Giáo án Tuần 21 - Lớp 3 Học kì II

Giáo án Tuần 21 - Lớp 3 Học kì II

Tiết 1+2 Môn : Tập đọc- Kể chuyện:

Tct 41-21 : ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

 I.Mục tiêu:

 A.Tập đọc:

 a) kiến thức : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .

 b) Kỹ năng : - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

 c) Thái độ : Yêu quý truyền thống văn hóa Việt Nam .

 d) TCTV : Giải nghĩa từ ông tổ ; nghề , thêu .

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 21 - Lớp 3 Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 6 tháng 02 năm 2012
Tiết 1+2 Mơn : Tập đọc- Kể chuyện:
Tct 41-21 : ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
 I.Mục tiêu:
 A.Tập đọc:
 a) kiến thức : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .
 b) Kỹ năng : - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 
 c) Thái độ : Yêu quý truyền thống văn hĩa Việt Nam . 
 d) TCTV : Giải nghĩa từ ơng tổ ; nghề , thêu .
 B.Kể chuyện:
 * Rèn kĩ năng nói: Kể lại được một đoạn của câu chuyện. 
 * Rèn kĩ năng nghe : Biết nghe và nhận xét lời của bạn 
II.Đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh họa bài tập đọc . Một sản phẩm thêu đẹp, một bức ảnh chụp cái lọng.
III.KTBC: (3p)
 - GV kiểm tra lại nội dung bài trước. 
 - Nhận xét phần bài cũ.
 IV .Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
24p
10p
12p
4p
10p
8p
Hoạt động1:Giới thiệu bài
 * Tập Đọc
Hoạt động2:Luyện đọc 
 - Gv đọc toàn bài.
 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Gv sửa lỗi phát âm cho học sinh.
 + Nhắc học sinh cách ngắt nghỉ hơi và giải nghĩa một số từ.
 + Chia lớp thành các nhóm và đọc theo nhóm.
 + Cho cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động3:Tìm hiểu bài
 -Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
 * Trần Quốc Khái thông minh, tài trí, có học vấn, được triều đình cử đi sứ Trung Quốc, cũng chính trong lần đi sứ này, mà sự thông minh, tài trí của ông được thể hiện rõ và được mọi người kính phục, chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 2,3,4 để biết được điều này.
 ? Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử sứ thần Việt Nam?
 + Trên lầu để thử tài sứ thần, vua Trung Quốc đã để những thứ gì?
 + Khi ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
 + Ông đã làm gì để không phí thời gian.
 + Ông đã làm gì để xuống đất an toàn?
 - Hãy đọc đoạn 5 và cho biết :Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
Hoạt động4:Luyện đọc lại
 - GV chọn đọc lại một đoạn .
 - Cho học sinh luyện đọc cá nhân và thi đọc.
 - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh đọc tốt.
 * Kể Chuyện
Hoạt động1:GV nêu nội dung, yêu cầu của tiết kể chuyện.
Hoạt động2:Đặt tên cho các đoạn truyện.
 - GV hỏi:Tên của mỗi đoạn truyện cần chú ý đến điều gì?
 - Vậy muốn đặt tên đúng và hay, các em phải dựa vào nội dung của đoạn truyện.
 - Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh thảo luận.
 * Đoạn 1:Cậu bé chăm học, cậu bé ham học...
 * Đoạn 2:Thử tài, vua Trung Quốc thử tài Trần Quốc Khái...
 * Đoạn 3:Không bỏ phí thời gian...
 * Đoạn 4:Oâm lọng nhảy lầu
 * Đoạn 5:Truyền nghề cho dân.
Hoạt động 3:Kể lại một đoạn của câu chuyện.
 - Gv cho học sinh tự thành lập nhóm và tập kể.
 - Nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
 - Học sinh lắng nghe.
 - Học sinh đọc nối tiếp câu.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Cả lớp đọc đồng thanh.
 - Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 -1Học sinh đọc đoạn 2,3 ,4 và trả lời câu hỏi.
 - Học sinh lắng nghe.
 - Học sinh luyện đọc và thi đọc.
 - Học sinh lắng nghe.
 - Học sinh trả lời câu hỏi.
 - Thảo luận nhóm.
- Học sinh kể chuyện theo nhóm và thi kể trước lớp.
Sửa lỗi phát âm.
Một số HS
