Giáo án Tuần 2 Lớp 3 - Buổi 2

Giáo án Tuần 2 Lớp 3 - Buổi 2

Tiết 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: TOÁN

 TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỨ SỐ (Có nhớ một lần)

A) MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

 - Hoàn thành các bài tập buổi sáng.

- Củng cố cách trừ số có ba chữ số (Có nhớ một lần)

- Vận dụng vào giải BT có lời văn về phép trừ.

B) ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ.

C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1212Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 2 Lớp 3 - Buổi 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: 
 Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2008
Tiết 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: TOÁN
 TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỨ SỐ (Có nhớ một lần)
A) MỤC TIÊU:
 	Giúp HS:
	- Hoàn thành các bài tập buổi sáng.
- Củng cố cách trừ số có ba chữ số (Có nhớ một lần)
- Vận dụng vào giải BT có lời văn về phép trừ.
B) ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ
I- Kiểm tra bài cũ
5 phút
- Gọi 2 em lên bảng đặt tính rồi tính:
214 + 347, 567 + 233
- 2 em thực hiện.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
1 phút
2- Hoạt động 1:
16 phút
3- Hoạt động 3: 
16 phút
Hoàn thành các bài tập buổi sáng:
- - YC HS nêu các bài tập chưa hoàn thành.
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
Luyện tập thêm một số bài tập:
 * Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số bị trừ
485
763
532
Số trừ
137
428
213
Hiệu
- YC HS làm bài, gọi 2 em lên bảng.
- Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào?
- Bài toán củng cố kiến thức gỉ?
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
683 - 115, 246 – 155, 415 – 204,
737 – 600
- Bài toán củng cố kiến thức gì?
* Bài 3: (ĐT2) Tính giá trị của x trong mỗi phép tính sau:
_ 93x _ 8x2 _ 868 _ 867
 618 570 43x 5x4
 316 282 529 273
- Gợi ý HS tìm số bị trừ và số trừ.
* Bài 4: Hùng có 156 hòn bi và hơn Dũng 17 hòn bi. Hỏi Dũng có bao nhiêu hòn bi?
- Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?
- Vì sao con làm tính trừ?
Vài em nêu.
- HS tự hoàn thành.
- 3, 4 em chữa bài.
628
857
628
373
574
195
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở.
- Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Đáp án: Số cần điền thứ tự là: 348, 335, 319, 255, 283, 433.
- Trừ các số có ba chữ số có nhớ một lần.
- HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng
 _683 _246 _414 _737
 115 155 205 600
 568 091 209 063
- Củng cố kiến thức: trừ các số có ba chữ số có nhớ 1 lần.
- 1 em đọc YC.
- 4 em lên bảng cả lớp làm vào vở.
- Phép tính 1: 6 cộng 8 bằng 14 vậy x = 4.
- Phép tính 2: 0 + 2 = 2 , 8 + 7 – 15 vậy x = 5
- Phép tính 3: 8 không trừ được 9 lấy 18 trừ 9 bằng 9, vậy x = 9
- Phép tính 4: 3 + 4 = 7, viết 7, 7 cộng 9 bắng 16, vậy x = 9
- 2 em đọc đề bài.
- HS suy nghĩ và tự giải. 
 Tóm tắt:
 156 hòn bi
Hùng:	
 17 hòn bi
Dũng 
 ? hòn bi
 Bài giải:
 Số hòn bi của Dũng là:
 156 – 17 = 139 (hòn bi)
 Đáp số 139 hòn bi.
- Vì Hùng nhiều hơn Dũng 17 hòn bi tức là Dũng ít hơn Hùng 17 hòn bi.
III- Củng cố dặn dò:
2 phút
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò bài sau.
Tiết: 6 ĐẠO ĐỨC
 KÍNH YÊU BÁC HỒ
A) MỤC TIÊU:
 	Giúp HS:
- Biết tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy của bản thân.
- Có Ý thức tự rèn luyện và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
B) ĐỒ DÙNG:
- Báng phụ ghi sẵn Năm điều Bác Hồ dạy.
- Tranh ảnh sưu tầm về Bác Hồ với thiếu nhi.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ
I- Kiểm tra bài cũ
5 phút
- Đọc Năm điều Bác Hồ dạy.
