Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017

Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017

2.Thực hành.

 Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Giáo viên ghi lên bảng- yêu cầu làm bảng con.

- Gọi 6 em lên làm.

- Nêu cách tìm?

- Hãy so sánh kết quả 1/2của từng số ở phần a.

- Hãy so sánh các kết quả 1/6 của từng số ở phần b.

 Bài 2: Gọi học sinh nêu.

- Bài tập cho biết gì ? hỏi gì?

- Gọi 1 em lên làm.

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.

- Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào?

Bài 3: Giáo viên đọc đề.

- Bài tập cho biết gì? hỏi gì?

- Yêu cầu học sinh làm vào vở 1 em lên bảng.

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn tìm số học sinh đang bơi của lớp 3A ta làm như thế nào?

Bài 4: Giáo viên treo bảng phụ.

- Đã tô màu vào 1/5 số ô vuông của hình nào? Vì sao em biết?

- 2 hình còn lại thì tô màu vào 1 phần mấy số ô vuông?

 

doc 22 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2016
Sáng
Tiết 1	 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt dưới cờ
 HS tập trung tại sân trường tiến hành lễ chào cờ dưới sự chỉ đạo của tổng phụ trách đội. 
Tiết 2 + 3 tập đọc- kể chuyện
 Bài tập làm văn
I. Mục tiêu
1. Tập đọc
- Bước đầu bết đọc phân biệt lời nhân vật (tôi) và lời người mẹ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp nội dung bài đọc.
- Hiểu ý nghĩa : Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải làm cho được điều muốn nói.
- Liên hệ giáo dục học sinh nói lời thì phải giữ đúng lời đã nói và phải biết giúp đỡ mọi người..
2. Kể chuyện
- Sắp xếp lại được các bức tranh theo đúng thứ tự nội dung câu chuyện và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
+ GD KNS cho HS: KN Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, KN ra quyết định, KN đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK
- Một chiếc khăn mùi xoa.
III.Các hoạt động dạy học
 A. Tập đọc
1. Kiểm tra:
- Đọc bài : Cuộc họp của chữ viết
- Nhận xét tuyên dương HS đọc và trả lời câu hỏi tốt.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc toàn bài
- Cho học sinh đọc từng câu
- Giáo viên sửa sai
- Luyện đọc từ khó: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi....
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. Đặt câu với từ : ngắn ngủi
-Luyện đọc câu dài: 
Nhưng/ chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế này?//
 Tôi nhìn xung quanh,/ mọi người vẵn viết.//Lạ thật,/ các bạn viết gì mà nhiều thế?
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Luyện đọc đồng thanh
*Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Cho học sinh đọc cả bài
- Tìm tên của người kể câu chuyện này?
- Cô giáo ra đề văn như thế nào?
- Vì sao Cô- li- a cảm thấy khó viết?
- Cô- li- a làm như thế nào để viết dài?
Gọi học sinh đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi 4
- Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?
- Vì sao sau đó, Cô-li-avui vẻ làm theo lời mẹ?
- Em học được điều gì ở Cô- li- a?
*Luyện đọc lại bài
- Gọi 2 học sinh đọc cả bài.
- Luyện đọc theo vai.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2 em đọc bài, Trả lời câu hỏi
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Nghe, đọc thầm theo
- Đọc nối tiếp câu, mỗi em đọc 1 câu
- Học sinh đọc từ khó
- Mỗi em đọc một đoạn và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc câu dài
- Đọc nối tiếp trong nhóm 4, sửa lỗi cho bạn
KT: Đọc theo bạn.
- Lớp đọc 1 lần
- Học sinh thực hiện
- Cô- li- a
- Em đã làm gì để giúp mẹ?
- Nghĩ ra tất cả các việc đã làm...
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này.
-...vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài TLV.
Học sinh phát biểu
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Học sinh luyện đọc
B. Kể chuyện
* Xác định yêu cầu.
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu phần Kể chuyện
Giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp tranh theo trình tự
* Kể trước lớp
4 em kể mỗi em một đoạn
* Kể theo nhóm 4
 Thi kể theo nhóm