đọc thi đoạn 2.
V.Hoạt động nối tiếp: (3p)
 - Gọi học sinh nhắc lại nội dung câu chuyện vừa học.
 - Nhận xét tiết học .
Tiết 3 Mơn :Toán: Tct 101 .Luyện Tập
 I.Mục tiêu:
 a) Kiến thức - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm ,trịn nghìn cĩ đến bốn chữ số và giải bài tốn bằng hai phép tính. .
 b) Kỹ năng : - Biết cộng các số cĩ 4 chữ số .
 c) Thái độ : - Thái độ thích thú học môn toán .
 d) TCTV : Giúp học sinh giải bài tốn cĩ lời văn .
II.Đồ dùng dạy học :
 - GV: SGK , bảng phụ 
 - HS: SGK , VBT , bảng con . 
III. KTBC:(3p)
 - Gv kiểm tra vở bài tập của học sinh.
 IV .Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
30p
Hoạt động1:Giới thiệu bài
Hoạt Động 2:Thực hành
* Bài1/103:Gv viết lên bảng phép tính:
4000+ 3000 =? và yêu cầu HS phải tính nhẩm.Cho HS tự nêu cách cộng nhẩm, rồi GV giới thiệu cách cộng nhẩm như SGK(4 nghìn +3 nghìn=7 nghìn, vậy: 4000+3000=7000). Cho HS nêu lại cách cộng nhẩm.
- Cho HS tự làm bài tiếp rồi chữa bài.
* Bài2/103: GV viết lên bảng phép cộng 6000+500 và yêu cầu HS phải tính nhẩm. Cho HS nêu cách cộng nhẩm.như: có thể coi 6000 +500 là sự phân tích của số gồm 6000 và 500, vậy số đó là 6500.
-Học sinh tự làm các bài còn lại.
* Bài3/103:Yêu cầu HS tự làm vào vở.
* Bài4/103:Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải.
- Học sinh lắng nghe.
- HS tính nhẩm.
- HS nêu lại cách cộng nhẩm.
- HS làm bài a vào vở và sửa bài
- HS tính nhẩm và tự chọn cách thích hợp.
- HS làm bài vào vở và sửa bài
-1HS làm bài bảng, HS khác làm vào vở và sửa bài
-1HS lên bảng tóm tắt và giải 
- Cả lớp làm vào vở
 Bài giải
Số lít dầu cửa hàng bán được trong huổi chiều là: 432 x 2 = 864(l)
Số lít dầu cả hai buổi bán được là:
 432 + 864 = 1296( l)
 ĐS: 1296 lít da
Nhắc nhở thêm.
.
Giúp đỡ HS yếu.
V.Hoạt động nối tiếp:(3p) - Học sinh nêu cách tính nhẩm 
 - Nhận xét tiết học .
Tiết 4 Mơn :Mĩ thuật : 
Tct 21: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I.Mục tiêu:
 a) kiến thức : HS bước đầu tiếp xúc làm quen với nghệ thuật điêu khắc .
 b) Kỹ năng : Biết cách quan sát , nhận xét hình khối, đặc điểm của các pho tượng .
 c) Thái độ : HS yêu thích giờ tập nặn .
 d) TCTV : Hiểu được cảnh đẹp của bức tranh .
 II.Đồ dùng dạy học :
 - GV: Chuẩn bị một vài pho tượng thạch cao loại nho.û 
 Aûnh của các tác phẩm điêu khắc. 
 - HS: Vở tập vẽ 
III. KTBC:(3p)
 - Gv kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
IV .Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
14p
15p
Hoạt động1:Giới thiệu bài
Hoạt động2:HD quan sát và nhận xét
 - Các em thường thấy các bức tượng ở đâu? 
 + Tượng làm đẹp thêm cuộc sống 
- Tượng và tranh có gì khác nhau ? 
 - Yêu cầu HS kể một vài pho tượng quen thuộc .
- Em có nhận xét gì về các bức tượng đó 
Hoạt động 3:Tìm hiểu về tượng .
- GV hướng dẫn các em quan sát ảnh hoặc các pho tượng phật và tóm tắt.
 + Hãy kể tên các pho tượng 
 + Pho tượng nào là tượng Bác Hồ , tượng anh hùng liệt sĩ ?
 + Hãy kể tên chất liệu của một pho tượng 
- GV bổ sung ý kiến trả lời của HS và nhấn mạnh 1 số pho tượng.
- Học sinh lắng nghe.
 + Tượng có nhiều trong đời sống xã hội ( ở chùa , ở các công trình kiến trúc , công viên , bào tàng và các gia đình . 
 + Tranh vẽ trên giấy , trên vải , trên tường bằng bút lông , bút chì , phấn màu  Tượng được tạc , đắp , đúc ,. Bằng đất đá , thạch cao , xi măng .
- Tượng Bác Hồ , tượng các danh nhân ở địa phương .
 - HS nhận xét .
- HS quan sát .
-HS quan sát hình vở vẽ. 
 _HS nêu tên các pho tượng trong vở vẽ .
 _Đá , gỗ , thạch cao , gốm
-Học sinh trả lời. 
Vật thật.
HS
 nêu 
V.Hoạt động nối tiếp: (3p)
 - Em có nhận xét gì về các bức tượng đó ?Quan sát các pho tượng thường gặp .
 - Quan sát cách dùng màu ở các chữ in hoa trong báo , tạp chí .
 - Chuẩn bị: Vẽ trang trí