- 4 – 5 em đọc.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
1 phút
2- Khởi động:
16 phút
3- HĐ1:
4-HĐ 2:
5- HĐ3:
- Nêu mục tiêu bài học.
- Cả lớp hát bài hát: “Tiếng chim trong vườn Bác.”
Tự liên hệ.
- Em đã thực hiện được điều nào?
- Em thực hiện điều đó như thế nào?
- Còn điều nào chưa thực hiện được?
Trình bày những bài hát, tranh ảnh về Bác.
- YC HS đưa ra những tranh ảnh mà HS đã sưu tầm được.
- Gọi một số em hát các bài hát về Bác.
Trò chơi: Làm phóng viên du lịch.
- Phổ biến cách chơi:
- Gọi 2 nhóm lên trình bày. 
- Xin vui lòng cho biết Bác Hồ còn có các tên gọi nào khác?
- Quê Bác ở đâu?
- Bác sinh ngày tháng năm nào?
- Nhận xét tuyên dương những nhóm nào làm tốt.
- Cả lớp hát.
- HS trao đổi theo cặp.
- 2 cặp đứng tại chỗ trình bày.
- Vài nhóm đứng lên tự trình bày giới thiệu những tranh ảnh mà mình đã sưu tầm được.
- 4, 5 em lên trình bày.
- Các nhóm lên trình bày 1 em làm phóng viên, một em làm khách du lịch.
III- Củng cố dặn dò:
2 phút
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò bài sau.
 __________________________________________________
Tiết 7: THỂ DỤC
 ÔN ĐI ĐỀU- TRÒ CHƠI: “KẾT BẠN”
A) MỤC TIÊU:
	- Ôn tập đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. YC thực hiện động tác ở mức cơ bàn đúng và theo đúng nhịp hô của GV.
	- Ôn đi kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang).YC thực hiện động tác ở mức độ tương đối đúng.
	- Chơi trò chơi “Kết bạn”.YC biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
B) ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN:
	- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: 1 còi, kẻ sân để chơi trò chơi.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1- Phần mở đầu:
10 phút
2- Phần cơ bản:
20 phút
3- Phần kết thúc:
10 phút
- Cho HS tập hợp 3 hàng dọc.
- YC HS điểm sồ báo cáo
* Tập đi đều theo 1 – 4 hàng dọc.
- Cho lớp tập đi thường theo nhịp, rồi đi theo nhịp hô 1-2, 1 – 2.
- GV chú ý sửa sai cho HS
* Ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang): 
- Nêu tên động tác.
- Vừa làm mẫu vừa nêu tóm tắt lại động tác. Dùng khẩu lệnh để hô: “Động tác đi kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang) bắt đầu!”
- Uốn nắn những em hay sai động tác.
* Trò chơi “Kết bạn”.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát.
- Hệ thống bài.
- Dặn dò bài sau.
- HS tập hợp 3 hàng dọc.
- Lớp trưởng cho các bạn điểm số báo cáo.
- HS đi thường theo nhịp rồi thực hiện theo nhịp hô.
- HS thực hiện đi đúng động tác và theo nhịp hô của GV.
- Chia tổ để tập
- Thi giữa các tổ.
- HS chơi thử, nêu tên động tác và chơi.
- HS đi theo vòng tròn, hát bài hát “Đội kèn tí hon”
___________________________________________________________
 Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2008
Tiết 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
 TIẾNG VIỆT
A) MỤC TIÊU:
 	Giúp HS:
- Hoàn thành các bài tập buổi sáng. 
- Phân biệt và viết đúng một số tiếng khó có phụ âm đầu l/n, một số tên riêng trong nước và tên riêng nước ngoài, phân biệt s/x.
B) ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ.
- Phiếu bài tập.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ
I- Kiểm tra bài cũ
5 phút
- 2 em lên bảng viết: Cô – rét- ti,
 khúc khuỷu,
 rỗng tuếch
- 2 em lên bảng thực hiện.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
1 phút
2- Hoạt động 1:
16 phút
3- Hoạt động 3: 
16 phút
- Nêu mục tiêu bài học.
Hoàn thành các bài tập buổi sáng:
- - YC HS nêu các bài tập chưa hoàn thành.
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
Luyện tập thêm một số bài tập:
* Bài 1: Đánh dấu vào những từ viết sai lỗi chính tả.