Gọi các nhóm thi kể trước lớp
 Giáo viên nhận xét
3. Củng cố.
- Tác giả cho em thấy điều gì?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 Học sinh đọc
- Học sinh sắp xếp tranh
- Nối tiếp kể chuyện
- Học sinh trong nhóm kể nối tiếp các bạn trong nhóm nghe nhận xét, bổ sung
- Các nhóm theo dõi, nhận xét
- Học sinh trả lời
- Học sinh lĩnh hội
 _________________________________________
Tiết 4	chính tả
Nghe viết : Bài tập làm văn (Trang 48 )
 I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác đoạn tóm tắt truyện “ Bài tập làm văn. Làm các bài tập về âm dễ lẫn: s/ x ( BT 3/ a ), phân biệt vần eo/ oeo ( BT 2). 
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. Làm đúng các bài tập .
- Giáo dục học sinh nền nếp VSCĐ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài 2, bài 3 ý a. Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra:
- GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ nắm cơm, lắm việc, lo lắng
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới : 1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn nghe - viết:
 a) Chuẩn bị.
 GV đọc bài chính tả, hỏi HS:
+ Tìm tên riêng có trong bài ? 
+ Tên riêng đó viết như thế nào ?
+ Ngoài tên riêng còn chữ nào được viết hoa?
+ Tìm trong bài những chữ theo em là khó viết ?
(làm văn, lúng túng,ngạc nhiên)
b) GV đọc cho HS viết.
c) Nhận xét, chữa bài: GV nhận xét 5 -7 bài. 
3- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: (Bảng phụ) Chọn những chữ nào trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài tập 3: (bảng phụ). - Nêu yêu cầu của bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Đáp án: Giàu đôi con mắt , đôi tay
 Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm
 Hai con mắt mở, ta nhìn
 Cho sâu, cho sáng mà tin cuộc đời.
C - Củng cố, dặn dò: 
- Đọc lại các câu thơ trên
- GV nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- 2 HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
+ Cô - li - a.
+ Viết hoa chữ cái đầu câu.
- Học sinh tìm tập viết chữ khó vào bảng con.
- HS viết bài.
- Soát lỗi bằng chì.
-1 em lên bảng, lớp điền vào BT:
a) khoeo b) khoẻo c) ngoéo
- HS nêu yêu cầu của bài.
1 em lên điền trên bảng.
- HS làm vào vở bài tập
- HS đọc bài làm. 
- HS theo dõi.
HS đọc
 ______________________________________________________
Chiều tiết 2 tiếng việt(TT)
 Luyện đọc: Ngày khai trường
I. Mục tiêu: HS
- Đọc đúng: Rành mạch bài với giọng vui , sôi nổi: Đọc đúng các cụm từ: Như là, hớn hở, nắng mới, lá cờ, năm xưa. Ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- Hiểu từ: Tay bắt mặt mừng, gióng giả.
- Bài thơ cho thấy niềm vui sướng của học sinh trong ngày khai trường.
- Liên hệ giáo dục học sinh vui phấn khởi trong ngày khai trường..
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh đọc bài: Nhớ lại buổi đầu đi học và TLCH
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Bài mới
*Hướng dẫn luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ
- Giáo viên sửa phát âm cho học sinh.
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó. 
Hướng dẫn HS ngắt nghỉ:
Gặp bạn,/ cười hớn hở/
Đứa/ tay bắt mặt mừng/
Đứa/ ôm vai bá cổ/
Cặp sách đùa trên lưng//
- Đọc từng khổ theo nhóm.
- Đọc đồng thanh.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Gọi học sinh đọc bài
- Ngày khai trường có gì vui?
-Tìm câu thơ diễn tả rõ nhất niềm vui?
- Đọc lại bài và cho biết ngày khai trường có gì mới lạ?
-Tiếng trống khai trường muốn nói điều gì với em?
* Luyện đọc thuộc lòng
3. Củng cố. 
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- Học sinh theo dõi đọc thầm
- Nối tiếp mỗi em đọc 1 dòng thơ
- Học sinh luyện đọc từ khó
- Đọc nối tiếp từng khổ và giải nghĩa từ 
Học sinh đọc nhóm đôi
- Cả lớp thực hiện
1 em đọc
Ngày khai trường HS được mặc quần áo mới, được gặp bạn bè,....
Vui như là đi hội
Trong ngày khai trường các thầy các cô như trẻ lại, bạn nào cũng lớn hơn...
- Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ: Tiếng trống nói với em rằng năm học mới đến rồi, bạn học sinh hãy vào lớp và học thật tốt nhé.