 - Nhận xét tiết học .
Thứ ba ngày 7 tháng 02 năm 2012
Tiết 1 Mơn :Thể dục: Tct 41.NHẢY DÂY
I.Mục tiêu:
 - Bước đầu biết thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây, chao dây, quay dây.
 - GD tính kỉ luật cho học sinh.
II.Địa điểm, phương tiện :
 - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ.
 - Phương tiện:Gv chuẩn bị còi
 - Hs chuẩn bị dây nhảy.
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
25p
6p
Hoạt động1:Gv phổ biến nội dung , yêu cầu giờhọc.
 - Khởi động:Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay và gối, hông.
Hoạt động 2:Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
 - Gv nêu tên và làm mẫu động tác, kết hợp giải thích từng cử động một để học sinh nắm được.
 - Tại chỗ tập so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây và cho học sinh tập chụm hai chân bật nhảy không có dây, rồi mới có dây.
 - Tổ chức cho học sinh tập luyện theo nhóm, Gv quan sát và sửa sai.
 Hoạt động 3: Chơi trò chơi:”Lò cò tiếp sức”.
 - Cho từng tổ nhảy lò cò về phía trước 3-5m một lần, sau đó Gv nhận xét và uốn nắn những em làm chưa đúng. Gv phổ biến quy tắc chơi và cho lớp chơi thử 1 lần, Gv nhận xét để học sinh nắm vững luật chơi.
- Cán sự tập hợp lớp và báo cáo.
 - Cán sự điều khiển các bạn khởi động.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh tập tại chỗ không có dây.
-Tập luyện theo nhóm.
-Học sinh bật nhảy và lắng nghe luật chơi.
Theo dõi nhắc nhở thêm.
IV.Hoạt động nối tiếp: (3p) 
 - Hồi tĩnh:Đi thường theo một vòng tròn, thả lỏng chân tay.
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài.
 - GV giao bài về nhà.
Tiết 2 Mơn :Toán: Tct: 102.Phép Trừ Các Số Trong Phạm Vi 10 000
 I.Mục tiêu:
 a) Kiến thức :Biết trừ các số trong phạm vi 10 000( bao gồm đặt tính rồi tính đúng). 
 b)Kĩ năng : Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
 c) Thái độ : Ham thích học môn toán .
 d) TCTV : Giúp học sinh giải bài tốn cĩ lời văn .
II.Đồ dùng dạy học :
 - GV: Sgk, bảng phụ.
 - HS: Sgk, vở, bảng con.
III. KTBC:(3p)
 - Gv kiểm tra vở bài tập của học sinh.
 - Gọi học sinh nêu lại cách tính nhẩm nhanh.
 - Nhận xét- ghi điểm.
 IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐ ... tiêu:
 - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối đúng.
 - Chơi trò chơi:”Lò cò tiếp sức”.Biết cách chơi va tham gia chơi được.
 - GD cho học sinh tính kỉ luật.
II.Địa điểm, phương tiện :
 - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ.
 - Phương tiện: Gv chuẩn bị còi, dụng cụ và kẻ sân cho trò chơi.
 - Hs chuẩn bị dây nhảy.
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
22p
10p
Hoạt động 1 :Gv phổ biến nội dung , yêu cầu giờhọc.
 - Khởi động:Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay và gối, hông.
 + Chạy chậm theo 1hàng dọc xung quanh sân tập.
Hoạt động 2 :Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân:
 + Cho học sinh tại chỗ mô phỏng và tập các động tác so, trao dây, quay dây, sau đó cho học sinh tập chụm hai chân bật nhảy không có dây, rồi có dây.
 + Chia tổ cho học sinh tập luyện.Gv theo dõi và sửa sai cho học sinh.
+Tổ chức cho học sinh thi đua nhau.
Hoạt động 3:Chơi trò chơi:”Lò cò tiếp sức”.
 - Gv chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau về giới tính.Gv nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi rồi cho học sinh chơi.Trong khi chơi có thua , có thắng để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào trò chơi.
- Cán sự tập hợp lớp và báo cáo.
- Cán sự điều khiển các bạn khởi động.
+Học sinh tại chỗ mô phỏng.
- Học sinh tập luyện theo tổ.
- Các tổ thi đua nhau.
- Học sinh tham gia trò chơi chủ động và tích cực.
Giám sát cuộc chơi và nhắc nhở.
IV.Hoạt động nối tiếp:(3p)
 - Gv cùng học sinh hệ thống lại bài.
