.
Học sinh viết vào bảng con
HS nhớ và viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
HS đọc yêu cầu phần a
HS làm bài
HS đọc, lớp nhận xét,chữa bài
HS đọc yêu cầu 
HS làm bài
HS đọc, lớp nhận xét,chữa bài
IV.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
-----------------------------------------------------
Toán (tiết 55)
NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số .
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân 
- Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
- Bài tập: 1, 2(cột a), 3, 4
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập 
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV nhận xét bài kiểm tra và sửa bài tập sai nhiều của HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân ( 15’ ) 
GV viết lên bảng phép tính : 123 x 2 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
GV gọi học sinh nêu lại cách tính
GV viết lên bảng phép tính : 326 x 3 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
GV gọi HS nêu lại cách tính
Hoạt động 2: 20’ thực hành
Bài 1 : tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài 
3 bạn lên thi đua qua trò chơi 
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
 Bài 2 : đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
 Bài 4 : Tìm x :
GV gọi HS đọc yêu cầu . 
Yêu cầu học sinh làm bài.
GV cho HS thi đua tiếp sức. 
GV Nhận xét, tuyên dương
Hát
HS đọc.
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. 
Học sinh nêu :
HS chú ý, lắng nghe
Cá nhân
HS đọc 
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. 
Học sinh nêu :
HS nêu và làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân
HS đọc
Học sinh làm bài, 
Lớp nhận xét, chữa bài
HS đọc
Học sinh làm bài, thi tiếp sức
Lớp nhận xét, chữa bài
IV.Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : Luyện tập .
GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11 cktkn.doc