 Cô – rét – ti 
 + EnRi cô 
 Ma – lai – xi –a 
 A – mi – xi 
 Khuếch khoác
 rỗng tuếch 
 khúc khuỷu
 + Ngã khụy
 + khủy tay
 bộc tuệch.
 lếch thếch
 ngoằn ngoèo
* Bài 2: Đặt câu để phân biệt.
- Sâu:
- Xâu:
- Nặn:
- Nặng:
* Bài 3: Gạch chân dưới những từ viết sai trong đoạn văn sau và sửa lại cho đúng chính tả:
 Ở thành phố tí hon, nổi tiếng nhất là mít. Người ta gọi cậu như vậy vì cậu chẳng biết gì. Dạo này mít lại ham học hỏi, cậu đến nhà thi sĩ hoa giấy học làm thơ. Nghĩ rằng mình đã biết làm thơ, cậu gọi biết tuốt, nhanh nhảu, ngộ nghĩnh đến để tặng mỗi bạn mấy câu thơ.
* Bài 4: Điền vào chỗ trống tiếng có âm: l hay n:
----tiên. ---lắng ---nức
---- xóm ăn ---- ----non.
Vài em nêu.
- HS tự hoàn thành.
- 3, 4 em chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào phiếu.
- 3 em lên bảng đánh dấu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nêu kết luận về cách viết tên riêng nước ngoài.
- HS đọc YC của bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Con sâu ăn lá non.
- Em xâu kim cho bà
- Chúng em học nặn đồ chơi.
- Em bê chậu nước tưới cây nặng quá!
- HS đọc nội dung bài văn và tìm chỗ sai.
- 2 em lên bảng gạch chân những từ sai.
- Đáp án: Tí Hon, Mít, Hoa Giấy, Biết Tuốt, Nhanh Nhảu, Ngộ Nghĩnh.
- HS đọc YC.
- 2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- nàng tiên, làng xóm, lo lắng, ăn no, nước non. nô nức.
III- Củng cố dặn dò:
2 phút
- Khi viết tên riêng nước ngoài ta viết như thế nào?
- Nhận xét giờ học và dặn dò bài sau.
Tiết: 6 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 VỆ SINH HÔ HẤP
A) MỤC TIÊU:
 Sau bài học học sinh biết:
	- Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng.
	- Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
	- Giữ sạch mũi, họng.
B) ĐỒ DÙNG:
	- Các hình trong SGK.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I) Kiểm tra bài cũ:
5 phút
II) Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
1 phút
2- Các hoạt động:
a) HĐ1:
 17 phút
b) HĐ2:
16 phút
III) Củng cố dặn dò:
1 phút
- Không khí như thế nào là không khí trong lành?
- Hít thở không khí trong lành có lợi gì?
- Nêu mục tiêu bài học.
THẢO LUẬN NHÓM:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Đưa các hình SGK.
- Thảo luận và trả lời.
- Tập thở buổi sáng có lợi gì?
- Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV YC đại diện các nhóm chỉ và trả lời 1 câu hỏi. 
THẢO LUẬN THEO CẶP:
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- 2 em ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
* Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Gọi một số em trình bày, mỗi em trình bày một bức tranh.
- YC HS liên hệ thực tế kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp.
- Nêu những việc có thể làm ở nhà và xung quanh nhà mình để giữ cho bầu không khí trong lành.
* Kết luận:
- Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào vì
- Luôn quét dọn và lau sạch nhà và đồ đạc trong nhà để bảo đảm không khí trong lành.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò bài sau.
- 2 em trả lời.
- HS HĐ nhóm 4.
- Buổi sáng sớm có không khí trong lành, ít khói bụi
- Hằng ngày cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối 
- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ hình.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- QS, chỉ và thực hiện YC của cô giáo.
- 4 nhóm lên trình bày.
- HS liên hệ thực tế ở địa phương nơi mình sinh sống.
- Quét dọn nhà cửa, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm. Tham gia dọn vệ sinh chung.
 _______________________________________________
Tiết 7: MĨ THUẬT
 (Có giáo viên chuyên)
 -______________________________________________
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 SINH HOẠT VĂN NGHỆ
A)MỤC TIÊU:
 	Giúp HS:
	- HS tổng kêt các hoạt động của tuần qua.