 - Hồi tĩnh:Đi thường theo nhịp 
 - GV giao bài tập về nhà:Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 2 Mơn : Toán : 
Tct 105. Tháng - Năm
 I.Mục tiêu:
 a) Kiến thức :Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. 
 b) Kĩ nămg : Biết một năm có 12 tháng;biết tên gọi các tháng trong năm. Biết số ngày trong tháng;biết xem lịch.
 c) Thái độ : Biết quí trọng thời gian .
 d) TCTV : Giúp học sinh biết các tháng (âm lịch )	
II.Đồ dùng dạy học :
 - GV : SGK . Tờ lịch năm 2005 - HS: VBT , SGK 
III. KTBC:(3p)
 - Gv kiểm tra vở bài tập của học sinh. - GV nhận xét.
 2.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
18p
15p
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
 a/ Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
- GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách và hỏi:
 + Một năm có bao nhiêu tháng?
 b/ Giới thiệu số ngày trong từng tháng
 - GV hướng dẫn HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch năm 2005 và hỏi:
 + Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
 - GV nhắc lại và ghi lên bảng
 + Tương tự GV hỏi đến tháng 12
 + Riêng đối với tháng 2 GV lưu ý HS:
+GV cho HS nhắc lại số ngày trong từng tháng.
* Chú ý: Cho HS tính số này trong tháng bằng hai nắm tay .
Hoạt động 3 : Thực hành
 * Bài1/108:GV treo tờ lịch của năm hiện hành 
 - Yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi đáp các câu hỏi trong SGK 
 - GV nhận xét và sửa bài.	
 * Bà2/108: Cho HS quan sát tờ lịch tháng 7 năm 2005.
 - GV hướng dẫn HS làm chung 1 câu , như ngày 3 tháng 7 là thứ mấy?
 - Cho HS tự làm các bài còn lại và sửa.
- GV nhận xét
-HS nghe giới thiệu
- HS quan sát 
- ghi tên các tháng lên bảng.
- Có 12 tháng
- HS quan sát và kể tên các tháng trong năm -Vài HS nhắc lại
- HS quan sát. Có 31 ngày.
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại số ngày trong từng tháng .
- HS chú ý nghe.
- HS tự nêu câu hỏi- trả lời..
- HS quan sát lịch năm 2005
- HS tự làm vào vở và sửa bài.
Tờ lịch.
GV sử dụng tờ lịch cùng với năm học.
V.Hoạt động nối tiếp:(2p)
 - GV chỉ định vài em nhìn tờ lịch và trả lời câu hỏi.
 - Dặn học sinh về nhà làm bài tập.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 3 Mơn : Luyện từ và câu: 
Tct 21 : NHÂN HOÁ.ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ?
 I.Mục tiêu:
 a) Kiến thức : Nắm được ba cách nhân hóa( BT2 ).
 b) Kỹ năng : Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? ( BT3 ).Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học ( BT4a/b hoặc a/c).
 c) Thái độ : Học sinh yêu thích học môn tiếng việt.
 d) TCTV : Giúp học sinh đặt câu đầy đủ thành phần .
II.Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ viết sẵn bài thơ “Ông trời bật lửa”.
III. KTBC:(3p)
 - Gọi 2 học sinh làm lại bài tập 1,2 của tiết 20.
 - GV nhận xét.
 IV .Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
30p
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
Hoạt động 2:HD làm bài tập.
 + Bài tập1:GV đọc diễn cảm bài thơ “ Ông trời bật lửa”.
 - GV chốt lời giải đúng.
 + Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý (a,b,c)
 - Trong bài thơ, có 6 sự vật được nhân hóa là: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa,sấm.)
 - Các sự vật được nhân hóa bằng những cách nào?
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, bình chọn nhóm làm bài tốt nhất.
+ Bài tập 3:
 - GV mở bảng phụ (đã viết 3 câu văn ở BT3), nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. 
+ Bài tập 4 : GV chấm bài làm năm bảy em. Sau đó mời nhiều HS tiếp nối nhau trả lời lần lượt từng câu hỏi. 
 - GV chép nhanh lên bảng câu trả lời đúng.
- Học sinh nhắc đề.
- Hai, ba HS đọc lại. 
- Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ để tìm những sự vật được nhân hóa. 