- Học sinh đọc nhiều lần
Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Học sinh trình bày
- Học sinh lĩnh hội
 __________________________________________
Tiết 2 toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu: HS
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng vào để giải các bài toán có lời văn.
- Nắm chắc và thành thạo về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con, phấn màu, bảng phụ Bài tập 4.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số?
- Gọi 4 em lên làm lại bài 1.
2.Thực hành.
 Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên ghi lên bảng- yêu cầu làm bảng con.
- Gọi 6 em lên làm.
- Nêu cách tìm?
- Hãy so sánh kết quả 1/2của từng số ở phần a.
- Hãy so sánh các kết quả 1/6 của từng số ở phần b.
 Bài 2: Gọi học sinh nêu.
- Bài tập cho biết gì ? hỏi gì? 
- Gọi 1 em lên làm.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào?
Bài 3: Giáo viên đọc đề.
- Bài tập cho biết gì? hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở 1 em lên bảng.
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Muốn tìm số học sinh đang bơi của lớp 3A ta làm như thế nào?
Bài 4: Giáo viên treo bảng phụ.
- Đã tô màu vào 1/5 số ô vuông của hình nào? Vì sao em biết?
- 2 hình còn lại thì tô màu vào 1 phần mấy số ô vuông?
- 1 em lên làm, lớp theo dõi.
- Làm bảng con.
- Theo dõi.
- Giá trị 1/2 của mỗi số khác nhau. 
- Giá trị 1/6 của mỗi số khác nhau.
- 1 em nêu.
- Lớp giải vào vở.
Lấy 30 : 6 = 5 ( bông hoa)
- 1 em đọc lại.
- Tự giải vào vở.
 Lấy 28 : 4 = 7( bạn)
- Học sinh quan sát.
- Hình 2, Hình 4.
-HS học tốt giải thích.
-H1 đã tô 1/10 số ô vuông.
- H3 đã tô 1/2 số ô vuông.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách cách đặt tính và thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số?
HS nêu.
__________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2016
Sáng
chiều tiết 1 tập đọc
 Nhớ lại buổi đầu đi học ( Trang 51)
I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc đúng các từ ngữ : nhớ lại, hằng năm, nao nức, tựu trường, nảy nở, nắm tayBiết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc bài văn giọng hồi tưởng, nhẹ nhàng, tình cảm. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. HS học tốt thuộc một đoạn văn em thích.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu các từ: náo nức, mơn man, quãng đãng. 
Hiểu nội dung bài: Những hồi tưởng đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên tới trường.
- Biết yêu quý ngôi trường của mình.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 
Đọc bài Bài tập làm văn, trả lời câu hỏi SGK.
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài:
 Cho HS quan sát tranh (sgk) - giới thiệu
2. Luyện đọc: 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Hướng dẫn luyện đọc. 
+ Luyện đọc câu. GV chú ý phát âm các từ khó, dễ lẫn: nhớ lại, hàng năm,náo nức, tựu trường, nảy nở,gió lạnh, nắm tay, bỡ ngỡ....
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- Luyện đọc câu dài: Hằng năm,/  ...  Phép chia cho 6 có số dư lớn nhất là 5.
+ Phép chia cho 4 có số dư lớn nhất là 3.
- HS thử lại. 
- HS nêu yêu cầu.
- Thử lại.
- HS làm bài và giải thích tại sao.
Đáp án:
 32 4 30 6
 32 8 Đ 24 4 S
 0 6
 48 6 20 3
 48 8 Đ 15 5 S
 0 5
- HS quan sát hình vẽ SGK. Trả lời CH:
+ Hình a có 8 ô tô.
+ Đã khoanh vào 4 ô tô.
+ Hình b có 9 ô tô. 
+ Đã khoanh vào 4 ô tô.
+Vậy đã khoanh vào 1/2 số ô tô trong hình a.
+ Phép chia hết và phép chia có dư.
+ Số dư bao giờ cũng bé hơn số chia.
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2016
Sáng
 tiết 1 tập làm văn
 Kể lại buổi đầu em đi học
I. Mục tiêu:
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học. Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu)
- HS kể tự nhiên, lưu loát. Viết đầy đủ nội dung một buổi đầu đi học của mình.
- Nói, viết thành câu liên kết câu thành đoạn văn tốt.
+ HS: Viết được câu văn có hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra :
- Hãy kể về gia đình em.
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Kể lại buổi đầu em đi học.
Bài 1:
* Yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp (vì có em, vì lí do nào đó không có mặt trong ngày tựu trường hoặc trong buổi khai giảng).
*Gợi ý: Cần nói rõ 
+ Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều?
 + Thời tiết thế nào? 
+ Ai dẫn em đến trường? 
+ Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao? 
+ Buổi học đã kết thúc thế nào? 
+ Cảm xúc của em về buổi học đó.
*Chốt: Kể : + Thời gian.
 + Cảnh vật
 + Cảm xúc của em.
2. Hoạt động 2: Viết lại buổi đầu em đi học.
- GV nêu yêu cầu, treo bảng phụ viết gợi ý.
- Một HS kể mẫu. Cả lớp và GV nhận xét.
*HĐ nhóm đôi : HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
- Ba hoặc bốn HS thi kể trước lớp.
Bài 2: Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
*GV nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Các em có thể viết từ 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn 7 câu nhưng GV tuyệt đối không yêu cầu các em viết những bài văn có bố cục đầy đủ, hoàn chỉnh như đối với lớp 4, lớp 5. HS lớp 3 chỉ cần viết những đoạn văn ngắn, chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu.
- Một HS đọc yêu cầu.
* HĐ cá nhân viết bài
- HS viết xong, GV mời 5 đến 7 em đọc bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất.
 C. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học.
 ______________________________________________
 Tiết 2	 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Thực hành thành thạo các phép chia hết, chia có dư. Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
- HS tính toán nhanh nhẹn, chính xác.
+ HS: Ngoài các yêu cầu trên, hoàn thành thêm cột 3 của bài 2 và khi giải toán biết ghi được cách trả lời khác.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra:- 2 HS lên bảng. Cả lớp làm nháp.
39 : 3
48 : 2
64 : 3
96 : 4
B. Bài mới:
1.HĐ1:HD HS thực hiện chia.
Bài 1: Tính
17 2	35 4 42 5 58 6
* Củng cố về phép chia hết và phép chia có dư.
+ HĐ cá nhân làm bảng con.
- 2 HS lên bảng.
Chữa bài
Bài 2 ( cột 1; 2; 4) 
24 : 6	30 : 5	15 : 3 20 : 4
32 : 5	34 : 6	20 : 3 27 : 4
- Lớp làm bảng con- 3 em chữa bài.
* Củng cố về phép chia hết và phép chia có dư.
Nêu cách đặt tính và cách tính?
2.HĐ2: Giải toán
Bài 3: 
Củng cố về tìm một phần mấy của một số.
- Yêu cầu học sinh phân tích đề toán, tóm tắt và giải vào vở.
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào?
+ HS làm bảng con.
 4 HS lên bảng làm
Chữa bài
+ HĐ cá nhân phân tích đề toán, tóm tắt và giải vào vở.
- Lấy số đó chia cho số phần.
- HS : GV lưu ý HS cách tóm tắt.
- HS : Nêu được cách trả lời khác.
- GV nhận xét 1 số vở.
Bài 4: 
+ Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất chỉ có thể bằng bao nhiêu? 
- GV treo bảng phụ.
- Số lớn nhất có thể bé hơn số chia 1 đơn vị.
+ HĐ cả lớp.(Khoanh vào B)
"Chốt:Trong các phép chia có dư số dư lớn nhất có thể bé hơn số chia 1 đơn vị.
- HS : Lấy VD về 1 phép chia có dư với số dư là số dư lớn nhất.
C.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
	______________________________________________
chiều tiết 1 tiếng việt( TT)
Luyện tập: Từ ngữ về trường học. dấu phẩy
I. Mục tiêu: HS
- Củng cố, mở rộng vốn từ về trường học .
- Ôn tập về cách dùng dấu phẩy. Rèn cho học sinh nói và viết thành câu, có nghĩa.
- Giáo dục học sinh yêu quí tiếng việt
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài 1.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
*Bài 1: Viết vào ô trống từ ngữ có nghĩa tương ứng ở cột bên trái cùng dòng:
Giáo viên treo bảng phụ
Gợi ý cho học sinh điền mẫu
STT
Nghĩa từ ngữ
Từ ngữ
1
Ngày mở đầu năm học
2
Nơi diễn ra hoạt động thể dục vui chơi
3
Nơi để sách báo trong trường
4
Vật dùng để báo hiệu giờ học bắt đầu hay kết thúc.
Yêu cầu học sinh đọc từ hàng dọc
*Bài 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho các câu sau:
a, Chiếc áo xanh mơ màng của chị cỏ như tươi hon đẹp hơn khi có giọt sương mai đính lên.
b, Tôi cùng bạn Dung bạn Cúc và bạn Hạnh làm một lọ hoa giấy để tham dự Hội thi khéo tay.
c, Cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải chăm học chăm làm và giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
Yêu cầu học sinh tự làm bài, chữa bài
Giáo viên chốt lại bài
Bài 3: Đặt 1 câu có dấu phẩy ngăn cách giữa bộ phận TLCH Ai ( cái gì, con gì)?
- Đặt 1 câu có dấu phẩy ngăn cách giữa bộ phận TLCH Là gì ?
3. Củng cố.
Dấu phẩy dùng để làm gì?
 - Nhận xét tiết học.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nối tiếp điền vào ô trống các từ theo gợi ý
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài, đọc chữa bài, đọc cả dấu phẩy
HS làm bài vào vở
HS lên bảng làm
- HS trả lời
 ___________________________________________
tiết 2 toán( tt)
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số chia hết ở các lượt chia. Củng cố về tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Rèn kĩ thực hiện đúng các phép chia. 
- Giáo dục HS tích cực học tập.
II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Tự nêu 1 phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số và thực hiện.
2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
 b/ Bài giảng:
c. Luyện tập.
 Bài tập 1: Đặt tính rồi tính.
24: 4 39 : 5 46 : 6 
38 : 6 28 : 5 19 : 2
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tính ra bảng con.
Bài tập 2: Cần bao nhiêu chiếc thuyền để chở 34 người qua sông cùng một lúc, biết rằng mỗi thuyền chỉ chở được 6 người kể cả người lái thuyền.
- Hướng dẫn:Nếu không tính người lái thuyền thì mỗi thuyền chở được mấy người?
- Số người còn dư giải quyết bằng cách nào?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở, chữa bài.
Bài tập3: Một phép chia có số chia bằng 9, thương là 7 và số dư là số dư lớn nhất có thể có. Hỏi số bị chia là bao nhiêu?
Yêu cầu làm vào vở. Gọi 1 em chữa bài.
 GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 4: Hoà có 24 cái nhãn vở, Hoà cho Bình 1/3 số nhãn vở đó. Hỏi Hoà còn lại bao nhiêu nhãn vở?
- Đọc và nêu đề bài. Hỏi HS:
+ Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết xem Hoà còn lại bao nhiêu nhãn vở, ta làm như thế nào ?
- HS giải vào vở. GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ?
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS làm bảng con. Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 3 em làm bảng lớp, chữa bài.
- HS đọc đề bài
- 5 người.
- HS làm bài vào vở luyện tập:
Bài giải
Không tính người lái thuyền, mỗi thuyền chở được số người:
6 - 1 = 5( người)
34 : 5 = 6 (thuyền) (dư 4 người)
- cần thêm 1 thuyền nữa.
Số thuyền cần để đưa 34 người là:
 6 + 1 = 7 (thuyền
- HS nêu yêu cầu của bài.
-HS làm vào vở, 1em chữa bài trên bảng.
Bài giải
Phép chia cho 9 có số dư là số dư lớn nhất có thể có, vậy số dư chỉ có thể là 8.
Vậy số bị chia là: 7 x 9 + 8 = 71
 Đáp số: 71 
- HS tự nêu đề bài.
+ Muốn biết Hoà còn lại bao nhiêu nhãn vở, ta tìm xem Hoà cho Bình bao nhiêu nhãn vở sau đó tìm xem Hoà còn bao nhiêu nhãn vở?
- HS nêu.
 ______________________________________________
tiết 3 hoạt động tập thể
 Sinh hoạt Sao 
I. Mục tiêu
- Hs thấy được các ưu, khuyết điểm trong tuần 6
- Giúp Hs nắm được phương hướng tuần 7
- Giáo dục học sinh ý thức tự quản tốt, biết giúp đỡ nhau trong học tập.
II. Nội dung
1. Nhận xét đánh giá
- Sao trưởng nhận xét những ưu, nhược điểm của tổ mình trong tuần:
- ý kiến các thành viên:
- Phụ trách sao nhận xét chung.
 - GV tổng kết đánh giá:
 a, Học tập:
b, Các hoạt động tập thể:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Phương hướng tuần tới
- Khắc phục những tồn tại tuần qua.
- Cần tích cực học tập, chăm chú nghe giảng, giữ trật tự trong giờ học.
- Thi đua "Học tốt" dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục 15/10 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
- Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.
- Xếp hàng ra vào lớp tốt, thực hiện nội quy của trường, lớp.
___________________________________________________________________ 
	Kí duyệt ngày ... tháng 9 năm 2016
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2016_2017.doc