	- Vui văn nghệ và thi kể chuyện sau những tiết học căng thẳng.	.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhận xét chung:
- YC 3  ... 
THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1- Phần mở đầu:
2- Phần cơ bản:
3- Phần kết thúc:
- Cho HS tập hợp 3 hàng dọc.
- YC HS điểm sồ báo cáo
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp hô 1- 2, 1- 2.
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
* Chơi trò chơi “Có chúng em”
* Tập đi đều 1 – 4 hàng dọc.
- Cho lớp đi thường theo nhịp.
* Ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang):
- Nêu tên động tác.
- Vừa làm mẫu vừa tóm tắt lại động tác.
* Học trò chơi “Tìm người chỉ huy”
- Nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi.
* Trò chơi “Chạy tiếp sức”
- Chia thành 2 đội.
- HS cách chơi.
- Đi thường theo nhịp và hát.
- Hệ thống bài.
- Dặn dò bài sau.
- HS tập hợp 3 hàng dọc.
- Lớp trưởng cho các bạn điểm số báo cáo.
- Lớp trưởng hô.
- Cán sự điều khiển.
- Nêu tên trò chơi. Nêu cách chơi.
- Cán sự điều khiển.
- Đi thường sau đó tập theo nhịp hô.
- HS đi 8 – 10 m.
- HS chơi thử 2 lần.
- HS chơi chính thức.
- Chơi thử.
- Chơi chính thức.
 _________________________________________________
Tiết: 7 TĂNG CƯỜNG MĨ THUẬT
 VẼ HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM
A) MỤC TIÊU:
 	Giúp HS:
- Tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm.
- Thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.
B) ĐỒ DÙNG:
- Vài đồ vật có trang trí đường diềm.
- Bút màu, giấy vẽ.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ
I- Kiểm tra bài cũ
5 phút
- KT sự chuẩn bị của HS.
- HS để đồ dùng trên bàn.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
1 phút
2- Hướng dẫn vẽ
16 phút
11 phút
- Nêu mục tiêu bài học.
1- Quan sát nhận xét:
- Giới thiệu đường diềm.
- Em có nhận xét gì về 2 đường diềm này?
- Có những họa tiết nào trong đường diềm?
- Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?
- Đường diềm chưa hoàn thành còn thiếu họa tiết nào?
- Có những màu nào trong đường diềm?
2- Cách vẽ:
- Các họa tiết vẽ cân đối.
- Phác nhẹ sửa.
- Chọn màu thích hợp.
3- Thực hành:
- Cho HS thực hành vẽ.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- HS quan sát.
- 1 đường diềm hoàn chỉnh.
- 1 đường diềm chưa hoàn chỉnh.
- Xen kẽ, lặp lại.
- Đỏ, vàng, xanh.
- HS nêu lại cách vẽ.
- Thực hành vẽ.
III- Củng cố dặn dò:
2 phút
- Chấm bài song nhận xét, tuyên dương các em vẽ đẹp.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
 Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2008
Tiết 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: TIẾNG VIỆT
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP CÂU “AI- LÀ GÌ?”
A) MỤC TIÊU:
 	Giúp HS:
- Hoàn thành các bài tập buổi sáng.
- Củng cố kiến thức về đặt câu: “Ai- là gì?”
B) ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ
I- Kiểm tra bài cũ
5 phút
- Gạch chân các từ chỉ sự so sánh trong câu thơ sau:
 “Trăng tròn như cái đĩa”
- 1 em lên bảng.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
1 phút
2- Hoạt động 1:
16 phút
3- Hoạt động 3: 
16 phút
Hoàn thành các bài tập buổi sáng:
- - YC HS nêu các bài tập chưa hoàn thành.
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
Luyện tập thêm một số bài tập:
* Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi(Ai, cái gì, con gì?) gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi (là gì?) trong mỗi câu sau:
a.Em là học sinh giỏi lớp 2b.
b- Bà ngoại là người thầy dạy em những nét chữ đầu tiên.
c- Hải âu là bạn của người đi biển.
d- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
- Để tìm được bộ phận trả lời câu hỏi “Ai” ta làm như thế nào?
- Tương tự hỏi để tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Là gì?”
* Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau:
a. Trần Đăng Khoa là nhà thơ của thiếu nhi.
b. Người có lỗi là En- ri – cô.
c. Con trâu là đầu cơ nghiệp của nhà nông.
* Bài 3: Viết vào chỗ chấm để những dòng sau thành câu theo mẫu (Ai? Cái gì? Con gì? Là gì?
a- Cái đồng hồ
b- Trẻ em
c- Cây đa, giếng nước, sân đình
- Cho HS làm miệng, vài em đọc câu của mình.
Vài em nêu.
- HS tự hoàn thành.
- 3, 4 em chữa bài.
- Nêu YC bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng.
- Từ chỉ câu hỏi “Ai” thường chỉ tên của người, vật, đồ vật.
- Nêu YC bài tập.
a. Trần Đăng Khoa là gi?
b. Ai là người có lỗi?
c. Con trâu là gì?
- HS đọc YC BT.
- HS tự làm, 2 em lên bảng.
a- Cái đồng hồ là bạn thân của em.
b- Trẻ em là mầm non của đất nuớc.
c- Cây đa, giếng nước, sân đình, là cảnh đẹpcủa quê hương em.
III- Củng cố dặn dò:
2 phút
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò bài sau.
Tiết 6: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
A) MỤC TIÊU:
	- Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
	- Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh đường hô hấp.
	- Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
B) ĐỒ DÙNG:
	- Hình vẽ SGK.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I) Kiểm tra bài cũ:
2 phút
II) Bài mới:
1- Giới thiệu bài:(1 phút)
2- Các hoạt động:
a) HĐ1:
14 phút
b) HĐ2:
12 phút
c) HĐ3:
10 phút
III) Củng cố dặn dò:
1 phút
- Muốn cho cơ quan hô hấp sạch sẽ ta phải làm gì?
- Nêu mục tiêu bài học.
Động não:
- Kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
- Kể tên một số bệnh đường hô hấp mà em biết?
*Kết luận: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh, những bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
Làm việc với SGK.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- YC HS quan sát tranh và trao đổi về nội dung của các hình.
- VD: Nhận xét về cách ăn mặc của bạn Nam?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
* Kết luận:
- Các bệnh đường hô hấp thường gặp là: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi..
Trò chơi: Bác sĩ.
* Bước 1: HD Cách chơi.
* Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
- Chơi trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt bài học.
- 2 em trả lời .
- HS trả lời.
- Mũi, khí quản, phế quản,2 lá phổi. 
- HS tự kể. Sổ mũi, ho, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi.
- HS quan sát hình 2 hình 6.
- Trao đổi nhóm.
- 1em đặt câu hỏi, 1 em trả lời.
- Các nhóm khác trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS nhắc lại.
- 1 em đóng vai bác sĩ, 1 em đóng vai bệnh nhân.
- HS đóng vai biết kể tên một số biểu hiện của bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp.
Tiết 7: NGOẠI NGỮ
 (Có giáo viên chuyên)
 _______________________________________________
Tiết 8: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 THI VẼ TRANH
A) MỤC TIÊU
	- HS được thi kể chuyện về các tấm gương hiếu học của các anh chị đi trước.
	- Học tập và noi gương các tấm gương hiếu học, quyết tâm học tập tốt hơn.
B) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1- Nhận xét về tình hình của lớp trong tuần qua:
	- Lớp trưởng báo cáo kết quả của lớp về các mặt:
	- Về học tâp: + Số điểm tốt:
	 + Số điểm kém.
	 + Những hiện tượng cần nhắc nhở.
	- Về các mặt hoạt động khác:
	+ Hoạt động vệ sinh.
	+ Hát đầu giờ.
	+ Thực hiện ăn mặc đồng phục.
	+ Đi muộn.
	2- GV nhận xét và nhắc nhở một số trường hợp chưa thực hiện tốt.
	3- Thi kể chuyện:
	- Nêu mục tiêu của tiết HĐTT ngày hôm nay.
	- YC HS lần lượt lên kể chuyện về tấm gương hiếu học mà các em đã sưu tầm được hoặc các tấm gương có ngay tại trường hoặc địa phương.
	- GV kể chuyện anh Nguyễn Ngọc kí.
	- Nhận xét tuyên dương các em kể tốt.
 Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008
Tiết 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: TOÁN
 ÔN TẬP BẢNG CHIA
A) MỤC TIÊU:
 	Giúp HS:
 	- Hoàn thành các bài tâp buổi sáng. 
 - Củng cố kiến thức về tính nhẩm, tìm thương các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết).
B) ĐỒ DÙNG:
	- Bảng phụ.
	- Phiếu bài tập.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ
I- Kiểm tra bàii cũ
5 phút
- Đọc các bảng chia.
- Vài em đọc.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
1 phút
2- Hoạt động 1:
16 phút
3- Hoạt động 2: 
16 phút
- Nêu nục tiêu bài học.
Hoàn thành các bài tập buổi sáng:
- YC HS nêu các bài tập chưa hoàn thành.
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
Luyện tập thêm một số bài tập:
* Bài 1: Tính.
2 x 9 : 3 32 : 4 x 3
40 : 5 x 4 35 : 5 x 4 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nêu cách làm.
- Củng cố kiến thức: tính giá trị biểu thức, củng cố bảng nhân, chia đã học
* Bài 2: Một hình vuông có canh bằng 8 dm. Tính chu vi hình vuông đó.
- YC HS nêu nhiều cách giải khác nhau.
- YC HS nêu hai cách tính chu vi của bài.
- Hỏi vì sao con làm tính nhân?
* Bài 3: (ĐT2) Viết số có ba chữ số có hàng chục gấp 2 lần hàng đơn vị, hàng trăm gấp 2 lần hàng chục. Có mấy số?
- YC HS suy nghĩ và giải. 
- YC HS nêu cách giải.
* Bài 4: Tính nhẩm :
800 : 2 900 : 3 600 : 2
800 : 4 600 : 3 400 : 2
Vài em nêu.
- HS tự hoàn thành.
- 3, 4 em chữa bài.
- 1 em đọc YC, cả lớp làm vở 
- 4 em lên bảng.
2 x 9 : 3 = 18 : 3 
 = 6
40 : 5 x 4 = 8 x 4 
 = 32
32 : 4 x 3 = 8 x 3
 = 24
35 : 5 x 4 = 7 x 4 
 = 28
- 2 em đọc đề bài.
- Nêu hướng giải.
 Bài giải:
Chu vi hình vuông đó là:
 8 x 4 = 32 (dm)
 Đáp số 32 dm.
+ Cách 1: Tính tổng độ dài của các cạnh.
+ Cách 2: Nhân một cạnh với 4.
- Vì hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên ta nhân 8 với 4 cạnh thì ra chu vi.
- Vì phép nhân là phép tính cộng các số hạng bằng nhau
- 2 em đọc đề bài.
- Nêu hướng giải: Giải bằng phương pháp “thử chọn”.
Trăm
chục
ĐV
4
2
1
8
4
2
loại
12
6
3
Các chữ số không thể lớn hơn 9 nên ta chỉ lấy được hai số đó là 421 và 842.
- Đọc YC
- 3 em đọc kết quả.
- HS học thuộc các bảng nhân chia đã học.
III- Củng cố dặn dò:
2 phút
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò bài sau.
Tiết 8 TĂNG CƯỜNG ÂM NHẠC
 ÔN BÀI HÁT QUỐC CA
A) MỤC TIÊU:
 	Giúp HS:
- HS hát đúng bài Quốc ca Việt Nam.
- Giáo dục ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
B) ĐỒ DÙNG:
- Một lá cờ.
C) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG THỜI GIAN
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ
I- Kiểm tra bài cũ
5 phút
- Cả lớp hát bài hát Quôc ca lời 1.
- Hát đồng ca.
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
1 phút
2- Hoạt động 1: 
16 phút
3- HĐ2:
11 phút
- Nêu mục tiêu bài học.
Học hát Quốc ca Việt Nam (lời 2)
- Cho HS nghe lại băng nhạc bài hát
- Ôn lại lời 1.
- HD học lời 2.
-YC HS đứng hát Quốc ca Việt Nam với tư thế nghiêm trang như khi chào cờ.
- HS nghe.
- Cả lớp hát lời 1 khoảng 3 lượt.
- Vài em hát.
- Đọc đồng thanh lời 2.Tập từng câu.
- Chia nhóm 6 để học hát.
- Cả lớp hát kết hợp 2 lời.
- HS tập như YC.
III- Củng cố dặn dò:
2 phút
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 2.doc