 - HS đọc thầm lại gợi ý (a,b,c) trả lời ý 2 câu hỏi .
- HS trao đổi, làm bài tập theo cặp hoặc trả lời theo nhóm nhỏ. 
 - Cả lớp làm bài vào vở.
- Ba cách nhân hóa. 
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. 
 - HS làm bài cá nhân: 
 - 1 HS lên bảng chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng:
- Cả lớp làm bài vào vở .
Vài HS
đọc lại gợi ý.
Treo bảng phụ.
Giúp đỡ thêm.
V.Hoạt động nối tiếp: (3p)
 - Một, hai HS nhắc lại 3 cách nhân hóa.
 - Dặn học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 4 Mơn : Tập làm văn: 
Tct 21 :NÓI VỀ TRÍ THỨC. NGHE- KỂ:NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
 I.Mục tiêu:
 a) Kiến thức : Biết nĩi về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1). 
 b) Kỹ năng : Nghe - kể lại được câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” (BT2).
 c) Thái độ : Học sinh yêu thích học môn tập làm văn. 
 d) TCTV : Giúp học kể được từng đoạn .
II.Đồ dùng dạy học :
 - Tranh, ảnh minh họa trong SGK.
 - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý HS kể chuyện “Nâng niu từng hạt giống”.
III. KTBC:(4p)
 - GV gọi 2 học sinh đọc báo cáo của tổ trong tháng vừa qua.
 - Nhận xét- ghi điểm.
 IV . Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
30p
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2:HD làm bài tập
 + Bài tập 1: 
 - Một HS nêu yêu cầu của bài. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua theo các yêu cầu: nói đúng nghề của các trí thức trong tranh; nói chính xác họ đang làm gì; nói thành câu, khá tỉ mỉ bằng một vài câu.
 + Bài tập 2: 
 - GV kể chuyện.
 + Gọi HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. 
 - GV kể xong lần 1, hỏi HS:
Viện nghiên cứu nhận được quà gì? 
Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống? 
Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa? 
 - GV kể lần 2 .
 - Cuối cùng, GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của? 
 - Cả lớp và GV bình chọn những HS kể chuyện hay nhất.
 - Học sinh lắng nghe.
 - 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 1 HS làm mẫu ( nĩi nội dung từng tranh 1 )
 - HS quan sát 4 tranh, trao đổi ý kiến theo cặp.
 - Đại diện các bàn, nhóm thi trình bày
- HS lắng nghe.
+ Mười hạt giống quý.
+ Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
 + Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
 - Từng HS tập kể lại nội dung câu chuyện.
 + Lương Định Của rất say mê nghiện cứu khoa học,rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.)
Một số HS
đọc gợi ý.
Giúp đỡ thêm.
V.Hoạt động nối tiếp:(2p)
 -Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 –Sinh hoạt tập thể: ĐÁNH GIÁ TÌNH HỌC TẬP TUẦN 21 
 KẾ HOẠCH TUẦN 22
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết tổng kết tình hình học tập tuần 21.
- Nắm bắt được kế hoạch tuần 22.
- Gd cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
II.Đồ dùng:
 - GV chuẩn bị nội dung, kế hoạch tuần 22.
III.KTBC:3p
 - GV kiểm tra tinh thần chuẩn bị của các tổ trưởng.
 - GV nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
24p
Hoạt động1: GV thông qua nội dung.
Hoạt động 2: Tiến hành sinh hoạt.
-GV theo dõi và giải đáp thắc mắc của học sinh.
*Kế hoạch tuần 22:
-Tiếp tục học chương trình của học kỳ II.
-Nhắc nhở học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của học kỳ II.
-Tiếp tục ôn các bài hát múa của Đội.
-Sinh hoạt Sao.
Học sinh lắng nghe.
-Các tổ tiến hành họp và báo cáo.
-Lớp trưởng nhận xét.
-Học sinh nhận khuyết điểm và sửa chữa.
-Cả lớp tự đề ra hướng khắc phục cho thời gian đến.
-Học sinh lắng nghe kế hoạch tuần 22.
V.Hoạt động nối tiếp:7p
 - Gv tổ chức cho học sinh hát múa tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc